Vietnam Airlines có thể bị huỷ niêm yết

© Phan Thị Sáu - TTXVNMáy bay mang số hiệu VN 1551 chở theo 138 hành khách từ Hà Nội đến Khánh Hòa trong sáng Mùng 1 Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Máy bay mang số hiệu VN 1551 chở theo 138 hành khách từ Hà Nội đến Khánh Hòa trong sáng Mùng 1 Tết Nguyên đán Nhâm Dần. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Vietnam Airlines đối mặt với nguy cơ bị huỷ niêm yết do kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tiếp. Ý kiến cho rằng cần phải có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Ủy ban Chứng khoán đã bác đề nghị lùi thời điểm công bố báo cáo tài chính của Vietnam Airlines (VNA). Tuy nhiên, nếu báo cáo, VNA khó tránh được kết quả kinh doanh lỗ. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp bị hủy niêm yết khi kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ.
Trong báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ quý 4-2021 của VNA, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31-12-2021 là âm 21.978 tỉ đồng, gần bằng số vốn điều lệ 22.144 tỉ đồng. Nhưng nếu tính lũy kế cả năm 2020 thì khoản lỗ đã vượt vốn điều lệ (lợi nhuận sau thuế năm 2020 của VNA âm hơn 11.000 tỉ đồng).
Máy bay Vietnam Airlines.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2022
Đại dịch COVID-19
Vietnam Airlines vẫn lỗ nặng dù đã được Quốc hội giải cứu
Theo thông tư 96 của Bộ Tài chính, nếu tổ chức niêm yết cổ phiếu quy mô lớn là công ty mẹ của tổ chức khác như với trường hợp VNA thì phải công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý, tức là phải công bố báo cáo quý 1 chậm nhất vào ngày 30-4.
Ông Nguyễn Hữu Huân, trưởng bộ môn thị trường tài chính Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, trao đổi với báo Tuổi Trẻ, thực tế VNA đang trong tình trạng kinh doanh lỗ và có nguy cơ lỗ lũy kế âm vốn chủ sở hữu sau hai năm. Chính vì thế Việc xin gia hạn thời gian công bố kết quả kinh doanh quý dù vì lý do gì thì đó cũng là hành động trì hoãn mà các nhà đầu tư có thể đặt câu hỏi về mục đích.
Việc cổ phiếu VNA bị hủy niêm yết hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng cần phải đợi hết năm 2022. Tính lũy kế cả năm 2020 thì khoản lỗ đã vượt điều lệ nhưng theo quy định, số lỗ này phải được tính trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.
Năm ngoái, VNA đã có động thái phát hành thành công thêm gần 800 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, hoàn tất việc tăng vốn điều lệ với quy mô gần 8.000 tỉ đồng.
Nhà máy lọc dầu Moskva - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
PVN lý giải vì sao nhà máy lọc dầu Nghi Sơn thua lỗ
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Ủy ban Chứng khoán cho biết việc VNA chậm nộp báo cáo tài chính là chưa chấp hành đúng quy định thông tư 96 năm 2020 của Bộ Tài chính. VNA phải chấp hành nghiêm quy định này để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư..
Tuy nhiên, cúng có ý kiến cho rằng cần phải có những chính sách hỗ trợ về chứng khoán cho doanh nghiệp bị kiệt quệ do dịch COVID-19.
"Đơn cử doanh nghiệp bình thường nếu bị lỗ 3 năm, lỗ quá vốn chủ sở hữu thì có thể bị hủy niêm yết. Nhưng với những doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề do COVID-19 mà lỗ 3 năm mà đến nay đang hồi phục, tiềm năng rất tốt thì có thể không bị hủy niêm yết", luật sư Trương Thanh Đức, giám đốc Công ty luật ANVI, trao đổi với Tuổi Trẻ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала