https://vn.sputniknews.com/20220522/nato-roi-vao-mot-bay-se-khien-lien-minh-suy-yeu-nghiem-trong-15300605.html
NATO rơi vào bẫy sẽ khiến Liên minh suy yếu nghiêm trọng
NATO rơi vào bẫy sẽ khiến Liên minh suy yếu nghiêm trọng
Moskva (Sputnik) - Việc Thổ Nhĩ Kỳ không tán thành Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO đang đẩy liên minh vào một cái bẫy sẽ làm suy yếu nó trong nhiều thập... 22.05.2022, Sputnik Việt Nam
2022-05-22T21:23+0700
2022-05-22T21:23+0700
2022-05-22T21:51+0700
nato
phương tây
thổ nhĩ kỳ
phần lan
thụy điển
chính trị
thế giới
báo chí thế giới
/html/head/meta[@name='og:title']/@content
/html/head/meta[@name='og:description']/@content
https://cdnn1.img.vn.sputniknews.com/img/07e6/04/12/14792407_0:248:3077:1978_1920x0_80_0_0_28ef3302c9ccd4d7242870d15f983355.jpg
Bài báo nhấn mạnh, các nước phương Tây có thể gây áp lực lên Ankara để ảnh hưởng đến lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ. Ví dụ, chặn thỏa thuận bán máy bay chiến đấu F-16 nâng cấp hoặc hạn chế khả năng tương tác của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với lực lượng vũ trang các thành viên khác trong NATO.Ông Mark Episkopos ghi nhận rằng không có cơ chế loại trừ các quốc gia trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương và không chắc Erdogan sẽ tự ý rời bỏ NATO.Theo tác giả, các quan chức cấp cao ở Washington và Brussels coi việc mở rộng khối ở Scandinavia là thành công chắc chắn sẽ củng cố liên minh trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở châu Âu. Trên thực tế, họ đã khởi xướng quá trình nguy hiểm với những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra đối với sự thống nhất lâu dài của phương Tây, ông Episcopos kết luận.Việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATOPhần Lan và Thụy Điển bắt đầu nói về khả năng từ bỏ quan điểm trung lập và gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương trong bối cảnh chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina. Người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg nói rằng Liên minh sẽ rất vui khi thấy các quốc gia Scandinavia đứng trong hàng ngũ của mình và tạo cơ hội cho họ hội nhập nhanh chóng.Moskva nhấn mạnh NATO có mục đích đối đầu. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov lưu ý, việc NATO mở rộng hơn nữa sẽ không mang lại an ninh lớn hơn cho châu Âu. Đồng thời, đại diện Điện Kremlin nêu rõ rằng ông không coi sự gia nhập tiềm năng của Helsinki và Stockholm vào NATO là mối đe dọa hiện hữu đối với Moskva.
https://vn.sputniknews.com/20220522/cac-chuyen-gia-my-hoai-nghi-viec-thuy-dien-va-phan-lan-gia-nhap-nato-15293133.html
phương tây
thổ nhĩ kỳ
phần lan
thụy điển
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rosiya Segodnya“
2022
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rosiya Segodnya“
https://cdnn1.img.vn.sputniknews.com/img/07e6/04/12/14792407_70:0:2801:2048_1920x0_80_0_0_97d99a1a75ea50e2ab383d10a9a3f1e6.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rosiya Segodnya“
nato, phương tây, thổ nhĩ kỳ, phần lan, thụy điển, chính trị, thế giới, báo chí thế giới
NATO rơi vào bẫy sẽ khiến Liên minh suy yếu nghiêm trọng
21:23 22.05.2022 (Đã cập nhật: 21:51 22.05.2022) Moskva (Sputnik) - Việc Thổ Nhĩ Kỳ không tán thành Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO đang đẩy liên minh vào một cái bẫy sẽ làm suy yếu nó trong nhiều thập kỷ, nhà báo Mark Episkopos của tờ The National Interest viết.
Bài báo nhấn mạnh,
các nước phương Tây có thể gây áp lực lên Ankara để ảnh hưởng đến lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ. Ví dụ, chặn thỏa thuận bán máy bay chiến đấu F-16 nâng cấp hoặc hạn chế khả năng tương tác của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với lực lượng vũ trang các thành viên khác trong NATO.
"Tuy nhiên, những động thái này có thể phản tác dụng. Ông Erdogan thà đánh cược gấp đôi còn hơn lùi bước. Ông ta đã làm như vậy để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây sau khi mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga năm 2017. Hậu quả sức ép tập thể sẽ phá hủy sự đoàn kết trong NATO” – nhà báo Mark Episcopos viết.
Ông Mark Episkopos ghi nhận rằng không có cơ chế loại trừ các quốc gia trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương và không chắc Erdogan sẽ tự ý
rời bỏ NATO.
“Thổ Nhĩ Kỳ bị xúc phạm sẽ làm suy yếu nội bộ NATO trong nhiều thập kỷ” - nhà báo Mark Episkopos dự đoán.
Theo tác giả, các quan chức cấp cao ở Washington và Brussels coi việc mở rộng khối ở Scandinavia là thành công chắc chắn sẽ củng cố liên minh trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở
châu Âu. Trên thực tế, họ đã khởi xướng quá trình nguy hiểm với những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra đối với sự thống nhất lâu dài của phương Tây, ông Episcopos kết luận.
Việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO
Phần Lan và Thụy Điển bắt đầu nói về khả năng từ bỏ quan điểm trung lập và gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương trong bối cảnh chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina.
Người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg nói rằng Liên minh sẽ rất vui khi thấy các quốc gia Scandinavia đứng trong hàng ngũ của mình và tạo cơ hội cho họ hội nhập nhanh chóng.
Moskva nhấn mạnh NATO có mục đích đối đầu. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov lưu ý, việc NATO mở rộng hơn nữa sẽ không mang lại an ninh lớn hơn cho châu Âu. Đồng thời,
đại diện Điện Kremlin nêu rõ rằng ông không coi sự gia nhập tiềm năng của Helsinki và Stockholm vào NATO là mối đe dọa hiện hữu đối với Moskva.