Trung Quốc thắng Mỹ tại IPEF

© AP Photo / Vincent ThianCờ của Trung Quốc và Hoa Kỳ tại lễ khai mạc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung tại Bắc Kinh
Cờ của Trung Quốc và Hoa Kỳ tại lễ khai mạc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2022
Đăng ký
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định không đưa Đài Loan vào danh sách thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì thịnh vượng (Indo-Pacific Economic Framework for Prosperity IPEF), nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình

Washington quyết định điều gì?

Trong chuyến thăm Nhật Bản gần đây, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố khởi động dự án hội nhập mới của Hoa Kỳ có tên là Indo-Pacific Economic Framework for Prosperity (IPEF). Mặc dù Joe Biden đã bắt đầu nói về sáng kiến ​​này từ năm ngoái, nhưng vẫn chưa hoàn toàn rõ về những gì được dự kiến ​​trong cấu trúc này. Được biết các nước thành viên sẽ hợp tác trong các lĩnh vực như thương mại công bằng và ổn định; chuỗi cung ứng bền vững; năng lượng sạch và khử cacbon; hợp tác trong lĩnh vực thuế và đấu tranh chống tham nhũng.
Đồng thời, đại diện của nhóm Biden nói rõ rằng các vấn đề về dỡ bỏ thuế quan, mở rộng khu thương mại tự do... sẽ không được thảo luận trong khuôn khổ IPEF. Tất cả các thành viên IPEF sẽ phải tuân thủ các yêu cầu cao về các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và an toàn môi trường. Các yêu cầu này sẽ dựa trên các quy tắc áp dụng ở Hoa Kỳ.
Mặc dù Mỹ không trực tiếp nói ra điều này, nhưng hầu hết các chuyên gia nước ngoài đều cho rằng đây là dự án nhằm chống Trung Quốc, và đặc biệt là chống các hoạt động kinh tế của Trung Quốc ở châu Á, là đối trọng với sáng kiến ​​“Một vành đai, một con đường”.
Washington cũng tự mình quyết định ai sẽ tham gia IPEF. Hiện nay, ngoài Mỹ có 12 quốc gia thành viên là Úc, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Trong danh sách không có các nước ASEAN như Campuchia, Lào, Myanmar. Washington cho rằng các nước này có quan hệ quá chặt chẽ với Trung Quốc. Và tất nhiên, Joe Biden không mời các đối thủ chính của mình là Trung Quốc và Nga tham gia IPEF.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2022
Sáng kiến kinh tế của Biden ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đã trở thành "trò cười"

Joe Biden phản bội Đài Loan

Ngay từ đầu cuộc thảo luận kế hoạch của chính quyền Biden về cấu trúc hội nhập mới, có tin đồn rằng Đài Loan sẽ gia nhập IPEF. Ý tưởng này đã được Quốc hội Hoa Kỳ ủng hộ. Tưởng chừng như điều đó là đương nhiên. Thứ nhất, Đài Loan đã phát triển tất cả những công nghệ và chuỗi sản xuất như sản xuất vi mạch mà các thành viên IPEF đặc biệt quan tâm. Thứ hai, bằng cách kết nạp Đài Loan vào IPEF, Washington sẽ cho Bắc Kinh một cú đá vào mũi, vì Nhà Trắng đang rất cố gắng lôi kéo Đài Loan vào các tổ chức quốc tế.
Tuy nhiên, đã xảy ra sự cố trong tuần này. Washington thông báo Đài Loan sẽ không được đưa vào IPEF. Nhà Trắng giải thích rằng họ không muốn làm đảo lộn hiện trạng ở eo biển Đài Loan. Theo tinh thần nguyên tắc "Một Trung Quốc" mà các chính trị gia Mỹ cam kết trung thành, việc hòn đảo trở thành thành viên trong bất kỳ tổ chức liên chính phủ nào đều giống như tuyên bố về sự độc lập của Đài Bắc, phân biệt với vai trò của Bắc Kinh trong quan hệ quốc tế. Washington thường xuyên ủng hộ chủ nghĩa ly khai như vậy của chính quyền Đài Loan.
Bắc Kinh không thích những bài phát biểu chung như vậy của Washingtonvà Đài Bắc về chủ đề độc lập của hòn đảo. Tờ Thời báo Hoàn cầu, nơi mà giới lãnh đạo CHND Trung Hoa thể hiện lập trường của mình, đã mô tả đề xuất của các nhà lập pháp Hoa Kỳ đưa Đài Loan vào IPEF như "con bài Đài Loan" của chính phủ Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phản ứng trước thông tin về ý định kết nạp Đài Loan vào IPEF: "Trung Quốc sẽ kiên quyết hành động để bảo vệ chủ quyền và an ninh của mình".
Do Bắc Kinh phản đối kịch liệt kế hoạch của Nhà Trắng, Joe Biden không muốn làm trầm trọng thêm quan hệ với Trung Quốc và thực sự đã phản bội Đài Loan. Để trấn an các nhà chức trách trên đảo, Jake Sullivan, phụ tá an ninh của Tổng thống Mỹ, công khai cam kết với Đài Bắc rằng quan hệ kinh tế của Mỹ với hòn đảo sẽ mở rộng, nhưng... "trên cơ sở song phương."
Các chiến sĩ hải quân của khu trục hạm Thẩm Dương - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2022
Quân đội Trung Quốc chuẩn bị cho tình huống xấu nhất ở eo biển Đài Loan
Không thể không đồng ý với ý kiến ​​của một trong những tác giả của tờ South China Morning Post, ông ta đánh giá quyết định của Mỹ loại Đài Loan ra khỏi danh sách các ứng viên xin gia nhập IPEF là "thắng lợi của Trung Quốc."
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала