Việt Nam quá nương tay với đường nhập lậu từ Thái Lan?

© Sputnik / Mikhail Voskresensky / Chuyển đến kho ảnhNhà kho đường
Nhà kho đường  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2022
Đăng ký
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), đường nhập lậu từ Thái Lan và Lào đang “bùng nổ” và ngập tràn thị trường nội địa từ Bắc vào Nam.
Cũng theo VSSA, các vụ phát hiện đường nhập lậu bị xử phạt hành chính quá nhẹ và “hầu như không có tác dụng răn đe” nên tình trạng nhập lậu không hề giảm đi.

“Bùng nổ” đường nhập lậu từ Thái Lan

Báo cáo mới cập nhật của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết trong tháng 5 các hoạt động gian lận thương mại đường tiếp tục hoạt động mạnh.
“Đường lậu hoàn toàn thống trị thị trường, khiến cho các loại đường nhập khẩu chính ngạch và đường làm từ mía không thể tiêu thụ được”, Hiệp hội này nói thẳng.
Số liệu xuất khẩu đường từ Thái Lan sang Campuchia và Lào (theo dữ liệu xuất khẩu do Thái Lan công bố) cũng cho thấy có sự gia tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2022, Campuchia đã nhập khẩu đường từ Thái Lan hơn 229.200 tấn tăng 127% còn Lào còn nhập khẩu hơn 147.200 tấn tăng bất thường ở mức 304% so với cùng kỳ.
Hiệp hội mía đường Việt Nam đánh giá, thực chất lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan vào Lào chỉ trong 4 tháng đầu năm 2022 đã tăng mức độ bùng nổ khi đã vượt qua mức nhập khẩu cả năm 2021.

Nhập đường chính ngạch bao nhiêu?

Theo VSSA, đối chiếu dữ liệu nhập khẩu đường 4 tháng đầu năm 2022 của Tổng cục Hải Quan Việt Nam cho thấy Việt Nam đã nhập khẩu chính ngạch 73.190 tấn từ Campuchia và gần 123.380 tấn từ Lào, tức chỉ chiếm khoảng 52% lượng đường hai nước Campuchia và Lào đã nhập từ Thái Lan cùng thời gian đó, và hầu như lượng đường còn lại sẽ được nhập lậu vào Việt Nam.
Hiệp hội mía đường lưu ý chính điều này đã giải thích cho hiện tượng đường Thái Lan nhập lậu đang tràn ngập thị trường đường tự do của Việt Nam “từ Bắc chí Nam”.

Phạt quá nhẹ tay

Tuy vậy, theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, hiện các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều hoạt động để ngăn chặn hoạt động gian lận thương mại và nhiều hành vi gian lận thương mại đường nhập lậu đã được phát hiện tại hầu như tất cả các tỉnh thành trên cả nước.
Tuy nhiên, VSSA đánh giá rằng, tất cả các vụ việc phát hiện cho đến nay chỉ được xử lý hành chính và hầu như không có tác dụng răn đe khiến hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu bùng phát cuối từ tháng 12/2021 cho đến nay vẫn chưa giảm nhiệt.
Chiếc ghe số hiệu CT-07612 vận chuyển 100 tấn đường cát nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam bị công an bắt giữ
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2021
Công an An Giang bắt cán bộ Hải quan tiếp tay vụ nhập lậu 100 tấn đường cát
Cụ thể, các hoạt động gian lận thương mại đường tiếp tục hoạt động mạnh, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép đường cát do nước ngoài sản xuất vào Việt Nam liên tục bị các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.
Điển hình như ngày 10/4, tại xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Đồn Biên phòng Cầu Muống phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện 1.400kg đường cát được tập kết tại một túp lều ven đường, nhưng không có người trông giữ.
Theo nhà chức trách, số đường này do các đối tượng vận chuyển trái phép qua biên giới để đưa vào nội địa tiêu thụ. Tuy nhiên, khi phát hiện có lực lượng tuần tra, kiểm soát, các đối tượng đã nhanh chóng tẩu thoát và bỏ lại hàng hóa.
Ngày 13/4, Đội Quản lý thị trường số 3 trực thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp, phát hiện điểm tập kết hàng hóa không có người trông coi tại khu vực chân cầu Sở Thượng thuộc Khóm 1, phường An Thạnh, thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu. Qua kiểm tra, Đội Quản lý thị trường số 3 phát hiện toàn bộ hàng hóa nêu trên là đường cát do nước ngoài sản xuất, với số lượng 750 kg.
Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết, trong tháng 5/2022 vì thời tiết thay đổi, với tổng lượng mưa tại nhiều khu vực trong cả nước cao hơn mức trung bình nhiều năm khiến cho nhu cầu đường giảm thấp.
Trong nửa đầu tháng 5, nguồn cung đường từ nhập khẩu tiếp tục đưa đường vào thị trường thông qua nhập khẩu trực tiếp chính ngạch và đường gian lận thương mại qua biên giới Tây Nam đang tràn vào, cộng với đường từ vụ ép 2021-2022 và cả đường lỏng siro ngô tiếp tục được nhập khẩu.
Tới nửa cuối tháng 5, tiếp tục xu hướng thống trị của đường nhập lậu và đường nhập khẩu từ các nước ASEAN. Các nhà máy buộc phải giảm giá bán đường đến mức dưới giá thành sản xuất để có tiền thanh toán mía cho nông dân, nhưng cũng không bán được đường.
VSSA cũng lưu ý, sự bế tắc đầu ra tháng thứ tư liên tục đang đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng mía đường và cùng với tình trạng các vật tư nông nghiệp tăng giá đã khiến cho nỗ lực phục hồi vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam gặp nhiều trở ngại.
Đồng thời, VSSA dự báo các nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ đường chưa tăng nên sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 6 và các tháng kế tiếp.
“Ưu thế thị trường vẫn thuộc về các loại đường và chất ngọt có nguồn gốc nhập khẩu và giá đường trong nước sẽ có diễn biến gắn với giá đường thế giới”, VSSA nhấn mạnh.

Dán tem điện tử để chặn nhập lậu đường?

Nhà chức trách trong nước cho biết, số lượng lớn đường cát nhập lậu vẫn đang tràn vào Việt Nam. Hải quan đã phát hiện xử lý tới 42 vụ buôn lậu đường lên đến hàng trăm tấn từ đầu năm tới nay.
Đáng chú ý, rất nhiều chiêu trò tinh vi đã được các đối tượng thực hiện để qua mắt các cơ quan chức năng như chuẩn bị sẵn hóa đơn chứng từ, quay vòng hóa đơn để hợp thức hóa các lô hàng buôn lậu đường.
Thậm chí, có nhiều đối tượng còn in sẵn bao bì nhãn mác chữ Việt Nam đem sang nước bạn đóng hàng, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử lý.
Đối với vấn đề này, Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết đường nhập lậu đang bán giá rẻ hơn so với đường trong nước từ 2.000 - 3.000 đồng, lại không phải đóng thuế, khiến đường trong nước không cạnh tranh được, gây tổn thất cho ngành mía đường Việt Nam.
Những cánh đồng đang được những người nông dân trồng mía ở xã Mỹ Hòa - Tân Lạc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2021
Bộ Công Thương "rắn tay", mía đường Thái Lan bị "nghẽn" lối vào Việt Nam
Vừa qua, Bộ Tài chính đã đề xuất dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc mặt hàng đường. Việc dán tem điện tử được kỳ vọng góp phần minh bạch thông tin, xuất xứ sản phẩm, giúp ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng đường cát.
Thêm vào đó, Đại diện Tổng cục Hải quan cho hay, việc dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc với đường mía sẽ căn cứ vào trọng lượng của sản phẩm.

“Đối với bao đường đóng gói từ 20kg trở lên, sẽ áp dụng tem điện tử sử dụng công nghệ RFID. Tem này sẽ được dán ở 2 đầu của bao đường. Đối với bao đường đóng gói dưới 20kg sẽ áp dụng tem điện tử gắn mã QR Code. Tem này có thể in dưới dạng giấy hoặc in trực tiếp trên bao bì đóng gói sản phẩm”, Tổng cục Hải quan cho biết.

Về phía Hiệp hội mía đường Việt Nam cho rằng, việc dán tem truy xuất mặt hàng đường là hoàn toàn cần thiết. Tem dán lên bao đường không chỉ đơn giản là phân biệt đường trong nước, nhập khẩu, hay đường lậu mà còn phải đáp ứng được việc truy xuất các dữ liệu.
Được biết, hiện Hiệp hội mía đường Việt Nam đang phối hợp với các cơ quan chức năng để thiết kế tem dán điện tử truy xuất nguồn gốc cho mặt hàng đường. Việc dán tem giúp không chỉ phòng chống được tình trạng đường nhập lậu, mà còn để phòng chống tình trạng quay vòng hồ sơ đấu giá đường nhập lậu như đã xảy ra thời gian qua.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала