Việt Nam đề cao chủ nghĩa đa phương

© Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2022
Đăng ký
Đàm phán Việt - Mỹ chỉ dừng lại ở các cuộc đối thoại để chia sẻ quan điểm.Việt Nam đã không bỏ qua bất kỳ một vấn đề quan trọng nào trong chương trình nghị sự của Summit Mỹ - ASEAN. Dấu ấn lớn nhất của các buổi làm việc tại Liên Hợp Quốc là chủ nghĩa đa phương.
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam vừa kết thúc chuyến thăm làm việc tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc kéo dài từ 11 đến 17 tháng 5. Theo đánh giá chung của các chuyên gia và báo chí, chuyến công đã thành công tốt đẹp.
Chuyến thăm này có những điểm gì đặc biệt? Quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiếp tục phát triển như thế nào? Việt Nam đã thể hiện vị thế và vai trò của một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế như thế nào?
Sputnik đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia quan hệ quốc tế Hồng Long về những vấn đề nêu trên.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ.

Không có một cam kết nào được đưa ra bằng văn bản

Nói về đàm phán Việt-Mỹ chuyên gia Hồng Long đã có những bình luận như sau:
Tại Washington ngày 12/5 đã diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính. Tuy nhiên, cuộc gặp diễn ra tại một phòng khách của Nhà Trắng, không phải là Phòng Bầu dục như các cuộc hội kiến của Tổng thống Mỹ đối với các nguyên thủ quốc gia cấp cao nhất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2022
Đề nghị công nhận cộng đồng người Việt ở Mỹ là dân tộc thiểu số của Hoa Kỳ
Hai bên ôn lại những bước tiến quan trọng trong việc phát triển quan hệ Việt – Mỹ mà điểm nhấn đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden là ông (khi đó là Thượng nghị sĩ) đã cùng với các thượng nghị sĩ John Mccain, John Kerry tích cực vận động để bình thường hóa quan hệ giữa hai nước vào những năm 1991-1995 và thúc đẩy phát triển quan hệ đó trong những năm tiếp theo.
Về phía Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá quan hệ Việt – Mỹ là mối quan hệ đặc biệt. Hai nước đã vượt qua quá khứ đau thương của chiến tranh, cùng nhau hợp tác, thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện phát triển ngày càng thực chất, hiệu quả trên mọi lĩnh vực. Ông Phạm Minh Chính cũng bày tỏ lời cảm ơn chính phủ Mỹ đã vận động Quốc hội Mỹ hỗ trợ gần 40 triệu liều vaccine phòng chống COVID-19 cho Việt Nam trong khuôn khổ 21 tỷ USD mà Quốc hội Mỹ phân bổ để tăng cường hỗ trợ cho các quốc gia trên thế giới về vaccine, thuốc chữa COVID-19, trang thiết bị y tế, cũng như tăng cường hợp tác với các quốc gia để ứng phó hiệu quả với bệnh dịch phát sinh trong tương lai. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng nhất trí với nhà lãnh đạo Mỹ rằng các vấn đề biến đổi khí hậu, dịch bệnh và các thách thức an ninh phi truyền thống khác là những vấn đề toàn cầu, do đó các nước cần có cách tiếp cận toàn cầu, đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết để chung tay giải quyết những vấn đề này. Ông cũng mong muốn Mỹ tăng cường hợp tác và hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuyển đổi năng lượng bền vững.
Về phía Mỹ, Tổng thống Joe Biden cho rằng với tư cách là một nước phát triển hàng đầu, Mỹ rất mong muốn hợp tác hỗ trợ các nước đang phát triển và kém phát triển hơn trong nhiều lĩnh vực, trong đó có phát triển kinh tế thương mại, phòng chống bệnh dịch, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tổng thống Mỹ cũng xác định một lần nữa việc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị giữa các quốc gia, không sử dụng vũ lực mà phải giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc; đảm bảo tự do hàng hải và hàng không phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982 (UNCLOS-1982).
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangTổng thống Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr. đón Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr. đón Thủ tướng Phạm Minh Chính. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2022
Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr. đón Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tại cuộc gặp với Chủ tịch thường trực Thượng nghị viện Mỹ Patrick Leahy cùng một số Thượng nghị sĩ chủ chốt phụ trách các vấn đề đối ngoại, tài chính quốc gia, tư pháp, năng lượng, tài nguyên… Thủ tướng Việt Nam khẳng định Việt Nam coi Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và sẵn sàng cùng Mỹ thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau. Hai bên cam kết thúc đẩy tiến trình khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, đồng thời tiếp tục quá trình hòa giải giữa hai quốc gia, xây dựng và củng cố lòng tin giữa nhân dân hai nước. Hai bên cũng nhất trí về việc tăng cường mối quan hệ đối thoại thường xuyên của quốc hội hai nước.
Tại cuộc tiếp kiến Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan hệ hai nước có một lịch sử khá đặc biệt khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều bức công thư của Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa gửi chính phủ Mỹ do Tổng thống Harry Trumanđứng đầu khi Việt Nam mới giành được độc lập. Đặc biệt là bức thư ngày 16/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Mỹ công nhận nền độc lập của Việt Nam và đồng ý để Việt nam gia nhập Liên Hợp Quốc.
Còn ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, độc lập, thịnh vượng; nhất trí với phía Việt Nam về những bước tiến tích cực và tiềm năng của quan hệ Việt – Mỹ; đồng thời tái khẳng định rằng Mỹ coi vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh là một trong những ưu tiên cao trong quan hệ với Việt Nam và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong lĩnh vực này.
Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ-ASEAN tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2022
Nước Mỹ không nhích lại gần ASEAN
Nói về những điểm đặc biệt của hội đàm Việt-Mỹ lần này, chuyên gia Hồng Long nhấn mạnh: Có thể thấy kết quả của các cuộc gặp Việt – Mỹ đều chỉ dừng lại ở các cuộc đối thoại để chia sẻ quan điểm mà không có một cam kết nào được đưa ra bằng văn bản. Điều này dễ hiểu vì các cuộc gặp Việt – Mỹ diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Mỹ - ASEAN chứ không phải là một chuyến đi thăm và làm việc trong khuôn khổ quan hệ song phương giữa Việt Nam và Mỹ.
Một điểm thứ hai cũng là điều bình thường là trong các cuộc gặp tay đôi, hai bên đều không đề cập đến một quốc gia thứ ba. Ngay cả đối với ASEAN, phía Việt Nam cũng đề cập đến với tư cách là toàn khối chứ không đề cập riêng đến một quốc gia nào trong khối.
Do đó, có thể thấy rằng kết quả các cuộc gặp của Bộ ba quyền lực ở Mỹ gồm Tổng thống, Chủ tịch Thượng nghị viện và Ngoại trưởng Mỹ với Thủ tướng việt Nam là rất khiêm tốn so với hình ảnh của Việt Nam mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khôn khéo xây dựng và quảng bá khi ông tiến hành một loạt các cuộc đối thoại tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Mỹ (CSIS), tại Đại học Harvard.

Việt Nam tích cực tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN

Đánh giá về vai trò của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN ở Washington, chuyên gia Hồng Long bình luận: Mặc dù vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2022 là Indonesia nhưng trong Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Mỹ - ASEAN vừa qua, Việt Nam vẫn đóng một vai trò dẫn dắt quan trọng mà không làm mất đi vai trò Chủ tịch chính thức của ông Widodo. Minh chứng cho điều này là ngay trong phiên làm việc đầu tiên của Summit Mỹ - ASEAN lần thứ II, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã bày tỏ mong muốn các nước lớn, các đối tác của ASEAN cần đưa quan hệ với ASEAN đi vào ổn định, cạnh tranh lành mạnh và có trách nhiệm; đồng thời tham gia đóng góp cho khu vực trên tinh thần minh bạch, xây dựng và tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN; tham vấn đầy đủ với ASEAN các vấn đề có liên quan; tôn trọng luật pháp quốc tế, đóng góp cho hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Việt Nam đã không bỏ qua bất kỳ một vấn đề quan trọng nào trong chương trình nghị sự của Summit Mỹ - ASEAN. Chính ông Daniel J. Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Vụ Đông Á và Thái Bình Dương, nguyên đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã phát biểu:
“Trong khuôn khổ hội nghị, chúng tôi rất trân trọng việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia phát biểu ở gần như mọi phiên họp trên nhiều vấn đề, trong đó có mong muốn chống biến đổi khí hậu, chống Covid-19, những nguyên tắc các bên cùng chia sẻ về hàng hải và những vấn đề mà hai nước cùng quan tâm”.
Tổng thống Biden  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2022
ASEAN - Mỹ ra tuyên bố chung, nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện cuối năm 2022
Trong các cuộc hội đàm cũng như trong các bữa tiệc chiêu đãi, Tổng thống Mỹ luôn giành vị trí bên trái mình, một vị trí được đánh giá là rất quan trọng cho Thủ tướng Việt Nam. Còn Tổng thống Indonesia Widodo luôn ngồi bên phải ông. Trong Tuyên bố Tầm nhìn chung, phản ánh những kết quả đạt được trong 45 năm qua và nhất trí đưa quan hệ Mỹ - ASEAN lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 11/2022 cũng có sự đóng góp rất lớn của Việt Nam khi đã cùng với các chuyên gia các nước ASEAN và Mỹ cân nhắc từng câu, từng chữ trên văn bản bằng tiếng Anh và ngôn ngữ chính thức của 10 quốc gia ASEAN.
Sau khi Summit Mỹ - ASEAN kết thúc, không chỉ các cơ quan truyền thông mà các chính khách Mỹ cũng như các nhà nghiên cứu chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học ở Mỹ đều cho rằng Việt Nam là quốc gia quan trọng bậc nhất đối với Mỹ ở khu vực Đông Nam Á cũng như đối với Chiến lược liên vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ.

Kết quả làm việc tại Liên hợp quốc: Dấu ấn lớn nhất chủ nghĩa đa phương

Dấu ấn lớn nhất của các buổi làm việc tại Liên Hợp Quốc là chủ nghĩa đa phương. Trong cuộc gặp và làm việc với Chủ tịch luân phiên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Abdulla Shahid, Thủ tướng Việt Nam đã cam kết rằng với đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực vào công việc chung của Liên Hợp Quốc, trong đó có việc vừa hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đang tiếp tục ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và một số cơ quan quan trọng khác của Liên hợp quốc thời gian tới.
Vấn đề được hai bên nhất trí cao nhất và nhấn mạnh là nhu cầu tăng cường chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế để ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu, đặc biệt là dịch bệnh và biến đổi khí hậu; chia sẻ mong muốn sớm chấm dứt xung đột ở Ucraina bằng giải pháp hòa bình, bảo đảm an ninh, an toàn của người dân, tạo điều kiện tiếp cận nhân đạo; đề cao việc tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982, cũng như vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề khu vực.
Chuyên gia Hồng Long nhấn mạnh rằng, sở dĩ Việt Nam đề cao chủ nghĩa đa phương tại Liên Hợp Quốc là vì sự bình đẳng của các quốc gia, các dân tộc, không phân biệt đối xử, không cực đoan, không sử dụng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực trong các mối quan hệ quốc tế. Không những thế, chủ nghĩa đa phương còn đặt nền móng cho quá trình cải tổ Liên hợp quốc để tổ chức này hoạt động dân chủ, minh bạch hơn và ứng phó tốt hơn trước các thách thức toàn cầu, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của đa số thành viên là các nước đang phát triển; nâng cao vai trò quan trọng của Đại hội đồng và tăng cường quan hệ của các cơ quan khác với Đại hội đồng.
Cờ Mỹ và сờ Việt Nam bên cạnh tàu Mercy neo đậu ở Nha Trang - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2022
Phải chăng có «chiến thắng thầm lặng» của Hoa Kỳ ở Việt Nam
Trong cuộc gặp và làm việc với Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc Amina Mohammed, bên cạnh việc tái khẳng định ba trụ cột của Liên Hợp Quốc là An ninh-Chính trị, Phát triển và Quyền con người. Việt Nam tiếp tục cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và một trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, ủng hộ vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc trong hệ thống quản trị toàn cầu, cho rằng cần có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện để xử lý các thách thức chung như dịch bệnh, biến đổi khí hậu.
Điểm nhấn thứ hai trong chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Việt Nam tại trụ sở Liên Hợp Quốc là phía Việt Nam đặc biệt coi trọng mối quan hệ ASEAN – Liên Hợp Quốc.
Các cuộc gặp và làm việc của Thủ tướng Việt Nam với các lãnh đạo hai cơ quan chuyên môn quan trọng của Liên Hợp Quốc là “Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc” (UNDP) và “Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc” (UNICEF) cũng thu được nhiều kết quả quan trọng.
Nói chung, chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Việt Nam lần này đã góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam tại tổ chức quốc tế lớn nhất này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала