Chuyến thăm Nhật Bản của Joe Biden gây ra mối đe dọa an ninh châu Á?

© AP Photo / Evan VucciTổng thống Mỹ Joe Biden gặp Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Tokyo
Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Tokyo - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2022
Đăng ký
Washington và Tokyo đã sẵn sàng cùng nhau đối phó với những thách thức an ninh mới. Đây là kết quả chính của cuộc hội đàm tại Tokyo giữa Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong thời gian chuyến thăm Nhật Bản, ông Biden đã đưa ra nhiều tuyên bố quan trọng.
Trong số đó có cả tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc, nghe có vẻ khá khiêu khích đối với mối quan hệ với Bắc Kinh. Lời tuyên bố này đã gây ra phản ứng tương ứng từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Có nghĩa là lời tuyên bố này chỉ làm tăng chứ không làm giảm các tình huống dễ bùng nổ trong khu vực, chuyên gia Nga nhận xét.
Ví dụ, người đứng đầu Nhà Trắng đã làm rõ thái độ của Hoa Kỳ đối với vấn đề Đài Loan. Joe Biden tuyên bố, quân đội Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu bị Trung Quốc xâm chiếm. Như vậy, trên thực tế, Washington đã từ bỏ chính sách "mơ hồ chiến lược" đối với Đài Loan. Mặc dù trong lời nói chính quyền Mỹ vẫn tuyên bố cam kết với chính sách "một Trung Quốc".
Tổng thống Mỹ Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2022
Biden nhắc lại lập trường của Mỹ về Đài Loan không thay đổi
Tuy nhiên, “chiến lược mới” của Hoa Kỳ góp phần trực tiếp vào việc tạo ra một cuộc xung đột quân sự ở châu Á: không giống như kịch bản Ukraina ở châu Âu, nhưng cũng có nguy cơ leo thang, - ông Alexander Lomanov, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương tại IMEMO RAS, cho biết:

“Hoa Kỳ có ý định kích động chạy đua vũ trang quy mô lớn ở châu Á với sự tham gia của Trung Quốc, đồng thời họ coi thường những lo ngại của Bắc Kinh. Vì vậy, một tình huống rất nguy hiểm đang được tạo ra trong khu vực. Washington không tính đến việc trong trường hợp xảy ra sự kiện "không thể đảo ngược" (có thể là xung đột quân sự quanh hòn đảo), việc Trung Quốc thống nhất được Đài Loan trở thành bất khả thi. Vì Đài Loan sẽ bắt đầu tiến tới độc lập chính thức. Đây là một chiến thuật điển hình của Mỹ - gây bất ổn. Ví dụ, cung cấp cho hòn đảo thêm vũ khí và tuyên bố Hoa Kỳ sẵn sàng bảo vệ Đài Loan bằng các biện pháp quân sự. Theo đó, Trung Quốc phải chuẩn bị để giành chiến thắng trong một cuộc xung đột như vậy, đồng thời Washington nhận thức rõ Bắc Kinh kiên quyết không nhượng bộ trong vấn đề này”.

Về mặt pháp lý, Bắc Kinh đã lường trước khả năng phải tính tới tình huống như vậy

Năm 2005, Trung Quốc đã thông qua Đạo luật chống ly khai, trong đó quy định tất cả các trường hợp Trung Quốc có quyền sử dụng vũ lực đối với bất kỳ vùng lãnh thổ nào của họ (muốn ly khai), chuyên gia nhấn mạnh.
Tuy nhiên, tuyên bố của ông Biden về vấn đề Đài Loan cho thấy rằng, Mỹ đang gia tăng số tiền đặt cược trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.
Do đó, khả năng duy trì nguyên trạng trong khu vực đang thấp đi, chuyên gia Alexander Lomanov nói:

“Tuyên bố công khai của Biden về việc Mỹ sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ Đài Loan là một hành vi khiêu khích. Rõ ràng, Hoa Kỳ khuyến khích Đài Loan thực hiện các bước đi chính trị tiếp theo (nhằm tiến tới độc lập khỏi Trung Quốc). Đương nhiên, chính quyền Hoa Kỳ sẽ coi đây là một biểu hiện bình thường của nền dân chủ trên hòn đảo, chứ không phải hành động phá vỡ nguyên trạng của khu vực. Đài Loan đã lên tiếng muốn đàm phán với Bắc Kinh với tư cách là hai thực thể nhà nước bình đẳng, đương nhiên điều này là không thể. Và Đài Bắc chỉ đơn giản là không xem xét các hình thức đàm phán khác. Hoa Kỳ khuyến khích những quan điểm như vậy của các nhà lãnh đạo Đài Loan, tạo tiền đề cho cuộc chạy đua vũ trang và làm gia tăng rủi ro xung đột quân sự trong khu vực”.

Đài Bắc, Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2022
Hoa Kỳ đang thay đổi cách tiếp cận với vấn đề Đài Loan?
Chuyên gia Lomanov nhấn mạnh, Washington không tính đến một yếu tố quan trọng: không giống như Nga, Trung Quốc là một đối thủ hoàn toàn xa lạ và không hoàn toàn rõ ràng đối với Mỹ, Trung Quốc đang trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế và có cơ hội lớn để tích lũy sức mạnh quân sự.

Nhà Trắng khiêu khích Bắc Kinh

Hơn nữa, chính các tuyên bố cứng rắn của Nhà Trắng đã kích động Bắc Kinh xây dựng tiềm lực tên lửa hạt nhân chiến lược, ông Alexander Lomanov nói:

“Đài Loan là đảo quốc tách rời khỏi lục địa Á-Âu (để đưa quân, nhập khẩu vũ khí và cung cấp nguyên liệu). Theo đó, vấn đề sức mạnh hải quân đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Rốt cuộc, ở đây nói về nguy cơ phong tỏa các tuyến đường biển và khả năng phá vỡ vòng phong tỏa (của một trong các bên tham gia xung đột). Cuộc xung đột tiềm năng đang đẩy Trung Quốc vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân. Ví dụ, nếu tình hình chuyển biến rất bất lợi cho Bắc Kinh. Trong trường hợp này, tiềm năng hạt nhân đảm bảo cho Trung Quốc khả năng răn đe để đối phó đối phương”.

Về mặt này, điều đáng chú ý là gần đây các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hoa Kỳ đã kêu gọi Trung Quốc tham gia vào quá trình giải trừ vũ khí hạt nhân.
© AFP 2023 / Katsumi Kasahara Fumio Kisida
 Fumio Kisida  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2022
Fumio Kisida
Sau các tuyên bố của Joe Biden ở Tokyo (liên quan đến Đài Loan), logic của chính sách ngoại giao Mỹ ngày càng trở nên khó hiểu và biện chứng hơn. Bởi vì những lời tuyên bố như vậy (cũng như chiến lược của Mỹ) không có tác dụng. Một mặt, Washington kêu gọi Bắc Kinh giải trừ vũ khí, và mặt khác phát ngôn đe dọa Trung Quốc. Hơn nữa, những hành vi như vậy có thể dẫn đến leo thang quân sự và những hậu quả rất nặng nề trong khu vực, chuyên gia Lomanov kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала