- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Vì sao nhiều lao động Việt Nam muốn nghỉ việc sau dịch Covid-19?

© Sputnik / Ilya Pitalev / Chuyển đến kho ảnhĐiều trị bệnh nhân bị COVID-19 trong bệnh viện dự bị tại VDNKh
Điều trị bệnh nhân bị COVID-19 trong bệnh viện dự bị tại VDNKh - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.06.2022
Đăng ký
Nguyên nhân nào khiến 54% người lao động tại Việt Nam muốn nghỉ việc hậu Covid-19? Một số doanh nghiệp đề xuất cách giữ chân người lao động như mua bảo hiểm cho cả gia đình người lao động, cấp phương tiện cho người lao động trong các công việc cần di chuyển xa, đào tạo nhân sự quản lý.

Thiếu hụt lao động sau dịch

Ngày 14/6, tại Long An, Ban Quản lý Khu kinh tế Long An phối hợp với ManpowerGroup Vietnam tổ chức hội thảo “Giữ chân người lao động sau đại dịch Covid-19”.
Hội thảo này là dịp để các nhà quản lý doanh nghiệp, các chuyên gia làm công tác nhân sự tại doanh nghiệp có cái nhìn thực chất hơn về tình hình lao động trong nước hậu Covid-19, từ đó gợi ý các giải pháp hướng tới thu hút, giữ chân và gắn kết người lao động ch5o sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp.
Bày tỏ ý kiến tại hội thảo, ông Phạm Anh Thắng, Phó Chánh văn phòng Bộ - Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ở phía Nam cho biết, dịch Covid- 19 đã làm cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, các hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh bị đứt gãy, đời sống người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực suốt trong một thời gian dài.
Tính đến quý 1 – 2022, lực lượng lao động đã dần dần quay trở lại đạt hơn 51 triệu người, trong đó số lao động có việc làm đạt khoảng 50 triệu người chủ yếu ở khu vực phi chính thức.
Theo ông Thắng, nguồn cung lao động chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt đối với lao động có trình độ chuyên môn cao. Đặc biệt, ở một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt cung cục bộ.
Khả năng kết nối cung – cầu, giới thiệu việc làm đáp ứng yêu cầu thị trường chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế… Tỉnh Long An vẫn đang thiếu hụt hàng chục ngàn lao động, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân người lao động.
“Tỉnh vẫn thiếu hụt khoảng 51.000 lao động, các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng và quan trọng hơn là giữ chân người lao động gắn kết với doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường lao động nhiều thách thức”, ý kiến tại hội thảo nêu rõ.
Mặt nạ coronavirus Bắc Kinh kiểm dịch Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2022
Đại dịch COVID-19
Trung Quốc lo sợ gió sẽ mang virus Covid-19 từ Triều Tiên

54% người lao động có tâm lý muốn nghỉ việc?

Theo báo cáo lao động việc làm của Tổng cục Thống kê, trong năm 2022, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp gần 1,3 triệu lao động, tăng 18% so với năm 2021 chủ yếu là lao động phổ thông.
Số lao động thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần. Trong quý 1 năm 2022, số lao động thất nghiệp trong độ tuổi lao động khoảng 1,1 triệu người, giảm hơn 2,4 % so với quý 4/2021. Thu nhập đầu người lao động tăng dần, tăng 6,4% trong quý 1-2022, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Phó Chánh văn phòng Bộ - Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ở phía Nam Phạm Anh Thắng tiếp tục lưu ý sâu hơn về thực trạng nguồn cung lao động bị suy giảm nghiêm trọng.
Cụ thể, số lao động có việc làm giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua khi đại dịch xảy ra. Vào quý 3/2021, lượng lao động đã giảm 5,3 triệu người so với hai năm trước đó. Ngoài ra, tỷ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp thời điểm cuối năm 2021 cũng tăng đến hơn 1,8 triệu người.
Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và vùng miền có sự đảo chiều. Khoảng 1,3 triệu lao động từ thành thị về nông thôn. Lao động trong ngành nông nghiệp và dịch vụ giảm xuống, trong khi các lĩnh vực nông, lâm và thủy sản tăng lên.
Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Tâm Thanh, Giám đốc nhân sự vùng Cargill Việt Nam và Thái Lan nêu kết quả khảo sát cho thấy 54% người lao động đang có tâm lý muốn nghỉ công ty mình đang theo làm.
Bà Thanh lý giải, đây là tâm lý chung của người lao động trên toàn thế giới sau dịch COVID-19. Tại Thái Lan, khảo sát cho thấy tâm lý này xuất hiện trong hơn 60% người lao động. Cụ thể, khi đại dịch xảy ra, suy nghĩ người ta thay đổi.
“Họ thấy cuộc đời quá ngắn ngủi, thấy người thân lần lượt ra đi và xuất hiện tâm lý nghĩ xa quá làm gì cho mệt. Điều này dẫn đến tinh thần thị trường bây giờ cũng đã thay đổi”, bà Thanh lưu ý.
Đáng chú ý, kết quả cuộc khảo sát nhanh do ManpowerGroup Việt Nam thực hiện vào đầu tháng 6/2022, doanh nghiệp tại Long An đang đối mặt với nhiều thách thức khác nhau trong quản trị nhân sự.
Gần 40% nhà tuyển dụng cho biết họ không thể tuyển dụng đủ số lượng lao động như mong muốn, 31% chia sẻ mức lương và phúc lợi họ mang đến cho người lao động chưa đủ cạnh tranh và khoảng 1/3 doanh nghiệp (32%) thừa nhận tỉ lệ nghỉ việc tại doanh nghiệp đang khá cao. Trên thực tế, các doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng của các phúc lợi đối với người lao động, được thể hiện qua nhiều hình thức phúc lợi đa dạng.

Làm gì để giữ chân người lao động?

Ông Thắng lưu ý, hiện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất và triển khai nhiều giải pháp để phục hồi thị trường lao động.
Trong đó có các biện pháp như tập trung đảm bảo an sinh xã hội cơ bản cho người lao động; cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng cho người lao động để đáp ứng chuyển đổi số; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường kết nối cung - cầu lao động để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
“Tuy nhiên, những giải pháp trên mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu thị trường lao động và còn rất nhiều vấn đề đặt ra”, ông Phạm Anh Thắng lưu ý.
Trong khi đó, theo ông Mai Văn Nhiều, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Long An, để giữ chân người lao động phải biết người lao động cần gì, doanh nghiệp phải làm hài lòng người lao động bằng nhiều cách, doanh nghiệp nên đặt ra nhiều mục tiêu và giải pháp.
Còn về phía địa phương, theo ông Nhiều, chính quyền luôn đảm bảo những chính sách tốt nhất cho công nhân, đảm bảo những quyền lợi chính đáng, môi trường xã hội, cơ sở vật chất cho người lao động, đảm bảo các hoạt động nhu cầu giải trí phù hợp với mức thu nhập của công nhân, người lao động.
Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc tuyển dụng cấp cao và Tư vấn nhân sự của ManpowerGroup Việt Nam, đưa ra những đề xuất giải pháp bền vững để giữ chân người lao động như, phúc lợi, làm sao có thể thiết kế ra những nhóm phúc lợi mang lại lợi ích cho người lao động.
Theo đó, cần xây dựng môi trường làm việc công bằng, quan tâm đến những hoạt động lành mạnh về thể chất để khuyến khích tinh thần cho người lao động, thu nhập cạnh tranh, môi trường làm việc tốt, văn hóa doanh nghiệp truyền cảm hứng hay cơ hội trau dồi kỹ năng...
Bà Nguyễn Thu Trang kiến nghị các doanh nghiệp gia tăng sức khỏe thể chất và tinh thần cho nhân viên thông qua mô hình 3T.
“Đó là "Tài chính tốt", lương thưởng cạnh tranh dựa trên hiệu suất lao động; "Tinh thần tốt", tạo dựng môi trường làm việc công bằng, thân thiện; "Thể chất tốt", tăng cường hoạt động thể thao ngay chính tại nơi làm việc. Đặc biệt, cần phải tăng cường sử dụng lao động thời vụ, khoán việc”, chuyên gia lưu ý.
Tiền đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2022
Việt Nam: Chính thức lương tăng tối thiểu 6% từ 1/7, người lao động “bớt khó khăn”

Người lao động còn cần những gì?

Tại hội thảo, hầu hết các ý kiến thống nhất rằng, để giữ chân người lao động thì câu chuyện không chỉ về lương mà còn các phúc lợi ngoài lương, về sự chia sẻ giữa người lao động và quản lý, về việc nhận định đúng xu hướng tâm lý của lao động trên thị trường vào từng thời điểm.
Bàn thêm về vấn đề phúc lợi, theo bà Đặng Thị Hà, đại diện Founder of Respect Việt Nam & Weatwork.co cho hay, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về từng phúc lợi riêng của mỗi công ty để áp dụng phù hợp.
“Đôi khi, người lao động rời bỏ công ty không phải ở mức lương mà là do khả năng lãnh đạo của người quản lý. Do đó, cần phải nắm rõ tâm tư của người lao động để đưa ra mức phúc lợi phù hợp”, bà Hà nói.
Các phúc lợi mà người lao động mong muốn như chương trình đào tạo phát triển kỹ năng; hỗ trợ học bổng cho con em, trợ cấp ăn trưa, xe đưa đón, thể thao, thi đua khen thưởng; chế độ/giờ làm việc linh hoạt hoặc nghỉ phép chăm con hoặc chăm người thân; được khám sức khỏe định kỳ, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ; có tổ chức Công đoàn.
Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, khoảng 49% doanh nghiệp đã thay đổi mức lương để giữ chân người lao động. Các biện pháp hỗ trợ phúc lợi như gia tăng về chính sách lương, thưởng; hỗ trợ đồ dùng thiết yếu sau dịch, thưởng theo hiệu quả làm việc; nâng cao quyền lợi sức khỏe cho người thân và gia đình; hỗ trợ chi phí cho cán bộ nhân viên điều trị hậu Covid-19.
Bà Huỳnh Thị Ngọc Trúc, Phó Tổng nguồn nhân lực Coca - Cola Việt Nam nhận định, việc thường xuyên đào tạo lãnh đạo doanh nghiệp, nâng cao khả năng quản lý cho nhân sự lãnh đạo, thường xuyên khảo sát nhu cầu của người lao động cũng là việc ưu tiên để người lao động gắn bó hơn với công ty.

World Bank: Việt Nam nên hỗ trợ người dân chống chọi với giá xăng dầu

Cập nhật Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định nhà chức trách Việt Nam cần thận trọng với rủi ro lạm phát liên quan đến xu hướng giá nhiên liệu và hàng hóa nhập khẩu đi lên vì điều này có thể cản trở quá trình phục hồi tổng cầu trong nước.
Theo số liệu của WB, lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng tháng thứ 4 liên tiếp, từ 2,6% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 4 lên 2,9% vào tháng 5, tương đương với tỷ lệ lạm phát tháng 5/2021.
“Giá xăng và dầu diesel tăng vọt - tăng lần lượt đến 5,9% và 4% (so tháng trước) - là yếu tố chính đóng góp vào lạm phát”, Ngân hàng Thế giới lưu ý.
Ngoài ra, lạm phát giá lương thực, thực phẩm cũng nhích nhẹ từ 1,1% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 4 lên 1,3% vào tháng 5. Lạm phát cơ bản, không bao gồm giá lương thực, thực phẩm, nhiên liệu và các mặt hàng có giá cả do nhà nước quản lý, cũng tăng nhưng với mức tăng thấp hơn, từ 1,5% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 4 lên 1,6% vào tháng 5.
Lạm phát giá sản xuất cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 5. Chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều tăng với mức tăng chậm nhất trong 3 tháng qua, tuy các chỉ số này vẫn cao hơn xu hướng lịch sử.
Diễn biến giá cả nêu trên cũng có thể thấy qua giá nhập khẩu bình quân một số mặt hàng, được ước tính bằng tỷ số kim ngạch nhập khẩu trên lượng nhập khẩu. Trong đó, WB lưu ý, giá xăng dầu tiếp tục tăng (so tháng trước) nhưng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ tăng trong tháng 2 và tháng 3, trong khi giá than lại giảm sau 2 tháng tăng vọt.
Theo Ngân hàng Thế giới, những biện pháp hỗ trợ tạm thời, trong đó có hỗ trợ trực tiếp có mục tiêu, nên được cân nhắc để giúp các hộ nghèo chống chọi với giá nhiên liệu tăng.
“Do cú sốc giá hàng hóa thế giới có vẻ như ảnh hưởng chủ yếu đến xăng dầu, với tác động lan truyền làm tăng chi phí vận tải, chính sách trợ giá tạm thời, có mục tiêu cho các đối tượng sử dụng xăng dầu chính (như lái xe tải) cũng là biện pháp nên được cân nhắc để giảm khó khăn và hạn chế áp lực lạm phát”, WB khuyến nghị.
Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam nên khuyến khích đầu tư nhằm giúp tăng tổng cung. Đồng thời, Việt Nam cần khuyến khích sản xuất và sử dụng năng lượng thay thế có thể để giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nhiên liệu nhập khẩu trong trung hạn và thúc đẩy tăng trưởng xanh hơn.
Trong báo cáo mới cập nhật của mình, WB nền kinh tế Việt Nam đã duy trì đà phục hồi mạnh mẽ bất chấp tình trạng bất định toàn cầu gia tăng liên quan đến tình hình ở Ukraina, giá hàng hóa thế giới tăng cao, gián đoạn chuỗi cung ứng do giãn cách xã hội nhằm kiểm soát dịch Covid-19 tại Trung Quốc, và điều kiện tài chính toàn cầu đang thắt chặt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала