Robot phẫu thuật hàng chục tỉ đồng bỗng hoá "sắt vụn"

© Sputnik / Press Service of the Mayor and Moscow Government / Chuyển đến kho ảnh Thiết bị y tế.
 Thiết bị y tế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo thông tin báo Tuổi Trẻ, hiện nay ở một số bệnh viện công, nhiều trang thiết bị y tế hiện đại đều không được đưa vào hoạt động. Trong khi đó, nhu cầu của bệnh nhân được cứu chữa đang dần tăng cao.
Đơn cử là hai robot Mako và Rosa từng được đưa vào sử dụng phẫu thuật khớp và sọ não tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) từ năm 2017, đến nay bị niêm phong và "chưa hẹn ngày chạy lại" vì liên quan đến vụ án nâng khống giá khiến cựu giám đốc bệnh viện và nhiều lãnh đạo, nhân viên công ty đặt máy bị bắt.
Cựu giám đốc một bệnh viện ở Hà Nội mới đây đã phải đưa người thân đi phẫu thuật khớp vai tại Singapore. Giá phẫu thuật bằng robot ở Bệnh viện Bạch Mai trước đây khoảng 50 - 60 triệu đồng, trong khi đi nước ngoài tốn kém đến 600 triệu đồng.
Vị cựu giám đốc chia sẻ với PV Tuổi Trẻ:
"Giờ vụ án tại Bạch Mai đã ngã ngũ, ai có tội đã bị phạt tù, nhưng thiết bị đâu có tội gì. Giá như có chính sách để cho thiết bị quay trở lại sử dụng cho người bệnh sẽ tốt biết bao nhiêu".
 Giấy tờ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2022
Bộ Y tế: Bộ trưởng bị khai trừ khỏi Đảng, thứ trưởng xin từ chức
Theo đó, tại bệnh viện Bạch Mai có rất nhiều thiết bị tối tấn đang trong trạng thái dừng hoạt động. Trong số này có thiết bị xạ phẫu gamma quay và máy chụp PET sử dụng cho bệnh nhân ung thư. Người bệnh có chỉ định lại phải chuyển sang bệnh viện khác hoặc sử dụng loại kỹ thuật khác không tân tiến bằng.
Trước đó, năm 2019, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) ứng dụng robot Modus V Synaptive thế hệ II vào ca mổ u não cho nữ bệnh nhân ở tỉnh Tây Ninh thành công ngoài mong đợi. Robot này được đầu tư theo hình thức bệnh viện hợp tác với chủ đầu tư đặt máy. Bệnh viện lo nhân sự thao tác và chia phần trăm lợi nhuận thu được.
Để vận hành, bệnh viện đã cử TS Chu Tấn Sĩ đi đào tạo 2 đợt tại Mỹ (năm 2017) và Thụy Sĩ (2018). Dù vậy, sau hơn một năm hoạt động, robot bị dừng sử dụng.
"Số ca cần phẫu thuật robot khá ít so với công suất máy, một phần do chi phí cao và bệnh nhân được chỉ định không nhiều, suốt ba năm chỉ thực hiện được trên 20 ca. Hoạt động không mấy hiệu quả, bệnh viện và chủ đầu tư thống nhất trả máy", lãnh đạo Bệnh viện Nhân dân 115 giải thích.
Bên cạnh đó, việc đầu tư máy móc thiếu hiệu quả cũng khiến cho vấn đề vận hàng gặp nhiều khó khăn như robot phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi trung ương (vào thời điểm mua, ngân sách chi trả trên 80 tỉ đồng). Thiết bị này hiện đang dừng sử dụng do bộ dụng cụ lên tới 10.000 USD/bộ, sử dụng được cho 10 ca phẫu thuật.
Bác sĩ và bệnh nhân trong bệnh viện - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2022
Cán bộ phụ trách cung ứng vật tư y tế: Vừa làm vừa sợ sai
"So với phẫu thuật nội soi thì mổ robot có điểm ưu việt hơn, nhưng chỉ là một 8 một 10 chứ không phải là bên 1 bên 10, chi phí thì phẫu thuật robot đắt hơn hẳn, nên nếu lựa chọn thì người bệnh dễ chọn nội soi bình thường hơn", một chuyên gia ngoại khoa của Bệnh viện Nhi trung ương chia sẻ.
Tương tự, Robot Da Vinci (Mỹ sản xuất) tại Bệnh viện Chợ Rẫy được đánh giá là mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh. Thế nhưng, bệnh nhân phản ánh gần đây một số dịch vụ mổ robot này được thông báo "tạm dừng".
TS.BS Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - xác nhận và cho rằng hệ thống robot đang phải tạm dừng do thiếu vật tư tiêu hao.
"Nguyên nhân do khó khăn trong đấu thầu, đồng loạt bệnh viện thiếu vật tư khiến bệnh nhân đổ dồn qua Bệnh viện Chợ Rẫy làm vỡ kế hoạch dự trù, dự trữ. Như thuốc chống thải ghép cho bệnh nhân ghép thận vừa qua, khi các cơ sở y tế tê liệt thì bệnh nhân dồn về khiến lượng thuốc dự trù trong 6 tháng đã hết sạch chỉ trong hai tháng", BS Thức chỉ ra nguyên nhân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала