Chuyên gia: Thổ Nhĩ Kỳ tìm ra giải pháp thay thế NATO cho Ankara

© AFP 2023 / Turkish Presidential Press Service / Mustafa KamaciTổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ở Sochi
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ở Sochi - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2022
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Đã đến lúc Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi NATO, tư cách thành viên CSTO có thể trở nên phù hợp trong tương lai gần, nhà sử học Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Perincek nêu quan điểm này với Sputnik.
Trước đó, trên chương trình phát sóng của TVP World, chủ tịch Diễn đàn Trung Đông, nhà sử học và nhà phương Đông Daniel Pipes cho rằng cần loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO vì chính sách và lập trường của nước này đối với việc hai nước Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh. Thổ Nhĩ Kỳ sau đó tuyên bố rằng họ không thể nói "đồng ý" về việc các nước này gia nhập khối quân sự vì cách tiếp cận của họ đối với vấn đề người Kurd.
"Từ lâu, NATO không coi Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh của mình. Từ lâu, họ đã đưa Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi phương trình. Ở Syria, Mỹ ủng hộ PKK/YPG (Đảng Công nhân Kurdistan bị cấm ở Thổ Nhĩ Kỳ) chống lại Thổ Nhĩ Kỳ".
Hoa Kỳ và NATO đã thành lập một khối chống Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải, trong các cuộc họp của NATO ở Ý và Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ được xem như là kẻ thù. Tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ không thuộc NATO, Ankara không thể đảm bảo an ninh, tăng trưởng kinh tế trong NATO. Cần nhìn sang Âu-Á, Nga, Trung Quốc, Syria, Azerbaijan. Với việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO, bắt đầu quá trình kiểm soát của phương Tây đối với Ankara, nhà phân tích nhận định.
Tổng thống Nga V.Putin đã chủ trì phiên họp của Hội đồng An ninh Tập thể CSTO - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2022
Bộ trưởng Quốc phòng Belarus không loại trừ việc mở rộng CSTO
Theo ông, sau khi rời NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có thể tổ chức một khối quân sự với các nước Á-Âu, phát triển hợp tác theo hướng này.
"Chiến lược của NATO là nhằm chia rẽ thế giới, gieo rắc chiến tranh. Trong tương lai gần, tư cách thành viên của CSTO hoặc một tổ chức mới khác sẽ trở nên phù hợp với Thổ Nhĩ Kỳ", - nhà sử học tin tưởng.

Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO)

Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan, được thành lập vào ngày 14 tháng 5 năm 2002. Phù hợp với Hiến chương CSTO, các mục tiêu chính của tổ chức là tăng cường hòa bình, an ninh quốc tế và khu vực và ổn định, dựa trên cơ sở tập thể để bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của các quốc gia thành viên, để đạt được mục tiêu này các nước ưu tiên sử dụng phương tiện chính trị.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала