Thư viện mới làm sáng tỏ “cuộc chiến bí mật” của Mỹ ở Lào như thế nào?

© Ảnh : Public domain / Hugh TovarT-28D-5 Nomad bọc thép mang bom tại sân bay Long Chẹng, Lào, tháng 9 năm 1972
T-28D-5 Nomad bọc thép mang bom tại sân bay Long Chẹng, Lào, tháng 9 năm 1972 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2022
Đăng ký
Hầu hết người Mỹ học điều gì đó về Chiến tranh Việt Nam trong trường học. Nhưng, rất ít người biết về cuộc chiến trong bóng tối đã được tiến hành song song với nó, theo CNN.

Tiết lộ những điều bí mật

Từ năm 1964 đến năm 1973, Mỹ đã ném 2 triệu tấn bom xuống nước Lào – con số này tương đương với dân số của quốc gia nhỏ bé này ở khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, Mỹ ném bom ở Lào nhiều hơn cả trong Thế chiến II Hoa Kỳ đã ném xuống cả Đức và Nhật cộng lại. Điều này khiến Lào trở thành quốc gia bị ném bom nặng nề nhất tính theo đầu người trong lịch sử.
Hoa Kỳ đã giữ bí mật thông tin về cuộc chiến đó. CIA đã tìm cách cắt đứt hoàn toàn tuyến vận tải chiến lược tiếp tế giữa miền Bắc Việt Nam và Lào, đã bí mật thực hiện các vụ ném bom. Mặc dù "cuộc chiến bí mật" ở Lào cuối cùng được biết đến thông qua các cuộc điều trần của Quốc hội vào năm 1971 và thông tin báo chí sau đó, nhưng, cho đến nay phần lớn công chúng Mỹ không biết sự thật về phạm vi và mức độ phá hoại của nó.

“Mỹ đã có lý do để giữ bí mật về cuộc chiến đó.Tôi tiếp xúc với những người lớn lên ở Mỹ và họ không biết gì về cuộc chiến đó" - cô Alina Intali, chánh văn phòng của tổ chức nhân quyền Legacies of War, chia sẻ.

Henry Kissinger   - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2022
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissinger: Hoa Kỳ bị chia rẽ nhiều hơn trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam
Người Mỹ thiếu hiểu biết nghiêm trọng về cuộc chiến ở Lào. Đây là lý do khiến tổ chức Legacies of War thành lập Thư viện online. Các nhân viên và những người nhận ủy thác của tổ chức đã nghiên cứu vô số tài liệu để tập hợp một bộ sưu tập sách, phim, tài liệu và các nguồn khác giúp vẽ nên một bức tranh phản ánh đầy đủ hơn những gì đã xảy ra ở Lào.
Bằng cách làm cho lịch sử cuộc chiến bí mật ở Lào dễ tiếp cận hơn, tổ chức Legacies of War muốn không chỉ nâng cao nhận thức về các vụ không kích mà còn thu hút sự chú ý đến những thiệt hại vẫn chưa được khắc phục.

Nhiều khía cạnh của chiến tranh

Sáng kiến thành lập thư viện online đã được đề xuất vào năm 2020 sau khi cô Sera Koulabdara, giám đốc điều hành của Legacies of War kết bạn với cô Jessica Pearce Rotondi, một nhà báo kiêm nhà văn, và họ bắt đầu giao tiếp trên mạng xã hội.
CC BY-SA 3.0 / Seabifar / Unexploded cluster sub-munition, probably a BLU-26 type. Plain of Jars, LaosMột quả đạn chưa nổ, có thể là loại BLU-26. Thung lũng Chum, Lào. 2012
Một quả đạn chưa nổ, có thể là loại BLU-26. Thung lũng Chum, Lào. 2012 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2022
Một quả đạn chưa nổ, có thể là loại BLU-26. Thung lũng Chum, Lào. 2012
Cô Rotondi có mối liên hệ cá nhân với cuộc chiến bí mật này, mà cô đã khám phá trong cuốn hồi ký “What We Inherit: The Secret War and Family Search for Answer” (Những gì chúng ta thừa kế: Cuộc chiến bí mật và cuộc tìm kiếm câu trả lời của một gia đình). Sau cái chết của mẹ cô, một hộp thư và tài liệu của CIA đã khiến cô Rotondi làm sáng tỏ một bí mật gia đình xung quanh người chú Jack của cô, người bị mất tích trong chiến tranh năm 1972. Như cô mô tả trong cuốn sách, cuộc hành trình xuyên Đông Nam Á đã đưa cô đến gần hơn với người mẹ quá cố của mình và làm sáng tỏ những mất mát mà cuộc chiến bí mật đã gây ra.
Tổ chức Legacies of War bắt đầu thu thập sách báo, phim tài liệu và bài phóng sự nói về một phần của câu chuyện này. Theo cô Rotondi, điều đặc biệt quan trọng đối với họ là thư viện có sẵn các tài liệu dành cho những người thuộc độ tuổi khác nhau và có trình độ học vấn khác nhau.
Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh Sáng 7-6, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp Bà Ann Marie Yastishock (An Me-ri Y-át-ti-sóc) - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2022
Việt Nam-Hoa Kỳ: Tích cực hàn gắn vết thương chiến tranh
Trong số những cuốn sách được đưa vào thư viện có tác phẩm của tác giả Joshua Kurlantzick “A Great Place to Have a War: America in Laos and the Birth of a Military CIA” (Một nơi tuyệt vời để xảy ra chiến tranh: Mỹ ở Lào và sự ra đời của CIA quân sự) kể chi tiết về sự tham gia của CIA trong cuộc chiến ở Lào cũng như cuốn sách của tác giả Pao Lor “Modern Jungles: A Hmong Refugee's Childhood Story of Survival” (Rừng hiện đại: Câu chuyện sống sót thời thơ ấu của người tị nạn Hmong) - đây là góc nhìn của một cậu bé 5 tuổi về câu chuyện này.
Tuy nhiên, có lẽ giá trị quan trọng nhất của bộ sưu tập là các bức vẽ của những người tị nạn đã từng trải qua các vụ ném bom của Mỹ. Các hình minh họa vẽ tay được nhà hoạt động phản chiến người Mỹ Fred Branfman thu thập trong các chuyến thăm của ông đến các trại tị nạn vào những năm 1970, mô tả những cảnh khủng khiếp mà dân làng chứng kiến khi ​​hàng xóm và người thân của họ bị giết.

“Theo tôi, chúng tôi đã tích lũy được một lượng lớn thông tin mà trước đây chưa từng có ở một nơi nào”, - Mike Burton, người từng phục vụ trong Lực lượng Không quân Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh và hiện là chủ tịch của tổ chức Legacies of War, cho biết.

Mặc dù thư viện online hiện đang tập trung hoàn toàn vào cuộc chiến bí mật ở Lào, tổ chức Legacies of War có ý định mở rộng những nguồn tài liệu để làm rõ những chi tiết liên quan đến các vụ ném bom ở Campuchia và Việt Nam.
Xác chiếc xe tăng M48 của VNCH bị bắn cháy khi chúng nống ra hòng lấn chiếm vùng giải phóng của ta ở Cửa Việt – Quảng Trị năm 1973. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.05.2022
Trận khốc liệt nhất chiến tranh Việt Nam, vì sao Mỹ quyết tái chiếm Thành cổ Quảng Trị?

Một chương bất hạnh trong lịch sử Hoa Kỳ

Trong số hơn 2 triệu tấn bom chùm mà Mỹ đã ném xuống Lào có khoảng 30% tổng số bom này không phát nổ. Bom mìn còn sót lại ở Lào vẫn có thể phát nổ, gây nguy hiểm cho người dân.
Theo dữ liệu của tổ chức Landmine and Cluster Munition Monitor, kể từ năm 1964 ở Lào có hơn 50.000 người, trong đó có nhiều trẻ em, trở thành nạn nhân của bom mìn.
Trong nhiều năm liền tổ chức Legacies of War đã tìm kiếm nguồn tài trợ của Chính phủ để hỗ trợ cho công tác rà phá bom mìn ở Lào. Mỹ bắt đầu cung cấp hỗ trợ dọn sạch bom mìn từ năm 1993 và đã tăng đáng kể kinh phí kể từ năm 2010 nhờ những nỗ lực của cộng đồng, theo Legacy of War. Trong chuyến thăm Lào năm 2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết viện trợ 90 triệu USD cho Lào trong một dự án ba năm nhằm giúp nước này rà phá hàng chục triệu quả bom chưa nổ do máy bay Mỹ ném xuống từ thời chiến tranh.
© AP PhotoMỹ ném bom đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào, 1971
Mỹ ném bom đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào, 1971 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2022
Mỹ ném bom đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào, 1971
Tổ chức Legacies of War hy vọng rằng, thư viện mới của họ sẽ giúp duy trì đà phát triển này.

“Một khi bạn biết tin về chiến tranh, một khi bạn đọc bản báo cáo này, một khi bạn nhìn thấy những con số này, bạn sẽ không thể nhắm mắt làm ngơ”, - cô Rotondi nói.

Cuộc chiến bí mật ở Lào là một chương bất hạnh trong lịch sử Hoa Kỳ, và hậu quả của nó vẫn còn để lại đến ngày nay.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала