Chưa kịp phục hồi hậu Covid-19, TP.HCM lại 'oằn mình' chống sốt xuất huyết

© AP Photo / Felipe DanaSốt Zika - một bệnh truyền nhiễm cấp tính của khỉ đôi khi được truyền sang người do muỗi và có đặc trưng của bệnh sốt lành tính.
Sốt Zika - một bệnh truyền nhiễm cấp tính của khỉ đôi khi được truyền sang người do muỗi và có đặc trưng của bệnh sốt lành tính.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 24/6, Sở Y tế TP.HCM cho biết, theo báo cáo nhanh từ 4 bệnh viện tuyến cuối điều trị sốt xuất huyết của TP, các ca bệnh nhập viện điều trị đang gia tăng đột biến.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 2.181 ca sốt xuất huyết (1.182 ca nội trú và 999 ca ngoại trú), tăng 38,5% so với trung bình 4 tuần trước (1.575 ca); số ca nội trú tăng 25,9% và ngoại trú tăng 57,1%.
Số ca mắc sốt xuất huyết tại TP tích lũy từ đầu năm đến tuần 24 là 16.057 ca, tăng 117,3%. Số ca sốt xuất huyết nặng tích lũy đến tuần 24 là 274 ca. Tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc sốt xuất huyết là 1,7%, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021 (0,4%).
TP.HCM đã có 9 ca sốt xuất huyết tử vong (2 ca ở H.Bình Chánh, 3 ở H.Củ Chi, 1 ở Q.Bình Tân, 1 ở Q.11, 1 ở H.Hóc Môn và 1 ở TP.Thủ Đức), tăng 7 ca so với cùng kỳ năm 2021 (2 ca).
Nhân viên y tế kiểm tra hành khách đến từ nước ngoài để tìm triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ tại sân bay quốc tế Kana ở Chennai, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2022
Mạng lưới Y tế Thế giới tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là đại dịch
Từ đầu năm 2022 đến nay, TP.HCM có 16.057 ca mắc sốt xuất huyết, 274 ca nặng và 9 ca tử vong.
Sốt xuất huyết là dịch bệnh lưu hành hàng năm, số ca mắc tăng nhiều vào mùa mưa. Năm nay miền Nam mưa sớm, trùng với chu kỳ (3-4 năm một lần) bùng dịch của sốt xuất huyết nên ca bệnh tăng cao. Trong bối cảnh này, TP HCM đặt nhiệm vụ phòng chống dịch là quan trọng nên đã đổi tên cơ quan phòng chống Covid-19 tại các quận huyện thành Ban chỉ đạo phòng chống dịch, tập trung vào sốt xuất huyết.

3 giai đoạn của sốt xuất huyết cần lưu ý

Theo Sở Y tế TP.HCM, bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể từ nhẹ (chỉ sốt vài ngày rồi hết) đến rất nặng và có thể tử vong.
Theo đó, bệnh sẽ diễn tiến qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn sốt, thường từ ngày 1 - 4 của bệnh, trong đó sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt có giảm nhưng sau đó sốt trở lại. Ngoài ra, người bệnh có thể có các triệu chứng khác như đau đầu, đau cơ, đau khớp, chán ăn, buồn nôn. Đa số trường hợp bệnh sẽ tự thuyên giảm sau 5 ngày và bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn sau 1 tuần. Tuy nhiên có một tỷ lệ bệnh nhân chuyển sang giai đoạn nguy kịch.
Giống muỗi hổ châu Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2022
Việt Nam: Hơn 14.700 ca sốt xuất huyết được ghi nhận, 6 trường hợp tử vong
Giai đoạn nguy kịch (thường từ ngày thứ 4 - 6 của bệnh tính từ khi bắt đầu sốt). Trong giai đoạn này, người bệnh hạ sốt đột ngột (đây là dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn là đã hết bệnh), tay chân lạnh, vật vã, lừ đừ, li bì; thậm chí lơ mơ, rối loạn tri giác; cảm giác đau bụng nhiều, liên tục, nhất là tại vùng dưới sườn bên phải, nôn ói, tiểu ít, xuất hiện các biến chứng chảy máu ở nhiều nơi (xuất hiện chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, ói ra máu, đi tiêu ra máu, phụ nữ có thể bị rong kinh rong huyết); một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện viêm cơ tim, tổn thương gan nặng, biến chứng tổn thương đa phủ tạng và có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong.
Ở giai đoạn này, nếu được điều trị kịp thời, tích cực và đúng phương pháp, bệnh nhân sẽ chuyển qua giai đoạn hồi phục. Giai đoạn hồi phục hồi, thường sau ngày thứ 7 của bệnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала