Trung Quốc và Anh ‘cãi nhau ỏm tỏi’, Việt Nam nêu điều cần làm ngay với Myanmar

© Flickr / Shaun DunphyQuốc kỳ Myanmar
Quốc kỳ Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.06.2022
Đăng ký
Trong bối cảnh Trung Quốc - Anh ‘cãi nhau ỏm tỏi’ và Hội đồng Bảo an LHQ không thông qua được tuyên bố về Myanmar, Việt Nam lên tiếng kêu gọi thế giới tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và ngăn chặn bạo lực chính trị ở Miến Điện.
Đối với tình hình ở bang Rakhine, Việt Nam kêu gọi hỗ trợ nhân đạo cho các nhóm dễ bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho những người bị buộc phải rời khỏi nơi cư trú hồi hương và tái hòa nhập một cách tự nguyện, an toàn và được tôn trọng nhân phẩm.

Myanmar: “Đứng lên và cầm vũ khí”

Ngày 13/6, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) tiến hành phiên họp định kỳ để nghe Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ về Myanmar Noeleen Heyzer báo cáo về tình hình Myanmar, trong đó có tình hình tại bang Rakhine.
Phát biểu tại đây, Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ về Myanmar chia sẻ những đánh giá về tình hình, khó khăn, thách thức hiện nay trong vấn đề Myanmar.
Theo bà Heyzer, cuộc khủng hoảng chính trị bùng phát ở Myanmar sau cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng 2 năm ngoái, đã “mở ra những chiến tuyến mới vốn dĩ phải được hòa bình từ lâu” và lưu ý rằng những thách thức trong nước đã “ngày càng sâu sắc và được mở rộng đáng kể suốt thời gian qua.
Bà Noeleen Heyzer chia sẻ, kể từ khi nhận trọng trách Đặc phái viên Tổng thư ký LHQ cách đây sáu tháng, Myanmar “tiếp tục chìm sâu vào xung đột sâu sắc và lan rộng” ở nhiều phương diện.
Bản thân từng là một trong những trường hợp nhận sự hỗ trợ khẩn cấp về người tị nạn lớn nhất thế giới, bà Heyzer nhắc nhở rằng các cuộc khủng hoảng đa chiều ở Myanmar đã khiến hơn một triệu người phải di tản trong nước (IDP).

Gần một triệu người Rohingyas theo đạo Hồi chủ yếu sống trong các trại tị nạn ở nước láng giềng Bangladesh, và hàng trăm nghìn người khác sống rải rác trong khu vực kể từ khi chính biến nổ ra”, - Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ nhấn mạnh.

Cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng đã dẫn đến việc các thể chế Nhà nước sụp đổ, phá vỡ cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội - bao gồm y tế, giáo dục, ngân hàng, an ninh lương thực và việc làm - đồng thời gia tăng tình hình tội phạm và các hoạt động bất hợp pháp.
Và trong 5 năm qua, số người sống trong cảnh nghèo đói đã tăng gấp đôi, chiếm một nửa dân số, theo báo cáo của bà Heyzer.
Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ cho hay: “Ngày nay, 14,4 triệu người, tức một phần tư dân số Myanmar đang cần được hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp”.
Đồng thời, sau cuộc khủng hoảng chính trị và đại dịch COVID-19, tỷ lệ học sinh đến trường đã giảm tới 80% trong hai năm, khiến ít nhất 7,8 triệu trẻ em phải nghỉ học, nạn mù chữ sẽ đe dọa quốc gia Đông Nam Á này.

“Một thế hệ được hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi dân chủ giờ đây đã vỡ mộng, đối mặt với khó khăn triền miên và bi thảm. Nhiều người cảm thấy họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đứng lên và cầm lấy vũ khí”, - Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ nhấn mạnh.

Báo cáo tại phiên họp, bà Noeleen Heyzer đề cao vai trò quan trọng của ASEAN trong việc giảm leo thang khủng hoảng và thúc đẩy thực hiện Đồng thuận 5 điểm.
Cờ ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2022
Ngoại trừ Philippines và Myanmar, lãnh đạo ASEAN sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ

Giải pháp nào cho tình hình Myanmar?

Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ Myanmar thúc đẩy đối thoại, hòa giải nhằm hướng tới giải pháp hòa bình, thúc đẩy cứu trợ nhân đạo cho người dân thông qua tất cả các kênh hiện có và xây dựng khả năng phục hồi dựa vào cộng đồng.
Đồng thời, Đặc phái viên Heyzer cũng đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề ở bang Rakhine.
Bà Heyzer ủng hộ “hành động nhân đạo, hòa bình và phát triển tích hợp và bao trùm” để củng cố quyền và hỗ trợ người Rohingya.
Để cải thiện điều kiện ở bang Rakhine, bà Heyzer trình bày với Đại hội đồng rằng cá nhân bà ủng hộ các khuyến nghị về những thay đổi các cấp độ liên quan đến chính quyền thực tế, các tổ chức ủng hộ dân chủ và lực lượng dân quân dân tộc ly khai được gọi là Quân đội Arakan – cũng như những sáng kiến cấp cơ sở nhằm thúc đẩy sự hòa nhập, chung sống hòa bình và bình đẳng cho tất cả mọi người.
Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ cũng tái khẳng định, đó là “trách nhiệm của Myanmar” để giải quyết những vấn đề cơ bản này cho người dân.
Phát biểu thảo luận sau đó, các nước đều đánh giá cao vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình tại Myanmar, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện ngay và đầy đủ Đồng thuận 5 điểm và mong muốn Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ sớm được vào Myanmar để thực hiện nhiệm vụ của mình, trong đó có thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và gặp gỡ các bên liên quan ở Myanmar.
Cùng với đó, nhiều nước tiếp tục bày tỏ quan ngại về tình hình bạo lực ở Myanmar, đặc biệt về những khó khăn của người dân ở bang Rakhine, đồng thời, kêu gọi các bên kiềm chế, chấm dứt bạo lực, đảm bảo tiếp cận nhân đạo, y tế, an ninh, an toàn cho người dân, phù hợp với luật nhân đạo quốc tế.

Trung Quốc và Anh bất đồng, HĐBA không ra được tuyên bố về Myanmar

Trước đó, như đã thông tin, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 27/5 đã không đạt được sự nhất trí về một tuyên bố nhằm thúc đẩy chính quyền quân sự ở Myanmar thực hiện các bước hướng tới một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở đất nước này sau cuộc đảo chính quân sự.
Trung Quốc và Anh, bên soạn thảo văn bản, liên tục bất đồng, đổ lỗi cho nhau về sự thất bại của các cuộc đàm phán kéo dài cả ngày sau cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an về Myanmar vào sáng cùng ngày, từ đó mà cơ quan quyền lực này của LHQ không để cho ra bất kỳ tuyên bố đáng chú ý nào để giải quyết tình trạng bạo lực leo thang ở Miến Điện.
Trong khi đại diện Vương quốc Anh cho rằng Trung Quốc đã yêu cầu “quá nhiều” dẫn đến sự thất bại của các cuộc đàm phán. Tuyên bố báo chí do Anh soạn thảo, nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN “trong việc tạo điều kiện cho một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng”, đồng thời, nhắc lại lời kêu gọi của các thành viên hội đồng cần duy trì đối thoại “với tất cả các bên liên quan” vì lợi ích của người dân Myanmar.
Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng, họ không “cãi cọ um xùm” với phía Anh mà hai bên chỉ có bất đồng quan điểm nhỏ và hoàn toàn không phải là ‘bất khả thi” để đạt được thỏa thuận cuối cùng.
ASEAN  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2022
Bất chấp những mâu thuẫn trong nội bộ, ASEAN gia tăng tiếp xúc với chính quyền quân sự Myanmar

Việt Nam nói gì?

Phát biểu tại phiên họp ngày 13/6, Tham tán Công sứ, Phó trưởng Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Lê Thị Minh Thoa đã chia sẻ quan ngại chung về tình hình Myanmar, đồng thời nhấn mạnh, một giải pháp toàn diện và bền vững phải do Myanmar quyết định.
Theo bà Thoa, điều này đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ, trách nhiệm và nỗ lực xây dựng của tất cả các bên ở Myanmar trên cơ sở “tin cậy và tôn trọng lẫn nhau”.
Đại diện Việt Nam cho rằng, ưu tiên hàng đầu hiện nay là bảo đảm an toàn và an ninh cho tất cả mọi người ở Myanmar.
Đại diện chính quyền Hà Nội cũng thúc giục các bên ở Myanmar chấm dứt bạo lực, bảo đảm an ninh, an toàn, tiếp cận nhân đạo, y tế, vaccine phòng chống Covid-19.

“Việt Nam kêu gọi Hội đồng hành chính quốc gia Myanmar (SAC) tiếp tục hợp tác với ASEAN thực hiện đầy đủ Đồng thuận 5 điểm của ASEAN và tiến hành đối thoại có ý nghĩa giữa tất cả các bên liên quan để tìm kiếm giải pháp hòa bình, toàn diện, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của người dân Myanmar”, - Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa nhấn mạnh.

Đồng thuận Năm điểm về vấn đề Myanmar được các Nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua tháng 4/2021, trong đó, yêu cầu chấm dứt ngay lập tức bạo lực và tất cả các bên phải hết sức kiềm chế; tiến hành đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên liên quan nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình theo nguyện vọng của người dân; đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN làm trung gian thúc đẩy tiến trình đối thoại với sự hỗ trợ của Tổng Thư ký ASEAN; cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar thông qua Trung tâm AHA; và đặc phái viên của ASEAN sẽ đến Myanmar để gặp gỡ tất cả các bên liên quan.
Theo nhà ngoại giao Việt Nam, trong bối cảnh đó, cộng đồng quốc tế cần giúp các bên ở Myanmar giảm leo thang tình hình, tiến hành đối thoại, hòa giải, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi dân chủ, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của Myanmar.
Phát biểu tại phiên họp, đại diện Việt Nam cũng đánh giá cao nỗ lực của Chủ tịch ASEAN và Đặc phái viên của ASEAN về Myanmar, đồng thời hoan nghênh sự phối hợp chặt chẽ giữa LHQ và ASEAN trong việc đảm bảo hỗ trợ nhân đạo.

“Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ ASEAN phát huy vai trò trung tâm và dẫn dắt trong việc giúp đỡ Myanmar thúc đẩy giải pháp hòa bình, nhất là về nhân đạo, vaccine”, - bà Thoa nói.

Đối với tình hình tại bang Rakhine, đại diện Việt Nam nhấn mạnh rằng, các bên cần nỗ lực giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của khủng hoảng.
Mytel - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2022
Đối thủ của Mytel rời Myanmar, Viettel thênh thang đường ra thế giới
Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa lưu ý cần thiết phải hỗ trợ nhân đạo cho các nhóm dễ bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho những người bị buộc phải rời khỏi nơi cư trú hồi hương và tái hòa nhập một cách tự nguyện, an toàn và được tôn trọng nhân phẩm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала