Nêu danh những quốc gia phản đối yêu cầu của Mỹ đối với Nga

© Sputnik / Sergei Guneev / Chuyển đến kho ảnhCờ của Nga và Mỹ trên cầu Mont Blanc ở Geneva
Cờ của Nga và Mỹ trên cầu Mont Blanc ở Geneva - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Nhiều quốc gia ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ duy trì quan hệ với Nga và phản đối lời kêu gọi của Hoa Kỳ tham gia liên minh chống lại Moskva, những người viết chuyên mục Lara Jakes và Edward Wong viết trong bài báo cho New York Times.
Theo họ, Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đang kiên trì cố gắng thuyết phục các nước trung lập, bao gồm Ấn Độ, Brazil, Israel và các nước vùng Vịnh Ba Tư, áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại phía Nga, gây áp lực ngoại giao đối với Moskva và hỗ trợ quân sự cho Ukraina.

''Cho đến nay, hầu như không ai trong số những nước này bày tỏ mong muốn làm như vậy, mặc dù đã hợp tác với Hoa Kỳ về các vấn đề an ninh quan trọng khác'', - bài báo viết.

Hainhà báo lưu ý rằng Trung Quốc lên án nỗ lực của Washington trong việc mở rộng liên minh, ngoài các nước châu Âu, bao gồm Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
"Các quan chức Mỹ thừa nhận khó khăn liên quan đến việc cố gắng thuyết phục các quốc gia khác điều chỉnh lợi ích của họ với nỗ lực cô lập Nga của Mỹ và châu Âu", Jakes và Wong viết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Quốc vương Esvatini Msvati III cùng hoàng hậu tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi ở Sochi - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2022
Chuyên gia: Những kỷ niệm về người dân Liên Xô ở châu Phi vẫn còn ấm áp
Các tác giả tin rằng Nga đã cố gắng đạt được sự phục hồi của đồng rúp do duy trì mối quan hệ thương mại với các nước BRICS, cũng như Venezuela và Thái Lan.

''Uganda, Pakistan và Việt Nam đã cáo buộc liên minh do Mỹ dẫn đầu chống lại Nga đã vô hiệu hóa mọi khả năng đàm phán hòa bình vì hành động viện trợ quân sự cho Ukraina'', - hai nhà phụ trách chuyên mục của NYT bày tỏ ý kiến.

Chiến tranh kinh tế

Các nước phương Tây phải đối mặt với các vấn đề kinh tế - giá năng lượng tăng cao, tỷ lệ lạm phát trầm trọng - do việc áp đặt lệnh trừng phạt chống Nga sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina. Các biện pháp hạn chế chủ yếu ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính và việc cung cấp sản phẩm công nghệ cao, nhưng ở châu Âu bắt đầu có nhiều ý kiến mạnh mẽ hơn thúc giục giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, nhiều thương hiệu đã tuyên bố rút khỏi nước này. Điện Kremlin gọi những hành động đó là một cuộc chiến tranh kinh tế, nhưng lưu ý đã sẵn sàng đối phó với diễn biến sự kiện như vậy.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала