Phản đối bất kỳ thỏa thuận. Ai chặn đàm phán Thụy Điển, Phần Lan gia nhập NATO

© AFP 2023 / BENOIT DOPPAGNE / BELGAThổ Nhĩ Kỳ, NATO
Thổ Nhĩ Kỳ, NATO - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2022
Đăng ký
Hôm thứ Tư, Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức thông báo xin gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Đại sứ Phần Lan và Thụy Điển tại NATO đã chính thức nộp đơn xin gia nhập lên Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ ra tay chặn Phần Lan, Thụy Điển vào khối này. Một số quốc gia ở Đông Âu cũng không ủng hộ người Scandinavi. Họ đưa ra những yêu cầu gì và liệu họ có thể chặn cuộc đàm phán về tiến trình gia nhập NATO hay không? Những chi tiết – trong tài liệu của Sputnik.

"Vườn ươm chủ nghĩa khủng bố"

Helsinki và Stockholm đã bày tỏ ý định của họ một tuần trước khi chính thức nộp đơn xin gia nhập tổ chức quân sự này. Recep Tayyip Erdogan ngay lập tức lên tiếng phản đối. Ông lo ngại rằng, nhiều đại diện của Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) đã định cư ở các nước Scandinavia. Thổ Nhĩ Kỳ, EU và Mỹ coi PKK là một nhóm khủng bố.
Vào ngày 13 tháng 5, Erdogan đã ám chỉ rằng, ông có thể phủ quyết quyết định này. Ankara phản đối khả năng Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO vì cho rằng hai quốc gia vùng Scandinavia này chứa chấp "những kẻ nổi loạn”, ông Erdogan nói.
Vấn đề là ở chỗ: khi một quốc gia nộp đơn xin gia nhập NATO, họ cần được toàn bộ 30 nước trong liên minh phê chuẩn theo nguyên tắc đồng thuận. Do đó, bất kỳ thành viên nào trong liên minh đều có thể chặn đàm phán gia nhập.
Tuy nhiên, ngày hôm sau, ông Ibrahim Kalin, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Erdogan, nhấn mạnh rằng, Thổ Nhĩ Kỳ không đóng cửa việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, nhưng muốn đàm phán và kiểm soát những gì họ coi là hoạt động khủng bố. Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã tiến hành các cuộc đàm phán với những người đồng cấp Thụy Điển và Phần Lan tại Berlin.
Đã có dấu hiệu về sự nồng ấm của quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Thụy Điển đã chuẩn bị cử phái đoàn đến Ankara để thiết lập cuộc đối thoại. Nhưng, Tổng thống Erdogan bất ngờ từ chối: "Chúng tôi không thể nói đồng ý với những người áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. NATO là một tổ chức an ninh. Các phái đoàn của Thụy Điển và Phần Lan không cần tới Ankara để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận nỗ lực gia nhập NATO".
Theo ông Erdogan, Thụy Điển đã từ chối dẫn độ những người bị nghi ngờ có liên quan đến PKK. Hơn nữa, trong Quốc hội Thụy Điển có những người ủng hộ đảng này. Các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ chỉ rõ, hai quốc gia ứng cử viên nộp đơn xin gia nhập liên minh miễn cưỡng dẫn độ hơn 30 thành viên của PKK và Phong trào Hizmet (FETO) về Ankara. Người đứng đầu Hizmet là nhà thuyết giáo Fethullah Gulen bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc tham gia vào âm mưu tổ chức cuộc đảo chính bất thành năm 2016. Erdogan và Gulen đã trở thành kẻ thù của nhau.
Recep Tayyip Erdogan - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ukraina phản ứng về vụ "tống tiền" của Erdogan liên quan đến việc mở rộng NATO
Tuy nhiên, có vẻ như Ankara chưa đóng cánh cửa và đang mặc cả. Theo Bloomberg, ba quan chức Thổ Nhĩ Kỳ giấu tên tiết lộ chính phủ nước này đang xem xét một số điều kiện được đưa ra để mặc cả, nhằm đổi lấy việc Ankara đồng ý cho NATO kết nạp Phần Lan và Thụy Điển. Ngoài vấn đề PKK, đó là việc dỡ bỏ lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà Washington áp đặt đối với nước này vì hợp đồng mua tên lửa S-400 Triumph của Nga.
"Thụy Điển là một vườn ươm của các tổ chức khủng bố", - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh.
Theo tờ Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Ngoại giao nước này sẽ trao bản tuyên ngôn gồm 10 điều kiện cho Phần Lan và Thụy Điển trong tương lai gần. Tất cả các điều kiện đều liên quan đến PKK, nhưng trong số đó không có yêu cầu về việc dẫn độ cư dân của hai nước đó về Ankara. Tuy nhiên, danh sách này vẫn chưa được công bố chính thức.

Những sắc thái của Stockholm

Đáp lại lời tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, những người Kurd di cư đã treo lá cờ PKK khổng lồ và ném bom khói trên đường phố Stockholm. Ở Thụy Điển có rất nhiều đại diện của dân tộc này - khoảng một trăm nghìn (ở Phần Lan - ít hơn nhiều). Trong Quốc hội Thụy Điển có một nghị sĩ ủng hộ PKK – đó là bà Amineh Kakabaveh, người gốc Iran. Thời trẻ, bà đã tham gia nhóm khủng bố tự xưng - đảng Komala của người Kurd Iran. Ở Thổ Nhĩ Kỳ nhóm này bị coi là một tổ chức khủng bố.
Hiện bà Kakabaveh không tham gia các tổ chức của người Kurd. Nhưng, bà muốn để PKK và các đồng minh của nó bị loại khỏi danh sách các tổ chức khủng bố ở Thụy Điển. Đảng Dân chủ Xã hội đã đăng lời kêu gọi này trên trang web của họ. Tài liệu này cũng kêu gọi công nhận nền độc lập của Kurdistan.
Một quan chức cấp cao của Thụy Điển nói với Financial Times rằng, ở nước này có nhiều "nghị sĩ có gốc gác người Kurd". Ở Stockholm còn có trụ sở của Trung tâm Tự do Stockholm (SCF). Mạng lưới Nghiên cứu Giám sát Phương Bắc (NRMN), nơi đã tập hợp những người bất đồng chính kiến ​​Thổ Nhĩ Kỳ, cũng nằm ở đó .
Tuy nhiên, trong giới chính trị Thụy Điển có cả những người ủng hộ Erdogan. Vào tháng 9, đảng Hồi giáo Nyans (Sắc thái) sẽ tham gia tranh cử quốc hội. Và nhà lãnh đạo của đảng này - ông Mikail Yüksel, người gốc Thổ Nhĩ Kỳ, có liên hệ với tổ chức cực hữu “Sói xám” (Bozkurt). Tổ chức này bị buộc tội đã thực hiện hàng trăm vụ giết người ở Thổ Nhĩ Kỳ vào những năm 1970. Sau vụ đảo chính bất thành năm 2016, "Sói xám" không còn bị thất sủng - nhiều chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ không giấu giếm quan điểm theo chủ nghĩa dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Mikail Yüksel từng nhiều lần đối đầu với đại diện của PKK trên đất Thụy Điển.
Giới quan sát cho rằng, thông qua đảng Hồi giáo Nyans, Ankara muốn vận động các lợi ích của mình ở châu Âu, bao gồm cả trên lãnh thổ của Nam Tư cũ. Gần 100.000 người nhập cư từ Bosnia và Herzegovina, Kosovo và Albania đang sống ở Thụy Điển. Đảng của Mikail Yüksel yêu cầu đưa Bosnia và Herzegovina, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ vào EU.
Ứng viên Olaf Scholz từ đảng Dân chủ-Tự do tranh chức Thủ tướng Đức  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2022
Thủ tướng Đức: Tây Balkan cần một "viễn cảnh châu Âu rõ ràng", nếu không Nga và Trung Quốc sẽ đến

Vấn đề Balkan

Vấn đề Balkan cũng được nêu ra bởi những nước phản đối việc hai nước Scandinavia gia nhập NATO. Tổng thống Croatia Zoran Milanovic dọa ngăn NATO kết nạp Thụy Điển và Phần Lan nếu cuộc thảo luận sẽ diễn ra trong sự hiện diện của ông tại Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6. Trở ngại chính là luật bầu cử ở nước láng giềng Bosnia và Herzegovina, mà theo ông Milanovic, không cho người Croatia đủ quyền ở nước này. Theo ông, "người Mỹ, người Anh và người Đức" chịu trách nhiệm về vụ việc này.
Tổng thống Milanovic cũng lên án việc khuyến khích cuộc đối đầu với Nga. Ông đã gọi vấn đề Phần Lan gia nhập liên minh là " trò lang băm nguy hiểm" và thu hút sự chú ý đến thực tế là quốc gia này nằm cách St.Petersburg 50 km (trên thực tế là 300 km).
“Hãy để họ gia nhập NATO, hãy để họ dùng bút chọc vào mắt con gấu giận dữ”, - ông nói.
Lời tuyên bố này đã gây ra vụ scandal ở Croatia. Thủ tướng Andrei Plenkovich cho rằng, Tổng thống là kẻ thao túng, phá hoại và là người có quan điểm thân Nga. Kể từ cuối tháng 4, chính phủ không tiếp xúc với Milanović.
Croatia là một nước cộng hòa được quản lý theo hệ thống nghị viện, vì vậy tổng thống chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến chính sách đối ngoại. Nhưng, ông Zoran Milanovic có khả năng ngăn chặn quyết định kết nạp thành viên mới vào NATO nếu ông có mặt tại cuộc họp Hội đồng NATO về vấn đề này. Theo quy định, hội đồng có thể họp ở cấp đại sứ và nguyên thủ quốc gia.
Các quốc gia khác ở khu vực Nam và Đông Âu cũng không hài lòng với việc NATO can thiệp vào cuộc xung đột Ukraina. Ở Hy Lạp, những người biểu tình đã lên tiếng phản đối việc cung cấp vũ khí cho Kiev, cũng như sự hiện diện của các căn cứ quân sự của Mỹ và NATO trên lãnh thổ nước này. Các nhân viên của hệ thống đường sắt TrainOSE đã tẩy chay việc vận chuyển vũ khí hạng nặng đến các cảng của Hy Lạp. Một cuộc biểu tình tương tự đã được tổ chức ở Bulgaria. Tại đó, thủ lĩnh của đảng bảo thủ Vozrozhdeniye ông Kostadin Kostadinov kêu gọi chính phủ từ chức.

"Mặc cả" tư cách thành viên NATO

Tuy nhiên, đây chỉ là tâm trạng của một bộ phận người dân. Ở cấp cao nhất, không ai, ngoại trừ Erdogan và Milanovic, lên tiếng phản đối việc hai quốc gia Scandinavia gia nhập NATO. Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không còn ngăn cản nước này gia nhập NATO.
“Tôi hoàn toàn không cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ngăn cản mãi mãi”, - ông Niinisto nhận định trong buổi phỏng vấn với kênh truyền hình địa phương YLE.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng tuyên bố rằng liên minh quân sự này đang trông đợi "những bước đi nhanh chóng" để chính thức hóa quy chế thành viên của Thụy Điển và Phần Lan. Ông Stoltenberg cho biết tại lễ tiếp nhận hai đại sứ.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), Tổng thống Putin nhận định rằng, việc Phần Lan và Thụy Điển quyết định tham gia NATO không phải là mối đe dọa trực tiếp với Nga. Song, ông Putin cảnh báo việc khối này mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự trên lãnh thổ của 2 nước trên sẽ buộc Matxcơva phải có phản ứng.
Các nhà khoa học chính trị không loại trừ rằng, Ankara tính đến lập trường này của Matxcơva: họ nhận thức rõ tầm quan trọng của thương mại an toàn ở vùng Biển Đen và khu vực Kavkaz, nơi Nga là một trong những người chơi hàng đầu.
"Điều này cho thấy rằng, Erdogan, ở một mức độ nào đó, không muốn làm trầm trọng thêm quan hệ với Matxcơva", - chuyên gia Viktor Nadein-Raevsky, nhà nghiên cứu cấp cao tại IMEMO RAS, cho biết.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Thổ Nhĩ Kỳ luôn theo đuổi chính sách đa mục tiêu trên đấu trường quốc tế".
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại hội nghị thượng đỉnh NATO. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2022
Dân Thổ Nhĩ Kỳ chống lại việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO
Ông Evgeny Minchenko, chủ tịch công ty tư vấn truyền thông Minchenko, cũng chia sẻ ý kiến này. Ông so sánh tranh chấp ngoại giao giữa Ankara và hai quốc gia nộp đơn xin gia nhập NATO với hội chợ bazaar theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ.
"Khi người bán có nhiều con bài để mặc cả, anh ta dễ dàng hơn đạt được một thỏa thuận có lợi cho mình. Giá cả và sự lựa chọn hàng hóa có thể thay đổi, nhưng nếu cả hai bên đều muốn để có một giao dịch thì họ sẽ thỏa thuận được với nhau", - nhà khoa học chính trị nói.
Theo chuyên gia Minchenko, Erdogan, người phải đối mặt với cuộc bầu cử vào năm tới, đang suy nghĩ về mức độ tín nhiệm của mình. Vào mùa xuân, Tổng thống Erdogan đã cố gắng ghi thêm mấy điểm sau khi tỷ lệ tín nhiệm của ông đã giảm xuống còn 39% vào tháng 12. Theo một nghiên cứu của MetroPol, hiện nay 43% người dân Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ ông. Tăng trưởng còn nhỏ, vì thế hịên nay nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có nhu cầu cấp bách về thành công nghiêm túc trong lĩnh vực chính sách đối ngoại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала