https://kevesko.vn/20220517/trieu-tien-bung-dich-covid-19-co-dang-lo-cho-nguoi-viet-o-binh-nhuong-15229921.html
Triều Tiên bùng dịch Covid-19, có đáng lo cho người Việt ở Bình Nhưỡng?
Triều Tiên bùng dịch Covid-19, có đáng lo cho người Việt ở Bình Nhưỡng?
Sputnik Việt Nam
Trong bối cảnh Triều Tiên ghi nhận số ca mắc Covid-19 liên tục tăng lên những ngày qua, nhiều người bắt đầu lo lắng cho sức khỏe của các kiều bào Việt đang... 17.05.2022, Sputnik Việt Nam
2022-05-17T21:28+0700
2022-05-17T21:28+0700
2022-05-17T21:28+0700
đại dịch covid-19
bắc triều tiên
trung quốc
hàn quốc
việt nam
covid-19 tại việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/07/0e/10811422_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_30d4067fe71a0fe6710c572743b95f51.jpg.webp
Tuy nhiên, Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Lê Bá Vinh đã trấn an mọi người với thông tin, hiện không có người Việt Nam định cư tại Triều Tiên.“Không có người Việt định cư ở Triều Tiên”Ngày 17/5, Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Lê Bá Vinh đã thông tin về tình hình người Việt tại Triều Tiên trong đợt dịch Covid-19 đầu tiên.Đại sứ cho biết, toàn bộ nhân viên Đại sứ quán đã được xét nghiệm PCR và đều có kết quả âm tính. Trong thời gian phong tỏa, Triều Tiên luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ thực phẩm cho Đại sứ quán theo yêu cầu.Về tình hình người Việt tại Triều Tiên, Đại sứ Lê Bá Vinh cho biết, không có người Việt Nam định cư tại Triều Tiên.Ông khẳng định rất an tâm và tin tưởng khi thấy lực lượng quân y Triều Tiên được huy động hỗ trợ phòng dịch.Số ca nhiễm mới ở Triều Tiên không ngừng tăng lênHãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, tính đến 18 giờ ngày 16/5, Triều Tiên đã ghi nhận khoảng 1,48 triệu người có triệu chứng sốt, với 56 ca tử vong.Tuy nhiên, KCNA không nêu rõ cụ thể bao nhiêu trường hợp được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2.Hãng thông tấn này cũng cho biết, hiện "tất cả các tỉnh, thành phố và các quận trên toàn quốc đã bị phong tỏa hoàn toàn".Triều Tiên lần đầu công bố về biến thể Omicron được phát hiện ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 12/5. Bộ Chính trị Triều Tiên đã họp khẩn để thảo luận và đề ra các phương án ứng phó với dịch Covid-19.Chính quyền nước này đã huy động các lực lượng, bao gồm cả quân đội, tham gia vào phòng chống dịch.Theo hãng tin AFP, dịch Covid-19 bùng phát đã khiến Triều Tiên đối mặt với thách thức y tế lớn chưa từng có. AFP cho biết, Triều Tiên không có vaccine Covid-19, cũng không có thuốc điều trị virus hay khả năng thử nghiệm quy mô lớn.Dù nước này đã kích hoạt "hệ thống cách ly khẩn cấp tối đa" để làm chậm sự lây nhiễm, Bình Nhưỡng vẫn ghi nhận các ca nhiễm đang tăng lên từng ngày.Mỹ, Hàn Quốc đề nghị giúp Triều Tiên chống dịch Covid-19Ngày 16/5, bà Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, do Triều Tiên vẫn chưa triển khai tiêm vaccine Covid-19, dịch bệnh có nguy cơ lây lan nhanh trong cộng đồng.Bà Poonam Khetrapal Singh cũng nêu rõ, hiện WHO vẫn chưa nhận được báo cáo về đợt bùng phát Covid-19.Theo quy định, tất cả 194 thành viên của WHO, trong đó có Triều Tiên, phải báo cáo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trong vòng 24 giờ sau khi Covid-19 bùng phát.Hiện nước này đã huy động quân đội phân phát thuốc và triển khai hơn 10.000 nhân viên y tế tiến hành truy vết các trường hợp lây nhiễm.KCNA cho hay, hiện chính quyền đang tập trung cung cấp thông tin cho người dân về biến thể Omicron, giúp họ hiểu rõ hơn các biện pháp điều trị khoa học và những quy tắc phòng dịch.Đến nay, đã có nhiều cửa hàng thuốc ở Triều Tiên mở cửa 24/24 để người dân có thể dễ dàng mua thuốc bất kỳ lúc nào.Trước đó, truyền thông Triều Tiên đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã khiển trách các quan chức về việc chậm trễ phân phối thuốc men đến người dân khi dịch bệnh bùng phát.Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng không hài lòng với việc các nhà thuốc lâm vào tình trạng thiếu nguồn cung, đồng thời chỉ đạo quân đội tham gia ổn định nguồn cung dược phẩm.Ngày 16/5, một số quan chức cấp cao của đảng Lao động Triều Tiên đã đi thị sát các cửa hàng dược phẩm và đơn vị quản lý dược nhằm kiểm tra nguồn cung thuốc men.Hiện cả Mỹ và Hàn Quốc đều đã đề nghị hỗ trợ Triều Tiên. Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại về mức độ lây lan dịch bệnh tại Triều Tiên, đồng thời tuyên bố sẽ ủng hộ viện trợ vaccine cho quốc gia này.Trong khi đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cùng ngày cho biết, đã đề xuất tổ chức đàm phán về việc hỗ trợ nguồn cung y tế, bao gồm vaccine, khẩu trang và bộ xét nghiệm, cũng như hợp tác kỹ thuật với Triều Tiên.Đã có 3 máy bay Triều Tiên đến Trung Quốc?Ngày 17/5, Yonhap dẫn một nguồn tin ẩn danh cho biết, 3 chiếc máy bay của hãng hàng không Air Koryo đã bay từ Triều Tiên đến thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc vào hôm 16/5.Theo Reuters, đây là những chuyến bay quốc tế đầu tiên mà Triều Tiên thực hiện, kể từ khi đại dịch bùng phát trên toàn cầu hơn 2 năm về trước.Liên quan vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói không biết về thông tin của Yonhap. Trung Quốc cũng không tiết lộ thêm về các khoản viện trợ nước này dành cho Triều Tiên.Trước đó, Bắc Kinh từng cam kết giúp đỡ Triều Tiên ứng phó với dịch Covid-19 nếu Bình Nhưỡng đề nghị.NK News, chuyên trang về Triều Tiên có trụ sở tại Hàn Quốc, cho biết ảnh vệ tinh thể hiện có hoạt động khác thường xung quanh một sân bay quốc tế tại thủ đô Bình Nhưỡng hôm 15/5. Theo trang này, đó có thể là hoạt động chuẩn bị cho các chuyến bay ngày hôm sau.
https://kevesko.vn/20220516/who-san-sang-giup-bac-trieu-tien-chong-coronavirus-bung-phat-15216975.html
https://kevesko.vn/20220514/chuyen-gia-benh-truyen-nhiem-dieu-gi-co-the-la-con-sot-bi-an-o-chdcnd-trieu-tien-15181989.html
bắc triều tiên
trung quốc
hàn quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/07/0e/10811422_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_a63d70b412dfe221196933f06ce1fe53.jpg.webpSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
bắc triều tiên, trung quốc, hàn quốc, việt nam, covid-19 tại việt nam
bắc triều tiên, trung quốc, hàn quốc, việt nam, covid-19 tại việt nam
Triều Tiên bùng dịch Covid-19, có đáng lo cho người Việt ở Bình Nhưỡng?
Trong bối cảnh Triều Tiên ghi nhận số ca mắc Covid-19 liên tục tăng lên những ngày qua, nhiều người bắt đầu lo lắng cho sức khỏe của các kiều bào Việt đang sinh sống tại nước này.
Tuy nhiên, Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Lê Bá Vinh đã trấn an mọi người với thông tin, hiện không có người Việt Nam định cư tại Triều Tiên.
“Không có người Việt định cư ở Triều Tiên”
Ngày 17/5, Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Lê Bá Vinh đã thông tin về tình hình người Việt tại Triều Tiên trong đợt dịch Covid-19 đầu tiên.
"Từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Triều Tiên, Đại sứ quán luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Ngoại giao và các cơ quan trong nước", - ông Vinh nêu rõ.
Đại sứ cho biết, toàn bộ nhân viên Đại sứ quán đã được xét nghiệm PCR và đều có kết quả âm tính. Trong thời gian phong tỏa, Triều Tiên luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ thực phẩm cho Đại sứ quán theo yêu cầu.
Về tình hình người Việt tại Triều Tiên, Đại sứ Lê Bá Vinh cho biết, không có người Việt Nam định cư tại Triều Tiên.
"Tại Triều Tiên không có cộng đồng người Việt định cư. Người Việt tại Triều Tiên là các cán bộ, nhân viên và gia đình trong Đại sứ quán. Ngày 14/5, toàn bộ thành viên Đại sứ quán đã xét nghiệm PCR và đều có kết quả âm tính", - Đại sứ Lê Bá Vinh nêu rõ.
Ông khẳng định rất an tâm và tin tưởng khi thấy lực lượng quân y Triều Tiên được huy động hỗ trợ phòng dịch.
Số ca nhiễm mới ở Triều Tiên không ngừng tăng lên
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, tính đến 18 giờ ngày 16/5, Triều Tiên đã ghi nhận khoảng 1,48 triệu người có triệu chứng sốt, với 56 ca tử vong.
Tuy nhiên, KCNA không nêu rõ cụ thể bao nhiêu trường hợp được xác định dương tính
với virus SARS-CoV-2.Hãng thông tấn này cũng cho biết, hiện "tất cả các tỉnh, thành phố và các quận trên toàn quốc đã bị phong tỏa hoàn toàn".
Triều Tiên lần đầu công bố về
biến thể Omicron được phát hiện ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 12/5. Bộ Chính trị Triều Tiên đã họp khẩn để thảo luận và đề ra các phương án ứng phó với dịch Covid-19.
Chính quyền nước này đã huy động các lực lượng, bao gồm cả quân đội, tham gia vào phòng chống dịch.
Theo hãng tin AFP, dịch Covid-19 bùng phát đã khiến Triều Tiên đối mặt với thách thức y tế lớn chưa từng có. AFP cho biết, Triều Tiên không có vaccine Covid-19, cũng không có thuốc điều trị virus hay khả năng thử nghiệm quy mô lớn.
Dù nước này đã kích hoạt "hệ thống cách ly khẩn cấp tối đa" để làm chậm sự lây nhiễm, Bình Nhưỡng vẫn ghi nhận các ca nhiễm đang tăng lên từng ngày.
Mỹ, Hàn Quốc đề nghị giúp Triều Tiên chống dịch Covid-19
Ngày 16/5, bà Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, do Triều Tiên vẫn chưa triển khai tiêm vaccine Covid-19, dịch bệnh có nguy cơ lây lan nhanh trong cộng đồng.
Bà Poonam Khetrapal Singh cũng nêu rõ, hiện
WHO vẫn chưa nhận được báo cáo về đợt bùng phát Covid-19.
Theo quy định, tất cả 194 thành viên của WHO, trong đó có Triều Tiên, phải báo cáo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trong vòng 24 giờ sau khi Covid-19 bùng phát.
Hiện nước này đã huy động quân đội phân phát thuốc và triển khai hơn 10.000 nhân viên y tế tiến hành truy vết các trường hợp lây nhiễm.
KCNA cho hay, hiện chính quyền đang tập trung cung cấp thông tin cho người dân về biến thể Omicron, giúp họ hiểu rõ hơn các biện pháp điều trị khoa học và những quy tắc phòng dịch.
“Chúng tôi đã chuyển từ hệ thống định hướng kiểm dịch trước đây sang hệ thống định hướng xử lý. Điều quan trọng nhất lúc này là kiểm soát triệt để tình hình dịch bệnh. Đối với vấn đề này, các tổ chức chuyên sâu về y tế và dịch bệnh trên cả nước đang tiến hành dự án truy vết những người bị sốt, cách ly và điều trị cho họ”, - ông Kim Hyung Hoon, Thứ trưởng Bộ Y tế Triều Tiên chia sẻ.
Đến nay, đã có nhiều cửa hàng thuốc ở Triều Tiên mở cửa 24/24 để người dân có thể dễ dàng mua thuốc bất kỳ lúc nào.
Trước đó,
truyền thông Triều Tiên đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã khiển trách các quan chức về việc chậm trễ phân phối thuốc men đến người dân khi dịch bệnh bùng phát.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng không hài lòng với việc các nhà thuốc lâm vào tình trạng thiếu nguồn cung, đồng thời chỉ đạo quân đội tham gia ổn định nguồn cung dược phẩm.
Ngày 16/5, một số quan chức cấp cao của đảng Lao động Triều Tiên đã đi thị sát các cửa hàng dược phẩm và đơn vị quản lý dược nhằm kiểm tra nguồn cung thuốc men.
Hiện cả Mỹ và Hàn Quốc đều đã đề nghị hỗ trợ Triều Tiên. Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại về mức độ lây lan dịch bệnh tại Triều Tiên, đồng thời tuyên bố sẽ ủng hộ viện trợ vaccine cho quốc gia này.
Trong khi đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cùng ngày cho biết, đã đề xuất tổ chức đàm phán về việc hỗ trợ nguồn cung y tế, bao gồm vaccine, khẩu trang và bộ xét nghiệm, cũng như hợp tác kỹ thuật với Triều Tiên.
Đã có 3 máy bay Triều Tiên đến Trung Quốc?
Ngày 17/5, Yonhap dẫn một nguồn tin ẩn danh cho biết, 3 chiếc máy bay của hãng hàng không Air Koryo đã bay từ Triều Tiên đến thành phố Thẩm Dương,
Trung Quốc vào hôm 16/5.
Theo Reuters, đây là những chuyến bay quốc tế đầu tiên mà Triều Tiên thực hiện, kể từ khi đại dịch bùng phát trên toàn cầu hơn 2 năm về trước.
“Họ có thể tổ chức thêm các chuyến bay khác vì lượng vật tư họ chuyên chở lần này có vẻ không đủ”, - Yonhap dẫn nguồn cho biết.
Liên quan vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói không biết về thông tin của Yonhap. Trung Quốc cũng không tiết lộ thêm về các khoản viện trợ nước này dành cho Triều Tiên.
Trước đó, Bắc Kinh từng cam kết giúp đỡ Triều Tiên ứng phó với dịch Covid-19 nếu Bình Nhưỡng đề nghị.
NK News, chuyên trang về Triều Tiên có trụ sở tại Hàn Quốc, cho biết ảnh vệ tinh thể hiện có hoạt động khác thường xung quanh một sân bay quốc tế tại thủ đô Bình Nhưỡng hôm 15/5. Theo trang này, đó có thể là hoạt động chuẩn bị cho các chuyến bay ngày hôm sau.