Hoa Kỳ mở mặt trận mới ở châu Mỹ Latinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc

© AP Photo / Evan VucciTổng thống Joe Biden phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Giám đốc điều hành Châu Mỹ lần thứ IV, Thứ Năm, ngày 9 tháng 6 năm 2022, tại Los Angeles.
Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Giám đốc điều hành Châu Mỹ lần thứ IV, Thứ Năm, ngày 9 tháng 6 năm 2022, tại Los Angeles. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2022
Đăng ký
Hôm thứ Tư tại thành phố Los Angeles của Mỹ, hội nghị thượng đỉnh các quốc gia châu Mỹ bắt đầu diễn ra. Trong chương trình nghị sự làm việc có động cơ chống Trung Quốc, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.

Những gì Biden đề xuất

Chủ trì cuộc họp, Tổng thống Mỹ Joe Biden, tự mình quyết định mời ai và không mời ai tham dự hội nghị thượng đỉnh này. Các quốc gia cánh tả - Cuba, Venezuela, Nicaragua - đã bị loại khỏi danh sách những nước được mời, dobị cáo buộc không có "dân chủ" ở đó. Các nhà lãnh đạo một số nước Mỹ Latinh không thích cách làm này của Mỹ, và họ từ chối đến hội nghị thượng đỉnh, cử các quan chức cấp thấp đến Los Angeles thay thế, đó là Mexico, Bolivia, Guatemala, Honduras.
Điều này không làm Joe Biden bận tâm, và ông đã có bài phát biểu khai mạc trước thành phần bị cắt giảm này, trong đó ông hứa sẽ hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19, những thay đổi trong chính sách di cư của Hoa Kỳ, cũng như hỗ trợ kinh tế cho các nước Mỹ Latinh (trước thềm hội nghị thượng đỉnh, có thông tin Washington sẽ phân bổ 300 triệu USD).
© AFP 2023 / Chandan KhannaTổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại phiên họp toàn thể của Hội nghị cấp cao châu Mỹ lần thứ 9 tại Los Angeles
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại phiên họp toàn thể của Hội nghị cấp cao châu Mỹ lần thứ 9 tại Los Angeles - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2022
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại phiên họp toàn thể của Hội nghị cấp cao châu Mỹ lần thứ 9 tại Los Angeles
Trọng tâm hội nghị là dự án mới của chính quyền Joe Biden, được gọi là "Quan hệ đối tác của Mỹ vì thịnh vượng kinh tế". Giống như chương trình "Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương" (IPEF) vừa được công bố tại Tokyo, chương trình này nhằm hỗ trợ sự phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia trong khu vực và đảm bảo sự vận hành trơn tru của các chuỗi cung ứng. Mark Magnier, phóng viên báo SCMP tại Washington, tin rằng chương trình "Đối tác Kinh tế Thịnh vượng"của Mỹ là nhằm chống lại sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực Mỹ Latinh như một phần của dự án "Một vành đai, Một con đường".

Vị thế của Trung Quốc ở Mỹ Latinh đang được củng cố đáng kể

CHND Trung Hoa thực sự chiếm một vị trí khá nổi bật ở Mỹ Latinh. Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư 160 tỷ USD vào khu vực này, 20 nước trên tổng số 31 nước ở Mỹ Latinh đã chính thức tham gia dự án "Một vành đai, Một con đường". Khối lượng thương mại của Trung Quốc với các nước trong khu vực vào năm 2020 lên tới 18 tỷ đô la.
Không kém phần nổi bật là những thành công của Bắc Kinh trong lĩnh vực chính sách đối ngoại. Mối quan hệ chặt chẽ với các chế độ cánh tả ở Cuba, Nicaragua, Venezuela, kể cả trong lĩnh vực quân sự, có thể được coi là điều đương nhiên đối với Trung Quốc. Và những mối quan hệ này đang được mở rộng. Nhưng một lĩnh vực hoạt động khác của ngoại giao Trung Quốc là đạt được quan hệ ngoại giao với những nước vẫn duy trì quan hệ chính trị với Đài Loan. Trong tổng số 14 quốc gia ủng hộ chế độ ở Đài Loan hiện nay, 8 nước nằm trên lục địa Mỹ Latinh. Năm ngoái, Bắc Kinh đã cố gắng "thuyết phục" chính phủ 3 nước cắt đứt quan hệ với Đài Loan và chính thức thiết lập quan hệ với Trung Quốc.
Thành công của Bắc Kinh trong lĩnh vực này khiến Washington lo lắng nghiêm túc. Như Phó Trợ lý Ngoại trưởng Kerry Hannan thừa nhận, "Một trong những mục tiêu chính của chúng tôi vẫn là chống lại chiến dịch gây hấn của Trung Quốc nhằm khuyến khích các nước chuyển đổi sự công nhận từ Đài Bắc sang Bắc Kinh".
 tàu chiến Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2022
Chuyên gia: Trung Quốc cần căn cứ hải quân ở Campuchia để chống lại AUKUS
Đằng sau tất cả những hành động này của các chính trị gia Mỹ, không khó để nhận ra dư âm của "Học thuyết Monroe", vốn thường được gắn với khẩu hiệu "Nước Mỹ dành cho người Mỹ". Năm 1823, Tổng thống Hoa Kỳ James Monroe yêu cầu các nước châu Âu (chủ yếu là các đế quốc thuộc địa như Anh và Pháp) không can thiệp vào công việc của các nước nằm trên lục địa Châu Mỹ. Kể từ đó, nhiều người coi Mỹ Latinh là "sân sau của Hoa Kỳ". Điều này có vẻ kỳ lạ, thậm chí ngày nay thuật ngữ này vẫn được lưu giữ trong các bài phát biểu của các chính trị gia Mỹ. Đầu năm nay, khi Thượng viện Mỹ tranh luận về định hướng chính sách đối ngoại với Mỹ Latinh, Thượng nghị sĩ Bill Hagerty đã nói thẳng tuột:

"Đây là sân sau của chúng ta. Đây là bán cầu của chúng ta… và Trung Quốc đang ăn bữa trưa của chúng ta tại đó theo đúng nghĩa đen".

Hai trăm năm đã trôi qua kể từ khi Học thuyết Monroe ra đời, nhưng giờ đây Hoa Kỳ phải cạnh tranh với Trung Quốc ở Mỹ Latinh, và có vẻ như Washington đang gặp khó khăn thực sự theo hướng này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала