Người Việt Nam dư sức làm điện hạt nhân

© AFP 2023 / Philip FongBể chứa nước nhiễm xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Bể chứa nước nhiễm xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2022
Đăng ký
Chuyên gia lý giải vì sao Việt Nam nên quay lại với điện hạt nhân, nhất là khi đích thân Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tuyên bố cam kết về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tới đây.
Trước đó, theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, để đảm bảo nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, đối với quy hoạch phát triển năng lượng tiếp theo, Việt Nam cần nghiên cứu điện hạt nhân.
Điện hạt nhân có thể ‘cứu’ Việt Nam khỏi khủng hoảng năng lượng? Bỏ hay giữ điện hạt nhân, Việt Nam nên chọn con đường nào?

Số phận long đong của điện hạt nhân Việt Nam

Vấn đề điện hạt nhân tiếp tục được đề cập tại kỳ họp Quốc hội vừa qua. Theo Ủy ban Kinh tế, với lộ trình giảm phát thải tiến tới đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đây là lĩnh vực cần được nghiên cứu, xem xét trong quá trình phát triển giai đoạn tiếp theo.
PGS.TS Vương Hữu Tấn, thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, từng là Phó viện trưởng, rồi Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học & Công nghệ đã có những quan điểm riêng về việc giữ hay bỏ điện hạt nhân tại Việt Nam trên Dân Trí.
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2022
IAEA tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ, liệu Việt Nam có tái khởi động dự án điện hạt nhân?
Theo chuyên gia Vương Hữu Tấn, Quốc hội Việt Nam đã phê duyệt chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận năm 2009 và Thủ tướng (khi đó là ông Nguyễn Tấn Dũng – PV) đã phê duyệt quy hoạch 8 địa điểm xây dựng các nhà máy.
Năm 2016 vì các lý do khách quan, Quốc hội ban hành nghị quyết dừng thực hiện dự án này. PGS.TS Tấn lưu ý, 8 địa điểm đã được quy hoạch trong quyết định của Thủ tướng, trong đó có 2 địa điểm ưu tiên tại Ninh Thuận (Phước Dinh và Vĩnh Hải) được sử dụng cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, đến nay về nguyên tắc đang được bảo lưu, “chờ quyết định mới của Thủ tướng”.
Tại nghị trường vừa qua, một đại biểu đề nghị xóa bỏ quy hoạch các địa điểm này, số khác muốn duy trì để sử dụng khi tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trong tương lai.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thì khẳng định việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận không có nghĩa là "hủy bỏ".

“Như vậy đây là vấn đề còn bỏ ngỏ, chờ quyết định cuối cùng của cấp có thẩm quyền”, - PGS.TS Vương Hữu Tấn nhận định.

Các cường quốc thế giới đều phát triển điện hạt nhân

Là người đã gắn bó cả cuộc đời công tác trong lĩnh vực điện hạt nhân, nguyên Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam cho rằng, trước hết, cần thấy rằng điện hạt nhân đang đóng góp trên 10% sản lượng điện toàn cầu và chiếm 1/3 trong số các loại điện được tạo ra bằng công nghệ phát thải carbon thấp.
Điện hạt nhân giúp giảm phát thải dioxit carbon hàng năm 2 tỷ tấn, tương đương với việc không cho lưu hành 400 triệu xe ô tô. Ngoài 32 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có điện hạt nhân, thì hiện 27 nước chủ trương phát triển điện hạt nhân, trong đó 12 nước dự kiến có nhà máy đầu tiên đi vào vận hành năm 2035.

“Các cường quốc kinh tế trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức… đều đang sử dụng điện hạt nhân và tiếp tục đẩy mạnh sử dụng loại năng lượng này”, -chuyên gia Việt chỉ rõ.

Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2022
Việt Nam sẽ trở thành quốc gia điện hạt nhân?
Trong đó, Đức có chủ trương đóng cửa theo lộ trình các nhà máy điện hạt nhân, nhưng lại nhập khẩu điện từ Pháp làm từ nhà máy điện hạt nhân.

“Nếu loại năng lượng này không đáng tin cậy, chắc các đầu tàu kinh tế thế giới sẽ loại bỏ đầu tiên, chứ không đợi đến những nước đang phát triển như chúng ta”, - ông Tấn lập luận.

Theo PGS.TS Tấn, bên cạnh việc tiếp tục phát triển các nhà máy điện hạt nhân loại lò nước nhẹ tiên tiến công suất lớn (thế hệ III, III+) đã được kiểm chứng nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng cao, nhiều nước đang xem xét phương hướng khác nữa là phát triển các nhà máy điện hạt nhân công suất nhỏ và trung bình (SMR). Các SMR sẽ thay thế cho các nhà máy nhiệt điện than phải đóng cửa vì ô nhiễm trong tương lai.

“Theo tôi, nếu chủ trương tái khởi động dự án điện hạt nhân của Việt Nam được thực hiện, chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng công nghệ lò phản ứng nước nhẹ tiên tiến công suất lớn cho những tổ máy đầu tiên tại các địa điểm đã được quy hoạch”, - chuyên gia nêu quan điểm.

Tuy nhiên trong chiến lược dài hạn, theo ông Tấn, Việt Nam cũng nên quan tâm đến công nghệ SMR để thay thế cho các nhà máy nhiệt điện than buộc phải đóng cửa vì ô nhiễm vào thập niên 2040, với các ưu việt của lò SMR cả về an toàn và kinh tế.
Suất đầu tư của điện hạt nhân hiện nay cao hơn so với các loại hình phát điện khác do phải có nhiều giải pháp bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, hệ số sử dụng công suất và thời gian sống của nhà máy điện hạt nhân khá dài, 60 năm và có thể đến 80 năm, nên sản lượng điện tạo ra nhiều hơn các loại phát điện khác cùng công suất, dẫn đến giá thành rất rẻ khi hết khấu hao đầu tư, còn chi phí nhiên liệu trong giá điện thì rất thấp (các loại nhiệt điện khác như than, dầu, khí thì giá điện chủ yếu cấu thành là từ giá nhiên liệu).
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2022
Việt Nam quay lại với điện hạt nhân?
Khác biệt căn bản của điện hạt nhân với các dạng nhiệt điện khác là yêu cầu về bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân và việc xử lý chất thải hạt nhân/chất thải phóng xạ. Các nước đi vào phát triển điện hạt nhân đều phải quan tâm giải quyết những vấn đề này. Họ nhận được sự hỗ trợ rất hiệu quả của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cũng như đối tác nước ngoài đã có kinh nghiệm trong phát triển điện hạt nhân.

“Xác suất xảy ra tai nạn máy bay còn cao hơn tai nạn nhà máy điện hạt nhân”

Chuyên gia chỉ rõ, những khó khăn, thách thức của điện hạt nhân là của chung cộng đồng khoa học hạt nhân thế giới, chứ không phải của riêng một nước nào.

“Lo lắng về bảo đảm an toàn của công chúng là rất chính đáng sau các tai nạn đã xảy ra, nhưng nếu hiểu nguyên nhân thì sẽ biết làm thế nào để bảo đảm an toàn”, - ông Tấn khẳng định và cũng lưu ý rằng, không có công nghệ nào an toàn tuyệt đối.

Xác suất xảy ra tai nạn máy bay còn cao hơn tai nạn nhà máy điện hạt nhân, nhưng chúng ta không thể từ bỏ một loại công nghệ vận chuyển tiên tiến này được. Nhà máy điện hạt nhân cũng vậy. Nếu hiểu được nguyên nhân của các tai nạn thì sẽ có các giải pháp để bảo đảm an toàn cho con người và môi trường.
Nguyên lãnh đạo Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam nhắc lại, trong lịch sử gần 70 năm phát triển điện hạt nhân chỉ có 2 tai nạn gây chết người và ảnh hưởng đến môi trường là tai nạn nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và Fukushima.
Tai nạn Chernobyl xảy ra với loại công nghệ không được thương mại, chỉ sử dụng ở Liên Xô (cũ), không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế và sự vi phạm quy phạm vận hành.
Trong khi đó, tai nạn Fukushima là do công nghệ cũ thế hệ II chưa tính tới các yếu tố cực đoan của môi trường (động đất và sóng thần), trong khi nhà máy điện hạt nhân Onagawa ở gần tâm chấn động đất hơn thì lại không bị ảnh hưởng gì vì nó là công nghệ thế hệ III. Sau mỗi một tai nạn hạt nhân như vậy, cộng đồng hạt nhân quốc tế mà đại diện là IAEA lại phải nâng cấp các tiêu chuẩn an toàn để làm cho điện hạt nhân ngày càng an toàn hơn.
Theo PGS. TS Vương Hữu Tấn, các công nghệ hiện đại (thế hệ III, III+ hoặc IV) sẽ bảo đảm an toàn với tất cả các kịch bản sự cố tai nạn mà chúng ta có thể nghĩ ra, kể cả tai nạn trầm trọng nhất là nóng chảy toàn bộ vùng hoạt (vùng chứa nhiên liệu hạt nhân) vẫn có thể được xử lý bằng bẫy vùng hoạt để không làm phát tán phóng xạ ra môi trường.
nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2022
Dấu hiệu cho thấy Việt Nam có thể đổi ý về điện hạt nhân?
Vấn đề còn lại để bảo đảm an toàn là yếu tố con người. Vì vậy, để hạn chế các rủi ro thì công tác đào tạo cán bộ, nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn trong các nhà máy điện hạt nhân là hết sức cần thiết. Các nước cũng phải xây dựng cơ chế quản lý an toàn hết sức nghiêm ngặt, kể cả trong nội bộ nhà máy cũng như quản lý ngoại bộ của cơ quan pháp quy về lĩnh vực này.
PGS.TS Vương Hữu Tấn chỉ tiếp rằng, nhà máy điện hạt nhân là một công trình năng lượng đã được thương mại với các quy định chặt chẽ. Nhiều nước trình độ không hơn Việt Nam cũng đã quản lý an toàn những công trình này.

“Chẳng nhẽ người Việt Nam ta lại không đủ năng lực để quản lý và vận hành an toàn các nhà máy điện hạt nhân. Tôi không nghĩ như vậy!”, - chuyên gia thẳng thắn.

Với Việt Nam, nguồn năng lượng hóa thạch nội địa hạn chế và thủy điện đã khai thác hết tiềm năng. Còn phát triển điện từ năng lượng tái tạo vẫn phải có 20% công suất dự phòng từ nhiệt điện (điện khí, điện hạt nhân).
Thêm nữa, việc xem xét phát triển điện hạt nhân, không đồng nghĩa bỏ qua phát triển các loại năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, mà phải khai thác triệt để tiềm năng của loại năng lượng này. Tuy nhiên, năng lượng tái tạo cũng không phải rẻ theo đánh giá so sánh giữa điện mặt trời và điện hạt nhân ở nhiều nước.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2022
Việt Nam nên “suy nghĩ lại” về dự án điện hạt nhân Ninh Thuận?
Vậy nên, theo PGS.TS Vương Hữu Tấn, tiến hay lùi với điện hạt nhân sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định.

“Là người có nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này, tôi thấy điện hạt nhân là cần thiết với nước ta, đặc biệt khi Chính phủ đã có cam kết zero carbon vào năm 2050”, - nguyên Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) bày tỏ.

Cân nhắc về điện hạt nhân

Như Sputnik đưa tin, xuyên suốt các tờ trình về dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn 2045 (gọi tắt Quy hoạch Điện 8), mà mới nhất là tại tờ trình số 2279 ngày 29/4/2022, dù không đưa điện hạt nhân vào cơ cấu nguồn điện để tính toán, nhưng Bộ Công Thương vẫn kiến nghị “xem xét nghiên cứu khả năng phát triển điện hạt nhân trong tương lai” khi nói về nguyên tắc xây dựng chương trình phát triển điện lực của Việt Nam.
Các chuyên gia trong ngành thẳng thắn, thực tế này đồng nghĩa với việc gần như chắc chắn, đến trước 2030, Việt Nam chưa thể có một nhà máy điện hạt nhân nào, bất chấp thời gian qua giới khoa học và cả đại biểu Quốc hội đã đề cập đến việc đã đến lúc cần nghĩ về điện hạt nhân như một giải pháp năng lượng thay thế và “phải bắt đầu sớm” trong việc quay lại phát triển điện hạt nhân, nhất khi trong bối cảnh việc chuyển đổi năng lượng đang là vấn đề cấp bách của quốc gia Đông Nam Á này, sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có những cam kết mạnh mẽ ở COP26, Anh về mức phát thải ròng net zero vào giữa thế kỷ này.
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2022
Việt Nam sẽ quay trở lại với dự án nhà máy điện hạt nhân? Nếu có, với ai?
Theo chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn, Giám đốc Chương trình năng lượng xanh, phân tích với Thanh Niên rằng, Việt Nam không những không được xóa quy hoạch các vị trí đã được duyệt trong quá khứ mà thậm chí cần xem xét một cách nghiêm túc trở lại với điện hạt nhân.
Theo ông Sơn, vấn đề của điện hạt nhân không phải là những công nghệ mới, quá sức với Việt Nam. Mặc dù có những lo ngại về sự cố, nhưng theo các thống kê rất ít và thông thường là lỗi vận hành không được tuân thủ một cách đúng đắn, cộng với các biến động bên ngoài thì hoàn toàn có rủi ro và phải thừa nhận đã có những sự cố nghiêm trọng trên thế giới.

“Nhưng phải nhìn mặt khác là, có những quốc gia sử dụng rất lâu rồi, như Pháp chưa có một sự cố nào. Đó là những kinh nghiệm cần học tập nghiêm túc để nhìn nhận rủi ro nằm ở đâu, tiềm ẩn nguy cơ ở đâu và liệu chúng ta có thể khắc phục trong khuôn khổ năng lực và kiến thức của chúng ta để áp dụng chứ không phải từ chối hoàn toàn một công nghệ nào đó”, - chuyên gia lưu ý.

Ông Sơn cho biết, giới nghiên cứu cũng đã có những tính toán, thảo luận và khuyến cáo cho kịch bản net zero của Việt Nam với ngành điện nói chung và dự án phát điện nói riêng. Trong đó, yếu tố điện hạt nhân đã được đưa ra để tính toán các phương án và đây có thể nói là giải pháp kỹ thuật khá tốt để giải quyết các nhược điểm, hạn chế của năng lượng tái tạo như gió hay mặt trời đầy yếu tố bất ổn như hiện nay.
Cùng quan điểm, chuyên gia về năng lượng và môi trường Nhật Đình giữ góc nhìn rằng, điện hạt nhân không hẳn là không phát thải, nhưng mức phát thải rất thấp so với năng lượng nó tạo ra. Chính vì vậy, đây là một yếu tố rất quan trọng để giải bài toán phát thải ròng bằng 0 mà Việt Nam đã cam kết tới năm 2050.

“Điện gió ngoài khơi rất tiềm năng, nhưng một tháng không có gió, thì ta sẽ dùng nguồn điện nào? Trong khi các nước dùng điện tái tạo nhiều cũng phải dùng điện hạt nhân để chạy nền. Chúng ta thì sao? - điện than thì gần như không thể vay thêm tiền, thủy điện cũng đã hết, điện mặt trời trang trại bên cạnh bất ổn thì tỷ lệ chiếm đất rất cao, trong khi đất nước ta thì nhỏ (mật độ dân số cao) nên nguồn lực đất đai không phải dồi dào”, - chuyên gia thẳng thắn.

Do đó, ông Đình các vị trí quy hoạch đã được chọn cho điện hạt nhân không phải dễ gì có được, ngoài ra, cũng phải được sự hỗ trợ của quốc tế rất nhiều nên không thể nói bỏ dễ dàng, để đến lúc quay lại tìm địa điểm mới thì sẽ rất khó và tốn kém thêm nguồn lực, trí lực.
Như Sputnik đề cập, hôm 30/5 vừa qua, tại nghị trường, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, với điện hạt nhân, Việt Nam mới chỉ tạm dừng, chứ không phải là hủy bỏ hẳn.
Ngành năng lượng tái tạo (điện mặt trời) phát triển mạnh, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2022
Điện gió Việt Nam vào top thế giới, chưa đưa điện hạt nhân vào Quy hoạch Điện 8
Lãnh đạo Bộ Công Thương lưu ý:

“Cần nói rõ Nghị quyết của chúng ta là tạm dừng, không phải huỷ bỏ. Do vậy, về nguyên tắc không có cơ sở về việc bỏ hoàn toàn dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Mặt khác, Ninh Thuận là địa điểm đã được các đối tác cũng như các bộ, ngành liên quan nghiên cứu rất kỹ lưỡng trong thời gian dài và đã khẳng định đây là địa điểm phù hợp nhất để phát triển điện hạt nhân”.

Ông Diên nhấn mạnh, điện nền hiện nay chỉ có nhiệt điện than hoặc thuỷ điện. Nhưng điện than của Việt Nam đã không còn điều kiện để phát triển và thủy điện cũng đã hết dư địa. Trong khi đó, đất nước cần phải thực hiện những gì đã cam kết ở COP26 và phát triển điện hạt nhân cũng là xu hướng tất yếu các quốc gia trên thế giới đang thực hiện.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала