Shopee sa thải hàng loạt nhân viên, chuyện gì đang xảy ra?

© Sputnik / Taras Ivanov Mua sắm trực tuyến trên nền tảng thương mại Shopee
Mua sắm trực tuyến trên nền tảng thương mại Shopee - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2022
Đăng ký
Shopee đang thực hiện chiến dịch sa thải, cắt giảm nhân sự hàng loạt, trong đó có cả thị trường Việt Nam.
Đây không phải đợt cắt giảm nhân sự, chi phí hoạt động đầu tiên mà Shopee thực hiện trong năm 2022. Hồi tháng 3, Shopee đóng cửa hoạt động tại Pháp, sau đó ngưng kinh doanh ở Ấn Độ khiến hàng trăm người lao động bị ảnh hưởng. Chuyện gì đang thực sự xảy ra?

Shopee sa thải nhân sự

Báo Nhật Nikkei Asian Review tham chiếu thông tin từ DealStreatAsia cho biết, mảng thương mại điện tử Shopee (Sea Group) đang thực hiện quá trình sa thải nhân viên hàng loạt trên nhiều thị trường.
“Động thải sa thải nhân sự của Shopee là nhằm để tìm cách tối ưu hóa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình”, DealStreetAsia được biết.
Các nguồn tin xác nhận với DealStreetAsia rằng, việc sa thải nhân viên đã ảnh hưởng đến một số thị trường Đông Nam Á của doanh nghiệp bao gồm Indonesia, Thái Lan và cả Việt Nam. Shopee đã gửi email cho các nhân viên bị ảnh hưởng bởi quyết định sa thải hàng loạt của doanh nghiệp.
Riêng mảng thanh toán ShopeePay của Shopee và mảng giao hàng thực phẩm ShopeeFood cũng được cho là đang phải đối mặt với tình trạng cắt giảm nhân sự.

“Một cuộc họp chung cũng đã được tổ chức vào thứ Hai để giải quyết việc cắt giảm nhân sự tại Shopee”, Nikkei lưu ý.

Quy mô, mức độ cắt giảm việc làm và số lượng nhân viên bị ảnh hưởng hiện chưa thể xác nhận được.
Hai nguồn tin trong ngành nắm vấn đề này cho biết gần một nửa đội ngũ nhân viên mảng thanh toán và giao đồ ăn/ thực phẩm của Shopee Thái Lan đã bị ảnh hưởng bởi quyết định cắt giảm quy mô.
Ngoài ra, một số thông tin còn tiết lộ email của công ty yêu cầu nhân viên trở về nhà và chờ thông báo chấm dứt hợp đồng.
Một nguồn tin khác của DealStreetAssia thì cho biết Shopee đã ngừng tuyển dụng. Các đợt tuyển dụng cho vị trí khác cũng bị hủy bỏ.

Shopee đang làm ăn ra sao?

Trong khi hoạt động kinh doanh của Sea Group tiếp tục có dấu hiệu cải thiện về lợi nhuận tổng thể, phần lớn doanh thu của gã khổng lồ bán lẻ này được cho là chủ yếu đến từ công ty game Garena.
Báo cáo tài chính quý 1 năm 2022 của Sea Group cho thấy mức tăng doanh thu 64,4% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo kế toán tài chính chung cho thấy doanh thu đạt mức 2,9 tỷ đô la, với lợi nhuận gộp tăng 81,3% lên 1,2 tỷ USD so với cùng kỳ.
Hoạt động kinh doanh của Shopee tuy vẫn thua lỗ nhưng về tổng thể cũng đã được cải thiện, với số lượng đơn đặt hàng tăng 71,3% so với cùng kỳ năm trước đạt trên 1,9 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2022, tổng giá trị hàng hóa tăng 38,7% lên 17,4 tỷ USD.
Điểm quan trọng là, tỷ suất lợi nhuận gộp cho thương mại điện tử của Shopee tăng lên hàng năm, với tốc độ tăng trưởng phí dựa trên giao dịch và thu nhập từ quảng cáo nhanh hơn tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các dịch vụ giá trị gia tăng khác.
Tuy nhiên, Shopee tiếp tục phải đối mặt với một số khó khăn vĩ mô, bao gồm lạm phát và lãi suất gia tăng. Những thách thức đáng quan ngại có nguy cơ làm giảm lợi nhuận lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng của Shopee.
Béo phì - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2022
Người nhân viên đi hàng nghìn kilomet xin việc đã bị sa thải vì ngoại hình
Shopee dường như cũng đang đối mặt với những thất bại trong một số kế hoạch quốc tế hóa đầy tham vọng của mình, bao gồm cả việc thâm nhập vào châu Âu và Mỹ Latinh.
Đồng thời, các công ty Shopee có hoạt động tại Ba Lan và Tây Ban Nha, đã quyết định rút khỏi Pháp chỉ sau 5 tháng vì kết quả kinh doanh không đạt được kỳ vọng.

Sea thua lỗ

Tính chung năm 2021, doanh thu công ty đạt 9,95 tỷ USD, cao gấp đôi năm 2020. Song, khoản lỗ ròng cũng bị kéo từ 1,62 tỷ USD lên 2,04 tỷ USD. Riêng quý IV, công ty lỗ khoảng 616,3 triệu USD, tăng thêm 91,7 triệu USD so với cùng kỳ.
Báo cáo tài chính doanh nghiệp cho thấy, kể từ tháng 10/2021, giai đoạn phát triển bùng nổ nhất, cổ phiếu Sea (công ty mẹ của Shopee) đã giảm 80,3% trong khi vốn hóa bốc hơi gần 80% giá trị.
Ngoài ra, những cú sốc trên thị trường chứng khoán cũng khiến tài sản ròng của CEO Forrest Li (Sea Limited) giảm 5,2 lần, từ 22 tỷ USD xuống còn 4,2 tỷ USD. Ông Li cũng tụt hạng người giàu nhất Singapore và hiện là người giàu thứ 672 thế giới theo bảng xếp hạng Forbes.
Giới chuyên gia đánh giá, việc giá cổ phiếu Sea liên tục điều chỉnh thời gian qua vốn được dự báo từ trước. Do đà tăng trưởng của cổ phiếu Sea hoàn toàn phi lý và tiềm ẩn nguy cơ trở thành bong bóng công nghệ. Riêng năm 2020, giá cổ phiếu công ty niêm yết trên sàn NYSE đã tăng 395%.
Bên cạnh đó, như đã đề cập bên trên, dù ghi nhận tăng trưởng doanh thu hàng năm, Sea hay Shopee vẫn phải đối mặt với khoản lỗ ròng ngày một phình to. Ba mảng kinh doanh chính của Sea hiện bao gồm giải trí (mảng game Garena), thương mại điện tử (Shopee) và dịch vụ tài chính (SeaMoney) đều không được như kỳ vọng.
Đáng chú ý, trong số này, thương mại điện tử vẫn là mảng kinh doanh chủ lực của Sea. Báo cáo quý IV/2021, tổng đơn đặt hàng của công ty vượt 2 tỷ đơn vị, tăng 90,1% so với cùng kỳ, nâng tổng giá trị hàng hóa (GMV) lên 18,2 tỷ USD, tăng 52,7%.
Trung bình cả năm, doanh thu GAAP mảng thương mại điện tử đạt 4,5 tỷ USD, tăng 156,8% và đạt 1,48 tỷ USD, tăng 125,8% vào quý IV.
Cũng cần lưu ý rằng, kết quả này được cộng hưởng một phần từ nhu cầu mua sắm online của người dùng giữa bối cảnh đại dịch. Đồng thời, so với các mảng khác, doanh thu và chi phí kinh doanh của thương mại điện tử đều chứng kiến mức tăng trưởng vượt trội. Tuy nhiên, mảng này của Sea vẫn lỗ 2,7 tỷ USD trong năm 2021 và 941 triệu USD vào quý IV.
Amazon logo - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2022
Việt Nam hợp tác với Amazon về phát triển thương mại điện tử
Qua quý I/2022, doanh thu công ty đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu thương mại điện tử và các dịch vụ khác vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 51%. Tuy nhiên, điểm đáng nói là hoạt động kinh doanh của Sea không phát sinh lợi nhuận và tiếp tục lỗ ròng 580,1 triệu USD thời gian qua.
Riêng về Shopee tại Việt Nam, sàn thương mại điện tử này đã có nhiều năm dẫn đầu thị phần lẫn lưu lượng truy cập, vượt xa ba đối thủ cả ngoại lẫn nội là Lazada, Tiki và Sendo, theo thông tin được đề cập trên Zing.
Bên cạnh đó, chỉ tính riêng quý I/2022, lưu lượng truy cập website mỗi tháng của sàn đạt 84,5 triệu lượt. Công ty phân tích dữ liệu Metric cho biết từ ngày 13/5-11/6, Shopee đã bán hơn 90 triệu sản phẩm với tổng doanh số lên tới 7.639 tỷ đồng. Tuy vậy, mức tăng trưởng này không cứu được Shopee. Ttự những thị trường khác, hoạt động kinh doanh của Shopee vẫn chìm trong thua lỗ và kinh doanh không hiệu quả.

Bộ Tài chính: Khả năng thanh toán của Shopee thấp

Báo cáo tình hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Bộ Tài chính cho thấy, doanh thu nhóm ngành viễn thông, phần mềm trong năm 2020 đạt 43.985 tỷ đồng.
Trong đó, hai công ty có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất là Airpay (nay là ShopeePay) đạt 4.555 tỷ đồng, chiếm 10,35% và Shopee đạt 2.329 tỷ đồng, chiếm 5,29%.
Cũng theo Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2020, tổng tài sản của Shopee đạt 3.426 tỷ đồng, tăng 1.782 tỷ đồng (108%) so với năm liền trước. Tuy nhiên, số nợ phải trả của công ty này lên tới 4.888 tỷ đồng, tăng 227% so với năm trước, số nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 99,85%.
Với kết quả này, số vốn chủ sở hữu của Shopee đã âm 1.463 tỷ đồng. Lỗ lũy kế lên tới 6.729 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2019. Dù doanh thu tăng 2.329 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của công ty vẫn âm 1.610 tỷ đồng. Doanh nghiệp này nộp ngân sách nhà nước 48 tỷ đồng trong năm 2020.
Điều đáng nói là Bộ Tài chính Việt Nam không đánh giá cao khả năng thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh của Shopee khi cùng ở mức 0,64 lần.
Trong khi đó, tổng tài sản của Airpay đến hết năm 2020 đạt 2.077 tỷ đồng, cao hơn 137% so với năm trước. Vốn chủ sở hữu của công ty vẫn dương 650 tỷ đồng do nợ phải trả ở mức 1.427 tỷ đồng.
Doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu 4.555 tỷ đồng, lỗ trước thuế 104 tỷ đồng và đóng vào ngân sách nhà nước 67,86 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,69% số nộp ngân sách của ngành.
“Khả năng thanh toán của Shopee thấp và có thể gặp rủi ro tài chính khi thanh toán các khoản nợ đến hạn do tài sản ngắn hạn thấp hơn nợ phải trả ngắn hạn”, Bộ Tài chính đánh giá.
Trong email gửi tới nhân viên bị ảnh hưởng bởi đợt sa thải cũng như thuộc công ty, ông Chris Feng, CEO Shopee, cho biết thay đổi của đơn vị sẽ ảnh hưởng tới một số vị trí ở bộ phận ShopeeFood và Shopee Pay tại Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), cùng với đó là đội ngũ vận hành hoạt động thương mại điện tử ở Mexico, Argentina và Mexico.
Tuy nhiên, ông Feng tuyên bố, dù cắt giảm một số lượng lớn nhân sự, nhưng các hoạt động kinh doanh của Shopee vẫn được triển khai như bình thường.
Ngoài ra, Shopee cam kết cung cấp mức độ hỗ trợ không thay đổi đối với người dùng, đối tác và các nhà bán hàng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала