Rác Việt Nam và cá Nga: Các nhà khoa học Sevastopol tìm ra mối liên hệ

© Ảnh : Pixabay/nastya_geppnhựa
nhựa - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2022
Đăng ký
Sau chuyến đi công tác ở Việt Nam, các nhà khoa học của Viện Sinh học vùng biển miền Nam mang tên Kovalevsky thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đang nghiên cứu các bài báo khoa học độc đáo về mối liên hệ giữa tập tính và mật độ cá với số lượng rác trên các con sông.
Trưởng đoàn nghiên cứu, nhà nghiên cứu cấp cao Phòng Ngư học, Phó tiến sĩ Khoa học Sinh học Evgenia Karpova cho biết trên thế giới chưa có công trình khoa học nào như vậy.

Ô nhiễm đại dương

Theo bà Evgenia Karpova, từ lâu, thế giới đã quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm đại dương. Người ta cho rằng chính tại đây đã diễn ra tất cả các quá trình tiêu cực liên quan đến rác thải. Các con sông, với tư cách là "nhà cung cấp", cũng được chú ý, nhưng chỉ trong phần khối lượng ô nhiễm mà chúng mang theo. Hầu như không có bài viết nào về rác nhựa tồn đọng dưới đáy và ảnh hưởng của rác đối với các loài sinh vật sống dưới sông và số lượng của chúng. Về mặt trực quan thì có, nhưng về mặt khoa học thì điều đó không được xác nhận. Đó là điều rất đáng tiếc, nhà khoa học Nga lưu ý.
"Chúng tôi là những người đầu tiên nêu bật mối liên hệ giữa cá và động vật giáp xác với rác thải trong sông. Chưa có công trình nào xác nhận hoặc bác bỏ điều này. Và nếu có, thì các bài báo khoa học sẽ nêu bật mối quan hệ giữa số lượng các sinh vật sống trong sông với nhựa thải trong trầm tích dưới đáy. Chúng ta có thể áp dụng một số kiến thức thu được ở đó cho các con sông của chúng ta” – bà Karpova giải thích.
Hồ xử lý nước thải của nhà máy đã được xây dựng lại nhưng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi đến mùa mưa bão - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2021
Bắc Giang: Giám đốc một doanh nghiệp nước ngoài bị khởi tố về hành vi gây ô nhiễm môi trường
Nghiên cứu được thực hiện ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây Nam của Việt Nam, nơi có hơn 60 triệu người sinh sống và "khối lượng rác thải vào nước sông là rất lớn", chuyên gia cho biết. Đồng thời bà lưu ý rằng chính thực tế này đã cho phép tìm ra phương pháp luận.
Các nghiên cứu mới là kết quả chuyến thám hiểm thứ bảy mà các nhà khoa học Sevastopol tham gia. Đây là các nghiên cứu được thực hiện từ năm 2018 trong khuôn khổ tổ hợp nghiên cứu cơ bản ở khu vực này theo chương trình liên quốc gia.
“Phía Nga đề xuất chương trình và được sự ủng hộ của các đồng nghiệp Việt Nam, vì đây là khu vực rất quan trọng đối với nền kinh tế của nước họ, đối với sự tồn tại của đất nước, cũng như sự ủng hộ của các chuyên gia Nga, các nhà khoa học từ Viện Hàn lâm Khoa học Nga, vì có thể qua đó nghiên cứu các vấn đề nền tảng và quy luật cơ bản” – bà Evgenia Karpova giải thích.
Cùng với các nhà khoa học từ Sevastopol, chương trình của Trung tâm Nghiên cứu và Công nghệ Nhiệt đới Nga-Việt có sự tham gia của các chuyên gia từ Viện Sinh thái và Tiến hóa mang tên Severtsov thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (Moskva) và Viện Sinh học Vùng nước nội địa mang tên Papanin thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
 hòn đảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2022
Muôn loài sinh vật bí ẩn. Phát hiện thú vị về những sinh vật náu mình dưới đáy đại dương
Cần lưu ý rằng ngày nay "Trung tâm Nhiệt đới" là đối tượng quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và hợp tác quân sự-kỹ thuật, là tổ chức nghiên cứu duy nhất của Liên bang Nga trong khu vực nhiệt đới.
Trước đó, trong quá trình nghiên cứu nước ở kênh đào Bắc Crưm, các nhà khoa học Viện Sinh học vùng biển miền Nam mang tên Kovalevsky đã ghi nhận nồng độ hạt nhân phóng xạ nhân tạo strontium-90 cao, có thể so sánh với mức năm 1988, tức là hai năm sau vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала