Hội nghị SOM ASEAN+3 được diễn ra giữa ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

© Ảnh : Nguyễn Khánh Hòa - TTXVNHội nghị SOM ASEAN và Hội nghị Ban điều hành Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân
Hội nghị SOM ASEAN và Hội nghị Ban điều hành Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 8/6, Hội nghị trực tuyến các quan chức cao cấp (SOM) ASEAN+3 giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã diễn ra.
Theo đó, Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam đã cùng các Thứ trưởng Ngoại giao/Trưởng SOM các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Phó Tổng Thư ký ASEAN tham dự Hội nghị.
Tại Hội nghị SOM ASEAN, các nước rà soát tổng thể công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) và các Hội nghị của ASEAN với các đối tác diễn ra ngày 30/7 - 6/8/2022 tại Phnom Penh, Campuchia; cam kết duy trì hợp tác để hiện thực hóa các ưu tiên, sáng kiến của ASEAN năm 2022; khẳng định quyết tâm thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và Tầm nhìn cộng đồng ASEAN sau 2025, tiếp tục các nỗ lực tập thể ứng phó dịch COVID-19. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phục hồi, tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy triển khai cơ chế công nhận hộ chiếu vaccine giữa các nước...
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2022
Biển Đông
Quốc tế nghĩ gì về quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông?
Đáng chú ý, về Biển Đông, các nước khẳng định lại lập trường nguyên tắc của ASEAN; nhất trí tiến hành các hoạt động kỷ niệm 20 năm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và 40 năm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) trong năm 2022.
Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Vũ Hồ đánh giá cao những thành quả hợp tác ASEAN+3 trong 25 năm qua, đồng thời đây là thời điểm quan trọng để ASEAN+3 đánh giá lại chặng đường phát triển của hợp tác ASEAN+3 và phối hợp đề ra những định hướng mới, thúc đẩy tiến trình ASEAN+3 tiếp tục phát triển, là bộ phận quan trọng của cấu trúc khu vực với ASEAN đóng vai trò chủ đạo, thích ứng với bối cảnh tình hình mới, đóng góp hiệu quả hơn nữa cho tiến trình liên kết và hợp tác khu vực Đông Á.
Biểu tượng của Liên hợp quốc (LHQ) tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) ở New York. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2022
UNGA chọn Việt Nam là Phó chủ tịch đại diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Theo đó, Đại sứ đề nghị các nước ASEAN+3 khẩn trương hoàn tất triển khai Kế hoạch công tác hợp tác ASEAN+3 giai đoạn 2018-2022 và sớm thông qua Kế hoạch công tác giai đoạn 2023-2027, trên cơ sở kế thừa những thành quả hợp tác đã đạt được và đáp ứng với yêu cầu hợp tác trong giai đoạn phát triển mới; khuyến khích các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác với ASEAN trên các lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc của tài liệu quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP); đề nghị các nước cần sớm mở cửa biên giới, tạo thuận lợi cho lưu thông thông suốt cho các hoạt động hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và liên kết kinh tế khu vực.
ASEAN và các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hoan nghênh Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn Đông Á lần thứ 20 cuối năm 2022, hướng tới kỷ niệm 25 năm thiết lập cơ chế ASEAN+3 (1997-2022).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала