Việt Nam vay Nhật Bản gần 19 tỷ Yên để chế tạo vận hành vệ tinh quan sát Trái Đất

© Depositphotos.com / CookelmaVệ tinh
Vệ tinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2022
Đăng ký
Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam thực hiện dự án vệ tinh quan sát Trái Đất. Ngày 25/5, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) xác nhận về khoản vay trị giá gần 19 tỷ Yên để chế tạo, vận hành vệ tinh quan sát Trái Đất.
Thời gian vay 40 năm, thời gian ân hạn 10 năm, tuy nhiên, điều kiện đấu thầu Công ty Nhật Bản là nhà thầu chính.
Dự án ODA này áp dụng công nghệ vệ tinh radar khẩu độ tổng hợp của Nhật Bản có giá thành thấp, hiệu suất cao, kích thước nhỏ gọn, chi phí thấp và có thể giao ảnh vệ tinh trong thời gian ngắn.

Việt Nam và Nhật Bản ký hiệp định vay ODA làm dự án vệ tinh quan sát Trái Đất

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký với Chính phủ Việt Nam Hiệp định vốn vay ODA trị giá 18,871 tỷ yên (148 triệu USD) cho Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất (Giai đoạn 2)”.
Lễ ký kết đã diễn ra vào ngày 23/5 tại Hà Nội. Cơ quan thực hiện là Trung tâm Vũ trụ Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Khoản vay ODA cho Giai đoạn I trị giá 7.227 triệu yên đã được phê duyệt vào tháng 11/2011, và Hiệp định Vốn vay lần này là cho khoản vay ODA Giai đoạn II.
Điều khoản đặc biệt dành cho Đối tác kinh tế (STEP) được áp dụng cho khoản vay ODA cho dự án này.
Theo JICA, dự án sẽ áp dụng công nghệ vệ tinh radar khẩu độ tổng hợp của Nhật Bản có giá thành thấp, hiệu suất cao, kích thước nhỏ gọn, chi phí thấp và có thể giao ảnh vệ tinh trong thời gian ngắn.
Công nghệ của Nhật Bản này sẽ góp phần vào việc phát triển hệ thống vận hành và vệ tinh được trang bị trong dự án cùng với hoạt động phóng vệ tinh quan sát Trái Đất.

Điều khoản đặc biệt

STEP là từ viết tắt của "Special Terms for Economic Partnership - Điều khoản đặc biệt dành cho Đối tác kinh tế".
Điều khoản này áp dụng cho các dự án cần tận dụng một cách đáng kể công nghệ và bí quyết kỹ thuật của Nhật Bản dựa trên yêu cầu của của các nước đang phát triển về việc sử dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.
Điều kiện cơ bản của khoản vay STEP là nhà thầu chính sẽ là công ty Nhật Bản, hoặc chi nhánh của công ty Nhật Bản tại nước ngoài, hoặc liên doanh giữa công ty Nhật Bản và công ty Việt Nam (Công ty Nhật Bản đứng đầu liên doanh), theo đó, công ty Việt Nam có thể tham gia với tư cách là thành viên của liên doanh Nhật Bản - Việt Nam hoặc là nhà thầu phụ.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng thăm cơ sở sáng tạo và lắp ráp vệ tinh tại thành phố Cannes của Thales Group - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2022
Việt Nam muốn phát triển công nghệ vũ trụ và chế tạo, lắp ráp vệ tinh
Trong một số điều kiện nhất định, liên doanh giữa công ty Nhật Bản và công ty có vốn chủ sở hữu Nhật Bản (công ty Nhật Bản đứng đầu liên doanh) có thể là nhà thầu chính.

Việt Nam được hưởng lợi

Dự án được kỳ vọng sẽ cung cấp trang thiết bị cần thiết cho hoạt động phát triển và sử dụng vệ tinh quan sát trái đất tại Hòa Lạc, Hà Nội, đẩy mạnh việc sử dụng dữ liệu thu được từ vệ tinh, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ vận hành và bảo trì các thiết bị.
Thông qua những hỗ trợ này, dự án sẽ góp phần giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam với việc tăng cường các biện pháp đối phó với thiên tai và lập các kế hoạch khác nhau trên cơ sở dự báo mức độ gia tăng của các thảm họa thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra.
Dự án cũng góp phần thực hiện Mục tiêu số 13 (Hành động cấp thiết để chống lại biến đổi khí hậu và tác động của nó) trong Mục tiêu phát triển bền vững.
Theo JICA, dự kiến tháng 12/2023 sẽ hoàn thành thử nghiệm đưa vệ tinh số 1 vào quỹ đạo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала