Chuyên gia giải thích cách châu Âu xác định nước nào phải bị rét cóng mà không có khí đốt

© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhVật thể của đường ống dẫn khí Yamal - Châu Âu ở Ba Lan
Vật thể của đường ống dẫn khí Yamal - Châu Âu ở Ba Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2022
Đăng ký
Nếu nguồn cung cấp khí đốt từ Nga sang châu Âu hoàn toàn bị cắt, giá sẽ tăng cao hơn mức hiện tại, tình trạng thiếu hụt sẽ trầm trọng hơn. Ông ông Igor Yushkov, nhà phân tích hàng đầu của Quỹ An ninh Năng lượng quốc gia, nói với hãng tin Prime rằng Brussels không có cách nào hiệu quả để buộc một số thành viên EU bán khí đốt của họ cho nước khác.
Ông nhắc lại rằng hiện nay trên thế giới không còn khí đốt miễn phí, do đó, nếu một số quốc gia từ chối mua nó từ Nga, thì cần phải có các nguồn khác thay thế. Ví dụ, Ba Lan khi ngừng mua khí đốt trực tiếp của Nga đã tăng khối lượng mua từ Đức.
Ủy ban châu Âu đang thảo luận về khả năng buộc các quốc gia có thị phần lớn khí đốt từ các nhà cung cấp thay thế phải bán lại nó cho những người phụ thuộc nhiều hơn vào Nga, nhưng không có đòn bẩy hiệu quả nào cho việc này. Vào mùa hè, các quốc gia có thể tình nguyện làm điều này, nhưng vào mùa đông, điều này khó xảy ra, ông Yushkov khẳng định.
Dòng chảy phương Bắc-2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2022
Tại sao châu Âu không thể thay thế khí đốt của Nga?

“Bản thân người Đức sẽ lấy gì mà dùng? Người Đức phải lạnh cóng để người Ba Lan không bị đóng băng hay sao? Đó là một cơ sở không vững vàng. Ai sẽ quyết định người Đức cần phải rét cóng bao nhiêu và người Ba Lan không nên đóng băng bao nhiêu? Ranh giới bình đẳng ở đâu? Không có cơ sở pháp lý nào cho việc này”, - ông Yushkov tổng kết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала