Việt Nam muốn Ấn Độ chú ý hơn đến hòa bình ở Biển Đông?

© AP Photo / Twitter/ Indian Foreign Minister S. JaishankarHội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ và các nước ASEAN tại New Delhi, Ấn Độ
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ và các nước ASEAN tại New Delhi, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2022
Đăng ký
Phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao giữa Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ - ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Ấn Độ và ASEAN cần cùng nhau đóng góp duy trì Biển Đông là khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao các nước ASEAN và Ấn Độ cũng nhấn mạnh đề xuất cần có “vaccine” ngăn ngừa “virus thiếu hụt lòng tin chiến lược” thông qua đối thoại, xây dựng cấu trúc an ninh khu vực cởi mở.

Vaccine ngăn ngừa virus “thiếu lòng tin”

Thông tin từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cho biết, Phiên thảo luận cấp Bộ trưởng về 30 năm quan hệ ASEAN - Ấn Độ trong khuôn khổ Đối thoại Delhi lần thứ 12 đã thành công tốt đẹp tại New Delhi Ấn Độ.
Tuyên bố đưa ra cho thấy, các nhà lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ tái khẳng định cam kết đối với chủ nghĩa đa phương dựa trên các nguyên tắc luật pháp quốc tế bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và các Các hiệp ước và công ước của Liên hợp quốc quy định rõ việc duy trì một khu vực cởi mở và bao trùm cho mọi khuôn khổ hợp tác cũng như hỗ trợ vai trò Trung tâm của ASEAN trong quá trình phát triển dựa trên luật lệ, kiến trúc khu vực, đề cao chủ nghĩa đa phương cũng như cùng nhau ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện nay.
Phát biểu tại Phiên thảo luận, các Bộ trưởng ASEAN chia sẻ, Ấn Độ và ASEAN có vị trí địa chiến lược quan trọng, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hoá cũng như định hướng phát triển.
Các đại biểu nhất trí cho rằng, quan hệ ASEAN- Ấn Độ đã đi được một chặng đường dài, cả hai đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, đóng góp thiết thực vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực, đáp ứng lợi ích của hơn 2 tỷ người dân ASEAN và Ấn Độ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các nước cũng cho rằng, quan hệ ASEAN-Ấn Độ còn rất nhiều tiềm năng với việc cả Ấn Độ và ASEAN đều đang vươn lên trở thành những trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại quan trọng trong thế giới đa cực.
Tại phiên họp, các Bộ trưởng Ngoại giao Đông Nam Á và Ấn Độ đề xuất nhiều biện pháp để tăng cường hợp tác ASEAN-Ấn Độ trong thời gian tới, qua đó làm cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc đang định hình.
Trong đó, các ý kiến đề xuất cần có “vaccine” ngăn ngừa “virus thiếu hụt lòng tin chiến lược” thông qua đối thoại, xây dựng cấu trúc an ninh khu vực mở.
Ngoài ra, các bên cho rằng, cần tôn trọng nguyên tắc cùng tồn tại trong hoà bình giữa những người dân có văn hoá tôn giáo khác nhau, giữa các quốc gia với các lợi ích khác nhau.
Cả ASEAN và Ấn Độ đều cần nỗ lực củng cố trật tự dựa trên luật lệ, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác thương mại, đầu tư và hội nhập kinh tế, gia tăng kết nối giữa ASEAN và Ấn Độ. Hợp tác để không bỏ lỡ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tập trung vào các sáng kiến hợp tác cụ thể vì lợi ích của người dân.
Cờ của các nước tham gia hội nghị cấp cao ASEAN tại Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2022
ASEAN ở đâu khi đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ gia tăng?

Việt Nam muốn Ấn Độ đóng góp hòa bình vào Biển Đông?

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn có phát biểu đáng chú ý tại phiên họp nhấn mạnh, ASEAN và Ấn Độ là đối tác lâu đời, là láng giềng gần gũi, tin cậy của nhau.
Hai bên đều có sự gắn kết lịch sử và văn hoá sâu sắc qua hàng nghìn năm cùng hợp tác sâu sắc trong 30 năm qua.
Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam, đây là nền tảng quan trọng để đưa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai bên lên tầm cao mới.

“Trong một thế giới đầy biến động, hai bên cần nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức; đồng thời phát huy thế mạnh của mỗi bên để hợp tác hiệu quả hơn”, - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết.

Nhân dịp này, đáng chú ý, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề xuất ASEAN và Ấn Độ cần phối hợp chặt chẽ hơn nhằm củng cố môi trường hoà bình, ổn định thuận lợi cho hợp tác và phát triển, thúc đẩy quan hệ lành mạnh giữa các cường quốc.
Việt Nam cũng mong Ấn Độ đóng góp duy trì Biển Đông là khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Việt Nam mong ASEAN và Ấn Độ ngày càng xích gần nhau

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, cả hai phía cần đề ra những mục tiêu tham vọng hơn đối với tăng trưởng thương mại, đầu tư, du lịch, hợp tác văn hoá, giao lưu nhân dân... giữa hai bên nhằm phục vụ lợi ích thiết thực của người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, hai bên cần đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng đối với nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhất là tăng cường các dự án kết nối với các nước ASEAN cả đường bộ, đường biển và đường không, cả kết nối số, chuyển đổi số và thu hẹp khoảng cách số.

“ASEAN và Ấn Độ cần tăng cường trao đổi những thực tiễn tốt và hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển”, - lãnh đạo Bộ Ngoại giao nêu rõ.

Các Bộ trưởng cũng nhất trí, cần tăng cường kết nối khu vực, bao gồm cả cơ sở hạ tầng, kết nối các nền tảng kỹ thuật số, khám phá sức mạnh tổng hợp giữa MPAC 2025 và khả năng kết nối của Ấn Độ thông qua sáng kiến phù hợp với Chính sách Hành động Hướng Đông của New Delhi.
Phiên họp nhấn mạnh sự cần thiết phải sớm hoàn thành và vận hành dự án cao tốc ba bên Ấn Độ-Myanmar-Thái Lan, hệ thống đường cao tốc mở rộng về phía đông đến CHDCND Lào, Campuchia và Việt Nam, ASEAN Smart. Tuy bố cũng đề cập đến sự cần thiết của kết nối hàng không và hàng hải chủ động, chặt chẽ và mạnh mẽ hơn.
Nhấn mạnh tại phiên họp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn một lần nữa nhắc lại vai trò của Việt Nam trong việc kết nối ASEAN và Ấn Độ ngày càng gần nhau hơn.
Trưởng đoàn Việt Nam Đặng Hoàng Giang tại Hội nghị Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ 32 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2022
Biển Đông
Việt Nam sẽ không cho phép UNCLOS thành “tờ giấy lộn”

“Việt Nam - một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các nước ASEAN và Ấn Độ thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ phát triển thực chất và mạnh mẽ hơn, đóng góp vào hoà bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới trong những thập niên tới”, - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала