10 tỉ đồng tiền tham nhũng trong két sắt, tiền mặt ở đâu mà nhiều thế?

© Ảnh : Bùi Doãn Tấn - TTXVNKỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ
Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 9/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng tiếp tục trả lời chất vấn trước Quốc hội về các nội dung liên quan đến xử lý nợ xấu, quản lý, kiểm soát tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nhất là cho vay chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp...
Trong buổi chất vấn sáng nay, 9/6, Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) cho rằng có 2 vấn đề hiện chưa được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời cụ thể và đề nghị làm rõ thêm.
Theo ông Hoà, hiện nay đã có quy định sử dụng tiền mặt trên thị trường, đặc biệt là các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên trong một số vụ án tham nhũng gần đây, công an vô khám xét phát hiện có cá nhân có tới 10 tỉ đồng trong két sắt. Tiền mặt ở đâu mà nhiều như thế?
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2022
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: "Không giải ngân được thì chấm dứt"
Vấn đề tiếp theo là dư luận hiện nay cho rằng đại gia sử dụng tiền mặt rất nhiều đi mua bất động sản. Chỉ cần người bán đồng ý là chuyển tiền mặt hoặc chuyển khoản ngay. Có vấn đề gì trong ngành ngân hàng về sử dụng tiền mặt?
Mặc dù câu hỏi đại biểu đặt ra rất nóng nhưng phần trả lời của thống đốc lại có phần không vào trọng tâm. Theo đó, bà Hồng cho rằng quy định hiện hành với những khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước trên 20 triệu đồng phải chuyển khoản, không được thanh toán bằng tiền mặt.
Với các giao dịch khác, bà Hồng cho hay Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành đang trong quá trình nghiên cứu để xây dựng quy định mới và sẽ xin ý kiến rộng rãi, sẽ phân tích đánh giá tác động với các quy định về vấn đề thanh toán tiền mặt.
Đại biểu Đồng Tháp nêu lại vấn đề đã được chất vấn trước đó liên quan đến thị trường vàng: “Nghị định 24 của Chính phủ ban hành cách đây 10 năm, khi đó vàng trong nước khoảng 35 triệu đồng/ lượng thì nay đã gần 70 triệu đồng/ lượng, thì nghị định này có bất cập hay không? Tại sao không sửa nghị định?”
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2022
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Xe ô tô nhập khẩu diện biếu, tặng không "trốn thuế"
Theo đó, khi Quốc hội chất vấn việc này thì người dân xôn xao về chuyện độc quyền của SJC. Theo ông Hoà, Nhà nước nên giao thêm cho đơn vị, tổ chức khác sản xuất vàng để cạnh tranh với SJC để thị trường vàng hạ sốt. Ông Hoà cho rằng cần phải chấn chỉnh giá vàng cho phù hợp với tình hình thế giới.
Tiếp tục giải trình thêm về độc quyền vàng miếng SJC, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay Nghị định 24 xác định Ngân hàng nhà nước là độc quyền sản xuất vàng miếng chứ không phải SJC mà đây chỉ là đơn vị được thuê.
Tuy nhiên, bà Hồng cho biết: “Trong quá trình tổng kết đánh giá Nghị định 24 trong thời gian tới thì chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu lắng nghe ý kiến của đại biểu và cũng sẽ xin ý kiến của rộng rãi để xem xem là chúng ta lựa chọn như thế nào nhiều thương hiệu khác để cùng sản xuất vàng miếng hay là một thương hiệu của Ngân hàng Nhà nước như hiện hành".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала