Sự khôn khéo của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên đất Mỹ

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi gặp kiều bào và du hoc sinh tiêu biểu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi gặp kiều bào và du hoc sinh tiêu biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2022
Đăng ký
Chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Mỹ dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ cho thấy lập trường đối ngoại kiên định của Hà Nội trong một thế giới đầy hỗn tạp.
Chuyến công du, những gì mà Thủ tướng Phạm Minh Chính nói và làm trên đất Mỹ, cho thấy “một Việt Nam rất khác” – vị thế đất nước thay đổi, tiến rất xa, được bạn bè quốc tế coi trọng. Ông Phạm Minh Chính cũng đã khéo léo lồng ghép chính sách đối ngoại Việt Nam ngay trên đất Mỹ.

Sự khéo léo của ông Phạm Minh Chính trên đất Mỹ

Thông qua các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, làm việc trao đổi cả trực tiếp và gián tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khéo léo nêu bật đường lối đối ngoại, chính sách đối ngoại và đối nội của Việt Nam, thuyết phục hoặc chí ít khiến người Mỹ phải thay đổi cách nhìn về người Việt.
Tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ rõ quan điểm, chính kiến và những ứng xử ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế.
Ông Chính tuyên bố, Việt Nam không chọn phe. Hà Nội không đi với bên này chống bên kia, không nhất bên trọng, nhất bên khinh, mà luôn đứng về phía chính nghĩa vì hòa bình, tiến bộ.

“Giữa độc lập và phụ thuộc, chúng tôi luôn chọn độc lập với tinh thần 'không có gì quý hơn độc lập tự do' của Chủ tịch Hồ Chí Minh; giữa thương lượng và đối đầu, chúng tôi chọn thương lượng; giữa đối thoại và xung đột, chúng tôi chọn đối thoại; giữa hòa bình và chiến tranh, chúng tôi chọn hòa bình; giữa hợp tác và cạnh tranh, chúng tôi chọn hợp tác, còn cạnh tranh phải lành mạnh, bình đẳng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau”, Thủ tướng Việt Nam khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Sàn giao dịch chứng khoán New York - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2022
Ông Phạm Minh Chính rung chuông gõ búa ở sàn chứng khoán lớn nhất thế giới
Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thể hiện nhất quán đường lối đối ngoại của Việt Nam là vì độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế trong bối cảnh toàn cầu phức tạp như hiện nay.
Những “lời gan ruột” của Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đồng thời phát đi thông điệp về một Việt Nam “là bạn bè, là đối tác đáng tin cậy, chân thành và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
Trong 7 ngày đi Mỹ, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đã có nhiều phát biểu về định hướng phát triển quan hệ ASEAN - Mỹ và tình hình quốc tế, khu vực, trong đó, Hà Nội tiếp tục nêu cao vai trò của đảm bảo hòa bình, ổn định, trong đó các quốc gia cần hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, kiểm soát bất đồng, thượng tôn pháp luật, vì lợi ích của nhau.
Ở diễn đàn đa phương, Việt Nam đã khéo léo kêu gọi ASEAN - Mỹ cùng các đối tác khác cần nỗ lực hợp tác, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, trên tinh thần thượng tôn pháp luật quốc tế, kiềm chế, không sử dụng vũ lực, tránh có các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình, xói mòn lòng tin giữa các quốc gia.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangTổng thống Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr. đón Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr. đón Thủ tướng Phạm Minh Chính. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2022
Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr. đón Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nêu ra ưu tiên khôi phục dòng chảy thương mại, đầu tư; đề cao cách tiếp cận toàn cầu, chủ nghĩa đa phương trong giải quyết các vấn đề toàn cầu như phòng chống dịch bệnh, chống biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, trong khi vẫn tái khẳng định quan điểm một Việt Nam độc lập, tự chủ, tự cường về kinh tế.

Bước tiến lịch sử trong quan hệ Việt – Mỹ

Như Sputnik đề cập, gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết cá nhân ông luôn dành nhiều tình cảm cho đất nước và người dân Việt Nam.
Hai lãnh đạo Việt Nam và Mỹ thống nhất quên đi quá khứ hận thù - gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, khai thác tối đa tiềm năng, cơ hội hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế - thương mại - đầu tư.
Việt Nam và Mỹ cũng nhất trí sẽ tiếp tục phối hợp giải quyết hiệu quả các vướng mắc, bảo đảm cán cân thương mại song phương hài hòa, bền vững, ưu tiên các lĩnh vực mới mà Việt Nam có nhu cầu và Mỹ có thế mạnh và nguồn lực như công nghệ mới, kinh tế số, năng lượng sạch...
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2022
Đại sứ Marc Knapper: Quan hệ Việt – Mỹ chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay
Theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS - Yusof Ishak Institute, Singapore), đây, tuy không phải cuộc gặp chính thức giữa Thủ tướng và Tổng thống Mỹ, nhưng chuyến thăm này vẫn là bước tiến tích cực trong quan hệ song phương.
“Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch làm hạn chế những tiếp xúc cấp cao giữa hai nước trong thời gian dài vừa qua”, TS. Lê Hồng Hiệp nêu rõ.
Theo GS. Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam bày tỏ trên cổng thông tin Chính phủ, chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đạt được mục tiêu đề ra với những kết quả toàn diện, vừa cụ thể, thiết thực, vừa có ý nghĩa chiến lược, lâu dài, tạo ra những dấu ấn lớn, đồng thời khẳng định nhiều thông điệp quan trọng về các vấn đề trong nước và quốc tế.
GS. Vũ Minh Giang nhắc lại, Hoa Kỳ là một siêu cường mà bất kỳ vấn đề nào trên thế giới cũng khó có thể tránh liên quan đến siêu cường này. Vì vậy, hầu hết các quốc gia khi xây dựng và triển khai các chiến lược, kế sách cũng đều ít nhiều có nội dung liên quan đến Hoa Kỳ.
Các tài liệu lịch sử cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đã có quan hệ khá lâu đời. Từ sau thế kỷ 18, giữa hai nước đã xuất hiện những quan hệ đầu tiên. Khi đó, Đại sứ Hoa Kỳ tại Pháp, sau này trở thành Tổng thống thứ 3 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Thomas Jefferson – có sự quan tâm đặc biệt tới Việt Nam thông qua những sách vở của Pháp viết về Việt Nam mà ông đã đọc.
Các cô gái bên cờ Mỹ và cờ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.05.2022
Đã đến lúc Việt Nam nâng tầm quan hệ với Mỹ lên Đối tác chiến lược?
Do đó, Thomas Jefferson đã liên hệ gặp Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh để xin những hạt giống lúa của Nam Bộ về trồng tại trang trại của ông ở Hoa Kỳ. Sau này, khi làm Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1803, ông đã cử một phái bộ sang Việt Nam.
Tuy nhiên, rất tiếc, tại thời điểm đó, vì nhiều lý do nên quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ đã không thành công. Năm 2000 khi sang thăm Việt Nam, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã nhắc lại câu chuyện này trong bài diễn văn tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

“Trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đến nay đã có những bước tiến dài và quan trọng”, chuyên gia nói.

GS. Vũ Minh Giang nhắc lại câu chuyện năm 1995 với cuộc gặp lịch sử của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ McNamara với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã có một câu nói quan trọng trong cuộc gặp đó:
“Nếu như Hoa Kỳ mà hiểu Việt Nam như lúc này (1995) thì đã không có cuộc chiến tranh xảy ra”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Phó Tổng Thư ký LHQ Amina J. Mohamed - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2022
Thủ tướng Việt Nam nói về Biển Đông và tình hình Ukraina với lãnh đạo Liên Hợp Quốc
Như vậy, theo GS. Giang, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, ngoài sự quan tâm chung của Việt Nam đối với một siêu cường, còn có quan hệ riêng đặc biệt.
“Trải qua hàng loạt thăng trầm đó, đến ngày hôm nay, quan hệ hai nước đã có những bước tiến rất dài, nhất là qua chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Hoa Kỳ vừa qua. Sự phát triển theo chiều sâu và tăng cường hơn nữa sự tin cậy giữa hai nước đã có bước phát triển rất căn bản”, GS. Vũ Minh Giang nói và lưu ý, điều này mở ra những phương hướng mới cho quan hệ giữa Hà Nội và Washington.
Theo Thiếu tướng, GS. Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng nói với VnExpress, chuyến thăm Hoa Kỳ và các phát biểu phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính không chỉ góp phần nâng cao vị thế, uy tín, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới mà còn tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam – Mỹ, Việt Nam – Liên Hợp Quốc với những bước tiến mới.

Việt Nam có tiếng nói trong những vấn đề quan trọng của thế giới

GS. Vũ Minh Giang nêu ý kiến cho rằng, thế giới biết nhiều đến Việt Nam ở vị trí địa-chiến lược trong một khu vực chiến lược trọng yếu hàng đầu trên thế giới.
“Không một nước nào khi có mối quan tâm tới Đông Nam Á lại không coi trọng vị trí của Việt Nam”, GS. Giang cho hay.
Samsung Electronics Co. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2022
“Cất nóc nhà” Trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á, Samsung giữ lời hứa với Việt Nam
Tuy nhiên, theo chuyên gia, đó mới là những yếu tố tĩnh. Ở đây, ông muốn nói đến vị thế của Việt Nam trong giai đoạn từ khi tiến thành công cuộc đổi mới đến nay.
“Với vị trí của mình trước hết ở khu vực Đông Nam Á, sau đó rộng ra châu Á, giờ đây rõ ràng Việt Nam có tiếng nói ở các vấn đề quan trọng của thế giới. Đó chính là khẳng định trọng lượng trong mối quan hệ của Việt Nam với các nước, trong đó có Hoa Kỳ, tăng lên rất nhanh, rất mạnh”, GS. Vũ Minh Giang nhấn mạnh.
Ông Giang cũng cho rằng chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính phản ánh cả hai mặt. Một mặt phản ánh sự quan tâm của Hoa Kỳ tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một mặt khẳng định vị thế của Việt Nam “bây giờ đã nhiều phần tiến xa”.
Vì vậy, theo chuyên gia, việc Hoa Kỳ thể hiện tinh thần trọng thị đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính, đối với đoàn Việt Nam chính là thể hiện vị thế của đất nước trong quan hệ quốc tế hiện nay.
“Điều này cũng chỉ ra rằng Việt Nam đã có vai trò trong các vấn đề lớn của thế giới”, GS. Vũ Minh Giang nhận định.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ.
Theo phân tích của ông, mọi quan hệ ngoại giao trước tiên là vì lợi ích quốc gia, nhưng mặt khác, quan hệ ngoại giao song phương, đa phương còn hướng tới những vấn đề lớn để làm cho thế giới ngày một tốt đẹp hơn. Việt Nam đã trở thành quốc gia có vị thế để làm những việc như vậy, và đó cũng chính là mong muốn của Hà Nội.
Đặc biệt, trong khi thế giới đang có nhiều vấn đề đặt ra, không thể chỉ giải quyết theo những cách đơn giản. Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam vẫn nhất quán cách hành xử "chân thành, lòng tin và trách nhiệm" đối với các nước nói chung và Hoa Kỳ nói riêng.
“Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhận được sự đáp lại thịnh tình từ phía Hoa Kỳ. Chuyến đi thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng minh điều đó”, chuyên gia phân tích.
GS. Vũ Minh Giang tin tưởng trong thời gian tới, quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp theo hướng hiểu và tin cậy nhau hơn. Trên cơ sở đó, hai bên cùng nhau góp phần giải quyết những bài toán có ý nghĩa trên quy mô rộng lớn hơn, không chỉ mang lại những lợi ích cho hai quốc gia mà còn ảnh hưởng tốt hơn cho khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida thăm Bangkok - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2022
Chuyến thăm của Kishida tới Đông Nam Á - Nhật Bản tôn trọng ASEAN, kể cả về vấn đề trừng phạt Nga
Còn theo tướng Nguyễn Hồng Quân, quan điểm phát biểu “Việt Nam không chọn bên” của Thủ tướng Phạm Minh Chính tái khẳng định lập trường đối ngoại độc lập tự chủ, chọn chân lý, lẽ phải, vì lợi ích tối cao của quốc gia, dân tộc.
“Điều này cũng nhất quán với chính sách quốc phòng bốn không của Việt Nam là không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, GS. Nguyễn Hồng Quân đúc kết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала