Dấu hiệu cho thấy Việt Nam có thể đổi ý về điện hạt nhân?

nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2022
Đăng ký
Việt Nam muốn giữ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ xem xét tạm giữ Quy hoạch đối với các vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 tại Việt Nam.
Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, điện hạt nhân là vấn đề cần được nghiên cứu xem xét trong quá trình phát triển ngành năng lượng giai đoạn tiếp theo.

Việt Nam không bị buộc bồi thường vì dừng dự án điện hạt nhân

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã có báo cáo gửi Quốc hội liên quan tiến trình giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 31/2016/QH14 của Quốc hội về việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận giai đoạn 2016-2021.
Đề xuất của Ủy ban Kinh tế đối với Chính phủ xem xét tạm giữ Quy hoạch đối với các vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 cho đến khi cấp có thẩm quyền có quyết định chính thức về vấn đề này là một trong những nội dung đáng chú ý gửi Quốc hội tại Kỳ họp thứ ba, khai mạc sáng 23/5.
Như Sputnik đã thông tin, 13 năm trước, hồi 2009, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 41 về chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Nhà máy điện hạt nhân “Bataan” - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2022
Philippines nghiên cứu dự án hồi sinh nhà máy điện hạt nhân
Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (chuỗi hai nhà máy điện hạt nhân I đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và II đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải), do nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất dựa trên ước tính về tình trạng thiếu điện ở Việt Nam tính đến 2020.
Đề nghị được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư xây dựng, Liên bang Nga hỗ trợ kinh phí qua khoản vay hơn 10 tỷ USD, Nhật Bản cũng sẵn sàng cung ứng phụ trợ vốn ODA làm điện hạt nhân. Tuy nhiên, đến Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 31/2016/QH14 về dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án này có hiệu lực từ ngày 22/11/2016. Tổng chi phí đã thực hiện của 7 dự án thành phần là khoảng 2.307 tỷ đồng.
Theo nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Việt Nam buộc phải dừng điện hạt nhân vì lý do kinh tế chứ không phải vấn đề công nghệ.
Qua giám sát, Ủy ban Kinh tế cho biết, về giải quyết các vấn đề liên quan đến việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng đã đầu tư cho Dự án được sử dụng, tận dụng hợp lý, bước đầu hình thành nguồn nhân lực và một số hạ tầng để tạo cơ sở cho việc phát triển ngành năng lượng nguyên tử trong tương lai.
“Các đối tác quốc tế thấu hiểu và thông cảm với điều kiện với Việt Nam, không yêu cầu bồi hoàn các kinh phí đã hỗ trợ”, Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh.
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2022
Việt Nam sẽ quay trở lại với dự án nhà máy điện hạt nhân? Nếu có, với ai?

Già yếu, qua đời vẫn không thể sang tên đổi chủ đất

Về thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban cho biết, các cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 31/2016/QH14, Nghị quyết số 115/NQ-CP đã phát huy hiệu quả, góp phần đem lại sự thay đổi mạnh mẽ, đem lại diện mạo mới cho tỉnh Ninh Thuận.
Việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận những năm qua đạt được những thành tựu vượt bậc; khả năng thu hút đầu tư được cải thiện đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn; cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư một cách đồng bộ; đời sống nhân dân từng bước được nâng cao; công tác giảm nghèo, an sinh xã hội có những kết quả tích cực.
Tuy nhiên, báo cáo giám sát cũng nêu rõ, công tác thông tin, tuyên truyền chưa đạt hiệu quả mong muốn, vẫn còn tình trạng người dân bức xúc, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương.
Ủy ban nêu thẳng thắn rằng, Đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển khu dân cư đối với các vị trí trước đây quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 đến nay chưa được phê duyệt, dẫn đến đời sống của một bộ phận nhân dân gặp khó khăn.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2022
Việt Nam nên “suy nghĩ lại” về dự án điện hạt nhân Ninh Thuận?
Cùng với đó, người dân chưa an tâm, ổn định sản xuất, gặp khó khăn trong thực hiện các quyền, hoạt động liên quan đến đất đai, từ đó dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai trong khu vực này.
Cũng theo kết quả giám sát của Ủy ban Kinh tế, nhân dân trong vùng Dự án phải thu hồi đất phải trải qua thời gian dài chờ đợi, bị hạn chế quyền lợi, không được thực hiện các quyền về sử dụng đất trên mảnh đất của mình. Theo thông tin trên Vietnamnet, họ không được mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; không được thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn, mở rộng sản xuất.
“Có trường hợp là chủ sử dụng đất đã già yếu, qua đời nhưng không thể sang tên, tặng cho, thừa kế cho thế hệ sau; không được sửa chữa, mở rộng hoặc xây dựng mới nhà ở, công việc làm ăn, sản xuất bị ngưng trệ”, báo cáo đề cập.

Tránh lãng phí nhân lực về điện hạt nhân Nga đã đào tạo cho Việt Nam

Báo cáo giám sát của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng nêu, Bộ GD&ĐT đã đàm phán với phía Nga để tiếp tục đào tạo du học sinh về lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Giai đoạn 2010-2018, có 447 du học sinh đào tạo tại Liên bang Nga, trong số đó, còn 6 du học sinh đang tiếp tục theo học và sẽ tốt nghiệp trong giai đoạn 2022-2024, 441 du học sinh đã tốt nghiệp hoặc thôi học.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
“Quyết định lịch sử”. Việt Nam nói về việc dừng dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận
Bên cạnh đó, trích báo cáo số 476/BGDĐT-KHCNMT ngày 15/2/2022 của Bộ GD-ĐT thì “không xác định được cụ thể số lượng du học sinh thôi học”.
Đáng chú ý, đến nay, có 15 du học sinh được phía Nga đề xuất và phía Việt Nam thống nhất cho tham gia các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Liên bang Nga (ROSATOM) tại Bangladesh và Cộng hòa Belarus.
Các du học sinh về nước có nguyện vọng được bố trí làm việc tại Bộ Khoa học và Công nghệ cũng như các nhà máy nhiệt điện và thủy điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Trước đó, Chính phủ nhấn mạnh, nguồn nhân lực điện hạt nhân hiện được đào tạo tại Liên bang Nga và Nhật Bản sẽ tiếp tục được đào tạo để hoàn thành tốt nghiệp với thiện chí của Chính phủ Nga và Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ đào tạo cho các sinh viên đến khi tốt nghiệp.
Đây là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản có thể sử dụng trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình cũng như trong các nhà máy nhiệt điện và các ban quản lý dự án nhà máy nhiệt điện của EVN.
Báo cáo giám sát cũng nêu một số vướng mắc về thuế, chi phí của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liên quan đến quá trình triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận chưa được xử lý triệt để như:
Chi phí của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tương đối lớn (1.496 tỷ đồng trước thuế, không bao gồm chi phí các hạng mục công trình đã chuyển giao sử dụng cho mục đích khác) nhưng chưa hình thành tài sản cố định; cần được cấp có thẩm quyền cho phép hạch toán vào chi phí chung của EVN để thu hồi vốn đầu tư cho các dự án khác;
Đã tạm ứng chi thực hiện Dự án di dân tái định cư của các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận số tiền là 196,8 tỷ đồng nhưng chưa được hoàn trả;
Không được hoàn, bù trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào liên quan đến Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận…
Rosatom - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2022
Việt Nam quan tâm đến công nghệ năng lượng tái tạo của Rosatom

Tạm giữ quy hoạch vị trí xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Qua giám sát, Ủy ban Kinh tế nêu rõ, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 đã đưa ra quan điểm chỉ đạo "bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội", "phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng", đồng thời giao Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo việc "khẩn trương triển khai các cam kết quốc tế trong việc nghiên cứu ứng dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hoà bình".
“Việt Nam đã ký kết nhiều thỏa thuận và cam kết quốc tế song phương và đa phương, đặc biệt là với Nga và Nhật Bản về phát triển điện hạt nhân cũng như các ứng dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình khác”, Ủy ban Kinh tế nhắc lại.
Sau COP26, các nước tham gia đã công nhận điện hạt nhân là loại hình sản xuất điện sạch, không phát thải khí nhà kính, góp phần quan trọng trong việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Tấm năng lượng mặt trời và tuabin gió sản xuất ra điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2022
G7 cấp vốn cho Việt Nam tạo năng lượng tái sinh
Do đó, Ủy ban Kinh tế cho rằng, để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước, bảo đảm an ninh cho hệ thống điện với nhu cầu đa dạng nguồn phát, đặc biệt là bảo đảm nguồn phát nền cho nguồn điện tái tạo đang bùng nổ trong thời gian gần đây, theo lộ trình giảm phát thải tiến tới đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, điện hạt nhân là vấn đề cần được nghiên cứu, xem xét trong quá trình phát triển ngành năng lượng Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
Cơ quan giám sát cho rằng, việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân đưa vào quy hoạch là quá trình lâu dài, cẩn trọng, tuân thủ quy định chặt chẽ và rất tốn kém.

“Các địa điểm quy hoạch xây dựng các Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 cũng đã trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài, lựa chọn kỹ lưỡng, đáp ứng được các tiêu chí khắt khe của quốc tế, đồng thời nhận được sự ủng hộ của chính quyền và Nhân dân địa phương”, báo cáo nhận định.

“Có rủi ro trong quan hệ hợp tác”

Theo Ủy ban Kinh tế, hiện nay, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận mới được dừng thực hiện, nếu hủy bỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển điện hạt nhân trong tương lai, đồng thời cũng ảnh hưởng đến quan hệ với các nước đối tác.
“Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ xem xét tạm giữ Quy hoạch đối với các vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 cho đến khi cấp có thẩm quyền có quyết định chính thức về vấn đề này”, Ủy ban Kinh tế đề xuất.
Container chứa than - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2022
Lo khủng hoảng “vàng đen” và năng lượng, Việt Nam sẽ mua than từ châu Phi
Ngoài ra, theo Ủy ban Kinh tế, việc xử lý các cam kết, thỏa thuận với đối tác nước ngoài vẫn còn khó khăn, có tiềm ẩn một số rủi ro trong quan hệ hợp tác nếu không xác định rõ định hướng phát triển điện hạt nhân cũng như xử lý hài hòa lợi ích của các bên.
“Việc điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với khu vực quy hoạch xây dựng các Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 là có rủi ro đối với các quan hệ song phương”, nhà chức trách lưu ý.
Ủy ban Kinh tế cho rằng dù có tiếp tục phát triển điện hạt nhân hoặc không, cần sớm có phương án giải quyết thỏa đáng, kịp thời để tổ chức lại sản xuất, ổn định đời sống và bảo đảm quyền lợi cho người dân chịu ảnh hưởng; nghiên cứu, xây dựng gói hỗ trợ trực tiếp cho người dân trong vùng quy hoạch, phân biệt với các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận “vào thời điểm thích hợp”

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng nêu rõ. việc phát triển điện hạt nhân là giải pháp quan trọng, hữu hiệu để giải quyết những khó khăn, vướng mắc nêu trên.
“Trước mắt, cần có chủ trương của Đảng về phát triển điện hạt nhân, trên cơ sở đó tính toán quy hoạch điện hạt nhân và nghiên cứu tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào thời điểm thích hợp”, báo cáo đề xuất.
Petrovietnam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2022
Dầu khí Việt Nam: “Có người vào tù rồi!”
Báo cáo giám sát cũng nêu rõ, trong thời gian chờ chủ trương chính thức về phát triển điện hạt nhân, Ủy ban đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt "Đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển khu dân cư đối với các vị trí trước đây quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2", có điều chỉnh phạm vi, mục tiêu, nội dung của Đề án cũ theo hướng phù hợp.
Trong đó cho phép cải tạo, chỉnh trang khu dân cư hiện hữu, người dân được cải tạo, xây dựng mới nhà ở với các chỉ tiêu quy hoạch phù hợp với các quy định của các đồ án quy hoạch được phê duyệt; quan tâm đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục, giao thông, an sinh xã hội một cách đồng bộ, kết nối, liên thông với khu vực xung quanh và lân cận; không được xây dựng công trình kiên cố để bảo đảm khả năng sẵn sàng thực hiện chủ trương của các cấp có thẩm quyền về lâu dài.
Sau khi Đề án được phê duyệt, đề nghị Chính phủ bố trí bổ sung từ nguồn vốn ngân sách Trung ương còn lại chưa phân bổ trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 hoặc từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2021, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Vì sao Việt Nam phải dừng nhà máy điện hạt nhân?

Thông cáo báo chí về việc dừng thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận của Văn phòng Chính phủ (VPCP) ngày 22/11/2016 nêu rõ, công nghệ hạt nhân của Liêng bang Nga và Nhật Bản dự kiến sử dụng cho các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đều là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay và có mức độ an toàn rất cao nên hoàn toàn yên tâm.
“Việc dừng thực hiện Dự án không phải với lý do công nghệ mà là do điều kiện kinh tế nước ta hiện nay”, Chính phủ Việt Nam khẳng định.
Quốc kỳ Việt Nam và Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2022
Việt Nam đề nghị Nga miễn thị thực 15 ngày cho du khách như với Lào và Thái Lan
Cụ thể, theo lý giải của nhà chức trách, tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều thay đổi so với thời điểm quyết định chủ trương đầu tư Dự án, dư địa về tiết kiệm điện còn nhiều, khả năng liên kết lưới điện khu vực để trao đổi mua bán điện với các nước láng giềng dự kiến sẽ tăng cường trong thời gian tới và đặc biệt là tiềm năng sử dụng các dạng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời trở nên khả thi về kinh tế do giá thành sản xuất điện từ các dạng năng lượng này đã giảm đáng kể trong giai đoạn 5 năm qua.
“Mặt khác, nước ta đang cần nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển các dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, cũng như nguồn vốn để giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra”, Chính phủ bày tỏ.
Đánh giá về quan hệ với đối tác, Chính phủ khi đó cho hay, việc dừng thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được Chính phủ trao đổi với các đối tác Nga và Nhật Bản cùng với thời điểm báo cáo Quốc hội xin chủ trương dừng thực hiện Dự án.
“Mặc dù các đối tác Nga và Nhật Bản đều bày tỏ sự đáng tiếc về việc dừng thực hiện Dự án với nhiều kết quả đã đạt được trong hợp tác đầu tư xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, song về cơ bản, các đối tác Nga và Nhật Bản đều thể hiện quan hệ hữu nghị, bày tỏ sự cảm thông và tôn trọng quyết định của Việt Nam”, Chính phủ nêu rõ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm Trụ sở Tập đoàn Google. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2022
Apple, Google, Microsoft, Intel: Đầu tư vào Việt Nam là “lựa chọn thông minh”
Đồng thời Chính phủ Nga và Nhật Bản mong muốn sẽ tăng cường hợp tác, hỗ trợ cho Việt Nam một số lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng để thay thế cho hợp tác đầu tư xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Trước tình cảm ấy, Chính phủ Việt Nam đánh giá cao và cảm ơn sâu sắc về thiện chí, sự hỗ trợ của Chính phủ Liên bang Nga và Nhật Bản trong quá trình chuẩn bị đầu tư Dự án, sự hợp tác có hiệu quả của các đối tác tham gia trực tiếp vào Dự án như ROSATOM (Liên bang Nga), JINED (Nhật Bản), v.v...
Chính phủ Việt Nam thống nhất với Chính phủ Liên bang Nga và Nhật Bản về việc giao cho các cơ quan chức năng của các bên bàn bạc, thống nhất phương án sử dụng các kết quả đã đạt được trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án. Việt Nam khẳng định Nga, Nhật Bản là các đối tác hàng đầu, ưu tiên trong trường hợp Việt Nam xây dựng điện hạt nhân trong tương lai.
“Chính phủ Việt Nam khẳng định rằng, việc dừng thực hiện Dự án không làm ảnh hưởng đến quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Liên bang Nga và quan hệ Đối tác sâu rộng với Nhật Bản”, VPCP tái khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала