Trung Quốc nắm “quân bài tẩy”, nhưng Việt Nam đã có những chiến thắng quan trọng

© AFP 2023 / Hoang Dinh Nam/ POOLLá cờ Việt Nam và Trung Quốc tại Quốc Hội Việt Nam
Lá cờ Việt Nam và Trung Quốc tại Quốc Hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2022
Đăng ký
Trung Quốc vẫn là nước nắm “át chủ bài” hay “quân bài tẩy” trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi đó, Việt Nam đã được trao thêm nhiều cơ hội và có những chiến thắng quan trọng rất đáng khích lệ.
Một số doanh nghiệp đa quốc gia có thể rời bỏ Trung Quốc, nhưng vị thế công xưởng số 1 thế giới của Bắc Kinh khó bị lung lay hay thay thế dù Việt Nam và Đông Nam Á đang nổi lên như những ứng cử viên hàng đầu đón làn sóng chuyển dịch sản xuất.

Trung Quốc vẫn nắm “át chủ bài” trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Những biện pháp kiểm dịch Covid-19 khắt khe của Trung Quốc đã gợi dậy vấn đề về làn sóng chuyển chuỗi cung ứng rời bỏ đất nước tỷ dân này.
“Từ triển vọng của Trung Quốc, làn sóng dịch chuyển ra khỏi các lĩnh vực sản xuất trong nước sẽ không đáng kể để thực sự thay đổi bản chất vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng tổng thể toàn cầu”, Vishrut Rana, nhà kinh tế học của S&P Global Ratings nêu trong cuộc trao đổi với CNBC.
Tiền rúp và tiền đô la - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2022
Chuyên gia Trung Quốc đánh giá cách Nga giáng đòn vào đồng USD
Trong bốn tháng đầu năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã tăng 26,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 74,47 tỷ đô la, theo số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, trong đó FDI từ Mỹ tăng hơn 50%.
“Trung Quốc vẫn nắm giữ “vị thế át chủ bài” cho chuỗi cung ứng toàn cầu, cho các chính sách hạn chế vì dịch Covid-19 có gây thất vọng đối với các doanh nghiệp trong thời gian tới hay không”, chuyên gia chỉ rõ.
Các công ty và nhà phân tích cũng đã thảo luận xem xét về việc chuyển các nhà máy ra khỏi Trung Quốc trong nhiều năm qua, đặc biệt là do chi phí lao động tăng cao và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng trở nên tồi tệ.

Việt Nam cho thấy chỉ dấu quan trọng

Đại dịch Covid-19 lần này tiếp tục khoét sâu hơn vào nỗi băn khoăn ấy và khơi lại những cuộc thảo luận về vấn đề này. Các doanh nghiệp nước ngoài nói về dây chuyền điều hành có thể dễ dàng được chuyển đến các nhà máy ở Đông Nam Á, nhưng không phải Trung Quốc.
“Một số quan điểm ý kiến ​​cho rằng xuất khẩu tăng vọt từ Việt Nam là một chỉ dấu. báo hiệu cho thấy chuỗi cung ứng đang rời bỏ Trung Quốc”, CNBC nhấn mạnh.
Samsung Electronics Co. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2022
“Cất nóc nhà” Trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á, Samsung giữ lời hứa với Việt Nam
Nick Marro, lãnh đạo thương mại toàn cầu tại The Economist Intelligence Unit cho biết, đa dạng hóa chuỗi cung ứng khá phức tạp dù mọi người thời gian qua luôn nói về chủ đề này.
“Nói nhiều (về xu hướng chuyển dịch dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng lại khó thực hiện. Đó là những gì diễn ra ngay tại những phòng họp đầu ngày (hào hứng), cuối ngày (uể oải vì thực tế khó khăn) về chủ đề quan trọng này”, ông Marro nói.
Khi các doanh nghiệp đa quốc gia bàn thảo về vấn đề chuyển dịch chuỗi sản xuất vào năm 2020, khi ấy, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì mở cửa, trong khi Malaysia, Việt Nam thì “bế quan tỏa cảng. Theo ông Marro, thực sự, yếu tố quan trọng lúc này là cách Trung Quốc có kế hoạch duy trì các chính sách kiểm soát dịch Covid-19 như thế nào khi phần còn lại của thế giới đều đã “bình thường hóa” và mở cửa trở lại.
Chiến lược phong tỏa và dập dịch nhanh chóng của Trung Quốc với quyết tâm “zero-Covid” đã giúp Bắc Kinh nhanh chóng tăng trưởng trở lại vào năm 2020.
Bệnh viện ở Moskva - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2022
Đại dịch COVID-19
Triều Tiên bùng dịch Covid-19, có đáng lo cho người Việt ở Bình Nhưỡng?
Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp kiểm dịch kể từ đó cũng bị thắt chặt, đặc biệt là trong năm nay khi Trung Quốc phải đối mặt với sự bùng phát nghiêm trọng dịch Covid ở Thượng Hải và các khu vực khác quan trọng khác của đất nước.

Việt Nam: Nút thắt chủ chốt của chuỗi cung ứng hàng điện tử

Theo số liệu, xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 3,9% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước đó, tốc độ chậm nhất kể từ mức tăng 0,18% vào tháng 6 năm 2020, theo dữ liệu chính thức được truy cập qua Wind Information.
Ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 30,4% trong tháng 4 so với một năm trước, sau khi tăng gần 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 3, Wind lưu ý.
Vishrut Rana, chuyên gia kinh tế tại S&P Global Ratings chỉ ra mức độ quan tâm đến lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam là “rất đáng kể” và đang tăng lên.
“Việt Nam đã nổi lên như một nút thắt chủ chốt và tiêu biểu của chuỗi cung ứng rất quan trọng đối với hàng điện tử tiêu dùng trên thế giới”, chuyên gia của S&P Global Ratings nêu.
Xuất khẩu quý I hồi phục mạnh mẽ, 15 mặt hàng trên 1 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2022
Kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng hai chữ số trong 4 tháng đầu năm
Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 33,26 tỷ đô la trong tháng 4, tức chỉ bằng khoảng 1/8 trong tổng số 273,62 tỷ đô la xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc cùng thời điểm, Wind nhấn mạnh.

“Trung Quốc vẫn là trung tâm của mạng lưới sản xuất hàng điện tử ở APAC (châu Á - Thái Bình Dương)”, ông Rana bày tỏ đồng thời nhấn mạnh, vị thế của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu khó có biến động lớn, cho dù làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc do chi phí lao động tăng cao và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, đã xuất hiện nhiều năm qua.

Khó thay thế Trung Quốc

Trong 4 tháng đầu năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã tăng 26,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 74,47 tỷ USD, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết hôm thứ Năm. Trong thời gian đó, đầu tư từ Đức tăng 80,4%, trong khi từ Mỹ tăng 53,2%.
Ngược lại, Việt Nam chứng kiến ​​mức đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 56% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 3,7 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, dữ liệu của Wind cho thấy. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng giảm 14%.
“Rất khó để có thể tìm được địa điểm thay thế phù hợp với quy mô và phạm vi chuỗi cung ứng của Trung Quốc bên ngoài lãnh thổ đất nước tỷ dân ngay vào lúc này,” Rana nói.
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2022
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng phát hành 525 triệu USD trái phiếu quốc tế
Ông nhấn mạnh thêm rằng, chỉ chuỗi cung ứng cho các sản phẩm rất cụ thể - như chất bán dẫn hoặc phụ tùng xe điện - mới có thể chuyển sang Việt Nam, Malaysia hoặc các quốc gia khác.
Trong khi đó, sự thống trị chuỗi cung ứng của Trung Quốc được xây dựng trong nhiều năm cũng đang hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới.
Một trong những tên tuổi đáng chú ý được biết đến nhiều trên thế giới hiện nay là Shein.
Shein được hỗ trợ bởi các quỹ như Sequoia Capital China, công ty đã kết hợp phân tích dữ liệu lớn và mạng lưới chuỗi cung ứng của mình ở Trung Quốc để trở thành một gã khổng lồ thương mại điện tử quốc tế trong lĩnh vực thời trang nhanh giá rẻ.
“Lợi thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc không chỉ dựa trên chi phí lao động,” James Liang, đối tác quản lý của Skyline Ventures, cho biết.
Theo phân tích của ông Liang, t nhất 20% giá vốn hàng bán của các nhà sản xuất quần áo và nội thất được tính vào chi phí nhân công, trong khi tỷ lệ này ở các hãng sản xuất đồ điện tử chỉ có 5%.
Lợi thế của Trung Quốc là nắm trong tay các trung tâm cung ứng lớn, điều này tạo thuận lợi để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động khi tích hợp tất cả các nhà cung ứng của họ vào một hệ thống số hóa.
James Liang cho biết công ty Skyline Ventures đã đầu tư 5 triệu USD vào Povison - một công ty nội thất đang bắt chước mô hình kinh doanh của Shein. Tuy nhiên, đại diện Skyline Ventures cho biết các kế hoạch đầu tư bổ sung vào Povison đã bị hoãn lại do dịch Covid-19.
Tỷ phú thép Trần Đình Long. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2022
Hòa Phát của tỷ phú thép Việt Trần Đình Long vào top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới

Đi hay ở?

Cần lưu ý rằng, những đợt phong tỏa mới nhất vì Covid-19 cũng đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng cũng như chậm khả năng vận chuyển hàng hóa của các xe tải trên khắp Trung Quốc, đồng thời khiến nhiều nhà máy ở khu vực Thượng Hải bị hạn chế hoặc không sản xuất trong nhiều tuần liền.
Điều này nằm trong chính sách nhập cảnh khắt khe hàng đầu của Bắc Kinh kể từ năm 2020 yêu cầu cách ly hai hoặc ba tuần khi đến Trung Quốc - nếu khách du lịch may mắn vẫn đặt được chỗ trong số chuyến bay ít ỏi tới đất nước này.
Dẫn kết quả cuộc khảo sát được thực hiện vào cuối tháng 4, ông Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc, cho rằng, đầu tư vào Trung Quốc sẽ ít đi, trong khi đầu tư vào Đông Nam Á tăng lên.
“Một điểm đáng lưu ý hiện nay là việc điều chuyển các giám đốc điều hành đến Singapore hoặc các nước khác trong khu vực đang dễ dàng hơn nhiều so với đến Trung Quốc”, ông Joerg Wuttke nhận xét.
Cũng theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại châu Âu, gần 1/4 trong số 372 doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ đang cân nhắc chuyển các khoản đầu tư hiện tại hoặc dự kiến sang các thị trường khác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Phó Tổng Thư ký LHQ Amina J. Mohamed - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2022
Thủ tướng Việt Nam nói về Biển Đông và tình hình Ukraina với lãnh đạo Liên Hợp Quốc
Tuy nhiên, 77% còn lại không có kế hoạch như vậy. Ngoài ra, kết quả khảo sát các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc cũng chỉ ra xu hướng tương tự.
Các kết quả khảo sát đó chỉ ra rằng “các công ty không muốn rời bỏ thị trường, nhưng họ không biết phải làm gì”, EIU’s Marro cho biết.
“Hiện nay thì đây là câu chuyện thể hiện thái độ do dự - đi hay ở lại Trung Quốc” chuyên gia bày tỏ.

Bàn cờ có thể biến đổi

Theo Marro, các công ty nước ngoài rất khó chịu về những chính sách kiểm dịch nghiêm ngặt [zero-Covid] này, thậm chí còn “suy nghĩ lại” việc có nên bám rễ ở Trung Quốc hay không, nhưng sẽ không có nhiều công ty ra quyết định làm tổn hại đến vị thế mà họ mất hàng chục năm xây dựng trên thị trường, chỉ vì một cú sốc tạm thời
Ngay cả các công ty như Starbucks, dù đã tạm dừng việc đề ra các chỉ tiêu kinh doanh tại thị trường Trung Quốc do tính khó lường của Covid-19, nhưng trong dài hạn họ vẫn hy vọng hoạt động kinh doanh của mình ở quốc gia 1,4 tỷ dân sẽ lớn mạnh hơn thị trường Mỹ.
Nhiều nhà phân tích kỳ vọng Trung Quốc có thể bắt đầu nới lỏng chính sách zero-Covid sau “cuộc cải tổ chính trị vào mùa thu”.
Khi được hỏi hôm thứ Năm về kết quả khảo sát của Phòng Thương mại châu Âu, Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ lưu ý tác động toàn cầu của đại dịch đối với chuỗi cung ứng. Bộ này cũng cho biết Trung Quốc sẽ cải thiện các dịch vụ đầu tư nước ngoài và tăng cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài ở Đại Lục.
Doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc (CEO) CTCP Tiến bộ Quốc tế (AIC) - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Sự thật về bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn của AIC vừa bị Bộ Công an Việt Nam ra lệnh bắt
Stephen Olson, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hinrich Foundation cho biết, việc tái cấu chuỗi cung ứng không dễ dàng như chuyện chỉ bật và tắt một công tắc đèn.

“Tất nhiên, bàn cờ sẽ “có biến” và hoàn toàn có thể được xếp lại nếu tình trạng phong tỏa chống Covid-19 kéo dài, gây ra tình trạng bất ổn, gián đoạn chuỗi cung ứng”, chuyên gia nhận xét.

Trong trường hợp đó, áp lực sẽ đổ lên vai các công ty đa quốc gia trong việc cân nhắc chuyển đổi mô hình cung ứng, và tác động kinh tế và thương mại của xu hướng chuyển dịch này.

Muốn đuổi theo Trung Quốc, Việt Nam cần tránh phụ thuộc vào Bắc Kinh

Hôm 15/5 vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự tọa đàm chính sách với các giáo sư, khách mời tại Đại học Harvard, bang Massachusetts.
Tại đây, giáo sư kinh tế David Dapice ở Đại học Harvard đã “hiến kế” giúp Việt Nam phát triển kinh tế.
Theo ông Dapice, việc tham gia những hiệp định thương mại quốc tế là thành công tuyệt vời của Việt Nam. Hàng triệu người lao động nông nghiệp đã vào nhà máy – đó là sự chuyển đổi cần thiết.
Tuy nhiên, ông Dapice chỉ ra một trong những điểm yếu của kinh tế Việt Nam chính là phần lớn nguyên liệu sản xuất đều nhập từ Trung Quốc.
Vaccine. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2022
Đại dịch COVID-19
TP.HCM: Những đối tượng được tiêm vắc xin Covid-19 mũi 4
Chuyên gia dẫn chứng, khi COVID-19 bùng phát, biên giới phải đóng cửa hay khi có căng thẳng thương mại (Mỹ - Trung) sẽ ảnh hưởng đến hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam.
“Do đó, Việt Nam cần phát triển đầu vào trong nước, nội địa, đa dạng hóa nguồn phục vụ xuất khẩu và đối tác”, giáo sư Dapice nêu ý kiến.
Bên cạnh đó, ông Dapice lưu ý, thặng dư thương mại với Mỹ năm nay của Việt Nam có thể lên tới 100 tỷ USD. Con số này so với Mỹ là nhỏ, nhưng Hà Nội cần liên tục trao đổi cởi mở với Mỹ để tránh bị cho là thao túng tiền tệ và dính đòn trừng phạt.
Đối với vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN đã phải tăng cường phân tích dự báo để đưa ra chính sách đồng bộ, phù hợp thực tiễn. Bà Hồng cũng tuyên bố, Việt Nam kiên quyết không dùng tiền tệ để tạo lợi thế cạnh tranh trong thương mại trên trường quốc tế.
Theo Thống đốc NHNN Việt Nam, nhờ sự kiên định đó, trong nhiều năm, kết quả kiểm soát lạm phát của Việt Nam rất ấn tượng, đi đôi với tốc độ tăng trưởng khá cao. Thị trường ngoại hối ổn định, là điểm sáng để Việt Nam nâng cao vị trí trong xếp hạng tín nhiệm.
Một vấn đề nữa được giáo sư Dapice đề cập, đó là nền quản trị của Việt Nam cũng nên kích hoạt phản ứng nhanh nhạy, trong khi nền kinh tế số đòi hỏi đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), giao thương với nước ngoài, hợp tác đào tạo giáo dục, công nghệ cao.
“Việc thu hút FDI ngày càng khó hơn”, GS. Dapice nói thẳng.
Người đàn ông theo dõi giá cổ phiếu tại một công ty môi giới ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2022
Việt Nam có còn là “thiên đường” FDI?
Ông khuyến nghị Việt Nam hãy làm sao cho năng lượng tái tạo hiện hữu, tạo lợi thế cạnh tranh so với các nước ASEAN khác.
“Muốn trở thành nền kinh tế đáng tin cậy, phải tránh xa nguồn đầu tư không mang lại cạnh tranh cho Việt Nam”, chuyên gia khuyến nghị.
Giáo sư của Đại học Harvard cũng đặc biệt lưu ý, nền kinh tế Việt Nam phải được duy trì độ mở cần có, đặc biệt là vấn đề thông tin trao đổi. Khi có độ mở sẽ thu hút nhiều tài năng hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, tính minh bạch cao hơn, niềm tin tăng lên.
Hẳn nhiên, các nhà làm chính sách của Việt Nam đã lên kế hoạch “dọn đường”, “dọn tổ” đón “đại bàng” để thu hút nhiều hơn nữa FDI chất lượng cao đổ vào nền kinh tế đất nước, nâng cao năng lực nội tại của các doanh nghiệp nội địa cũng như tạo được vị thế chắc chắn, đáng tin cậy trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала