Chuyên gia: Khủng hoảng lương thực không thể xảy ra tại Việt Nam

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNHoạt động xuất khẩu gạo tại Tổng công ty Lương thực miền Nam
Hoạt động xuất khẩu gạo tại Tổng công ty Lương thực miền Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Khủng hoảng lương thực ngày càng trở thành mối quan tâm chung của toàn thế giới. Sau hai năm đại dịch, thế giới tiếp tục đối mặt với căng thẳng tại Ukraina, lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga. Mới đây nhất, Ấn Độ bất ngờ dừng xuất khẩu lúa mì do hạn hán.
Là quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp, nền kinh tế mở đang phát triển mạnh mẽ, Việt Nam sẽ đối phó ra sao với các tác động của nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu?
Trả lời câu hỏi của Sputnik, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), cho biết:

“Việt Nam không thể có khủng hoảng lương thực. Nhưng tôi phải nhấn mạnh rằng, biến đổi khí hậu là điều Việt Nam cần phải thích ứng với tác động của nó. Trong vụ đông xuân 2015-2016, tác động của biến đổi khí hậu xảy ra tương đương và thậm chí còn mạnh hơn trước đó. Tuy nhiên, với việc thích ứng linh hoạt của Việt Nam, thiệt hại của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lúa hầu như không đáng kể”.

Cảng hàng hóa - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2022
Thêm 6 nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Theo Cục trưởng, Việt Nam hiện có kế hoạch sản xuất trên dưới 7,3 triệu ha đất trồng lúa, khoảng hơn 1 triệu ha đất trồng rau cộng thêm sản lượng về chăn nuôi. Ngoài ra, sản lượng lúa cả nước năm 2021 đạt trên 43,86 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2020.Trong khi đó, tiêu thụ lương thực của người dân khoảng 15 triệu tấn lúa/năm.
“Dự trữ giống, chế biến trong dân hàng năm vẫn dư thừa từ 12-13 triệu tấn để xuất khẩu. Về cơ bản kế hoạch sản xuất này có thể đáp ứng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện thời tiết khí hậu cũng như điều kiện bất thường xảy ra”, Cục trưởng nhấn mạnh.
 Ngũ cốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2022
Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc, tình hình Ukraina và nỗi lo của Bộ Nông nghiệp Việt Nam

Tận dụng triệt để lợi thế nông nghiệp

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, và đang sở hữu những lợi thế nhất định về nguồn cung. Đứng trước nguy cơ khủng hoảng lương thực, liệu Việt Nam có thể biến “nguy” thành “cơ” được hay không?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, đánh giá:

“Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,5 - 6,6 triệu tấn gạo/năm, tương đương 12-13 triệu tấn thóc. Trên thực tế với nhu cầu lúa gạo trong nước thì Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu đến 7 triệu tấn gạo/năm, tương đương 14 triệu tấn thóc/năm. Đây là tiềm năng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Do vậy, Việt Nam có thể biến “nguy” thành “cơ” trong trường hợp này”.

Giáo sư Võ Tòng Xuân nhận Huân chương Mặt Trời Mọc, Tia Sáng Vàng và Ruy Băng Cổ của Chính phủ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2022
Nhật Bản trao Huân chương ‘Mặt trời mọc’ cho ‘Tiến sĩ Lúa gạo’ Việt Nam
Cũng theo Cục trưởng, Việt Nam hoàn toàn có thể nâng số lượng xuất khẩu gạo và vẫn đáp ứng được nguồn cung của thị trường lúa gạo Việt Nam.

“Ngoài ra, điều này cũng đảm bảo được trách nhiệm của Việt Nam trong việc chung tay giải quyết các thách thức về an ninh lương thực toàn cầu”, ông Cường khẳng định.

Cần hay không cây lương thực thay thế?

Để giảm thiểu tác động của “Quả cầu tuyết” về khủng hoảng lương thực, một số quốc gia đẩy mạnh trợ cấp nông nghiệp với các loại lương thực thiết yếu, trong đó có đậu tương. Tại Việt Nam, đậu tương là loại cây được trồng từ khá sớm và là nguyên liệu sản xuất dầu thực vật, protein cho người và nguyên liệu thức ăn gia súc.
Ngũ cốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2022
LHQ: Khủng hoảng ở Ukraina có thể dẫn đến sụt giảm sản lượng nông nghiệp
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Thanh Tuấn, Giảng viên Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho biết hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu cây trồng, đặc biệt là đậu tương, lên đến hàng tỷ đô la để đáp ứng nhu cầu nội tiêu. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do thiếu bộ giống tốt, thích ứng với các vùng sinh thái phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

“Để thực hiện phát triển đậu tương trên quy mô rộng lớn, trước hết cần phải đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu về chọn tạo giống mới, biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp (đặc biệt là cơ giới hóa) nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Cần phải quy hoạch vùng trồng cụ thể, chú trọng thâm canh và mở rộng diện tích những vùng có năng suất cao, diện tích lớn. Phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật cho các vùng trọng điểm để phát huy tối đa năng suất và hiệu quả kinh tế”, TS. Nguyễn Thanh Tuấn đề xuất.

Nông dân chăm sóc rau trên cánh đồng xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội) - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2022
Việt Nam sẽ thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới đến năm 2050?
Biết rõ được lợi thế về nông nghiệp, Việt Nam luôn có phương án đảm bảo an ninh lương thực nội địa để thích ứng linh hoạt với mọi tình huống. Vì vậy, việc phát triển cây lương thực thay thế cây lúa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
“Việt Nam tập trung xác định sản xuất các mặt hàng có lợi thế như lúa gạo. Trong khi đó, ngô hay đậu tương không phải là loại cây lương thực có lợi thế ở Việt Nam. Do vậy, Việt Nam có kế hoạch phát triển ngô hay đậu tương hay không còn căn cứ vào điều kiện thị trường, hiệu quả sản xuất của cây thay thế lúa gạo để có thể thuyết phục được người dân”, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT nêu rõ.
Cũng theo ông Cường, lợi thế này sẽ mang đến lợi thế về mặt sản xuất, cạnh tranh và giá trị đối với các mặt hàng ở Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала