Chuyên gia tiết lộ mục tiêu của Hoa Kỳ trong việc cung cấp LNG cho châu Âu

© AP Photo / Koji Sasahara, FileLô hàng đầu tiên khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)
Lô hàng đầu tiên khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Chiến lược xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu có hai mục tiêu chính - loại bỏ Nga khỏi bản đồ năng lượng châu Âu và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của châu Âu do giá năng lượng đắt lên và làn sóng người tị nạn mới.
Đây là nhận định của ông Andrei Konoplyanik, thành viên Hội đồng khoa học RAS về nghiên cứu hệ thống trong lĩnh vực năng lượng, cố vấn cho Tổng Giám đốc công ty Gazprom Export.

Loại bỏ Nga khỏi bản đồ năng lượng châu Âu

Về phương diện hậu cần, khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ thu lợi nhiều hơn khi cung cấp cho thị trường châu Âu so với thị trường châu Á, chuyên gia lưu ý. Hầu hết các nhà máy hóa lỏng khí đá phiến của Mỹ đều nằm trên bờ biển Vịnh Mexico, từ đây có đường vận chuyển thẳng và ngắn nhất đến châu Âu. Còn đến được thị trường châu Á phải đi qua kênh đào Panama, hoặc vòng qua châu Mỹ Latinh, con đường đó lâu hơn, cũng có nghĩa là đắt hơn, ông Konoplyanik cho biết.
Kho chứa khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2022
Hoa Kỳ đã sử dụng tất cả các khả năng để xuất khẩu LNG sang Châu Âu

"Nếu theo những điều kiện công bằng khác thì châu Âu là thị trường có lợi hơn đối với nguồn LNG của Mỹ. Nhưng ở đó nó không có khả năng cạnh tranh với khí đốt chuyển qua đường ống của Nga. Điều đó có nghĩa là cần phải loại bỏ nhà cung cấp lớn nhất và rẻ nhất này, khi ấy giá khí đốt ở châu Âu sẽ tăng và việc bán LNG của Mỹ sang EU sẽ sinh lời. Chính vì vậy nên nhiệm vụ đầu tiên là loại Nga khỏi bản đồ năng lượng châu Âu", - ông Konoplyanik phân tích.

Làm suy yếu khả năng cạnh tranh của EU

Mục tiêu thứ hai trong việc giải quyết vấn đề đầu tiên là nhiệm vụ loại bỏ một đối thủ kinh tế nặng ký là EU ra khỏi vũ đài thế giới, chuyên gia lưu ý.

"Việc thay thế khí đốt đường ống giá rẻ của Nga bằng nguồn LNG đắt tiền của Mỹ làm tăng phần chi phí liên quan đến năng lượng của châu Âu, trực tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa châu Âu trên thị trường thế giới. Nhưng cũng có một cơ chế gián tiếp làm suy yếu khả năng cạnh tranh của châu Âu - đó là tạo ra những vấn đề nội bộ của EU từ bên ngoài. Rõ ràng nhất là vấn đề người tị nạn trong EU", - ông Konoplyanik nhận định.

Kho chứa khí hóa lỏng ở Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2022
Mỹ và Liên minh Châu Âu chuẩn bị thỏa thuận về việc cung cấp LNG và hydro cho châu Âu
Chuyên gia cho biết, một làn sóng tị nạn mới đến châu Âu, cho đến nay là làn sóng thứ ba, chắc chắn sẽ xảy ra do cuộc khủng hoảng lương thực sắp tới, cuộc khủng hoảng ảnh hưởng trước hết đến các nước Bắc Phi và Trung Đông. Tất cả những yếu tố này sẽ làm châu Âu mất đi tính đồng nhất, tăng thêm gánh nặng chi phí xã hội, làm suy yếu khả năng cạnh tranh toàn cầu của lục địa này, ông Konoplyanik kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала