Hun Sen "chịu ơn" Việt Nam nhưng Hà Nội không cần đất của Campuchia

© AP Photo / Liu Heung ShingBộ đội Việt Nam trở về Việt Nam sau khi rời Campuchia, 1989
Bộ đội Việt Nam trở về Việt Nam sau khi rời Campuchia, 1989 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2022
Đăng ký
Người Việt có câu “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Hà Nội đặc biệt coi trọng quan hệ với Campuchia, Lào và Trung Quốc vì nhiều nguyên nhân trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.
Riêng đối với Campuchia, các thế hệ lãnh đạo đất nước luôn coi tình hữu nghị giữa Hà Nội và Phnom Penh là thiêng liêng, tài sản vô giá và luôn ý thức gìn giữ những tình cảm tốt đẹp nhất giữa “hai người anh em”.

Việt Nam không cần đất của Campuchia

Thủ tướng Campuchia Hun Sen khẳng định, ông không có quyền bán rẻ đất cho Việt Nam, dù chỉ là một tấc đất.
Theo Thủ tướng Hun Sen, một số người nói rằng Hun Sen "chịu ơn" Việt Nam và phải cắt đất cho Việt Nam.

“Nếu tôi cắt đất cho Việt Nam thì đã không cần phải bỏ ra thời gian 41 năm để đàm phán với Việt Nam. Nếu Việt Nam muốn đất Campuchia thì Việt Nam đã lấy từ khi còn có quân đội ở Campuchia”, - ông Hun Sen tuyên bố.

Theo nhà lãnh đạo, vào thời điểm đó, mặc dù Việt Nam đóng quân ở Campuchia, tôi với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao đã ký kết Hiệp ước vùng nước lịch sử.

“Chúng ta cũng đã ký Hiệp định về quy chế biên giới năm 1983 và Hiệp ước về hoạch định biên giới năm 1985. Năm 2005 tôi đã cùng với ngài Phan Văn Khải ký Hiệp ước bổ sung 2005. Vào năm 2019, tôi đã cùng ngài Nguyễn Xuân Phúc ký Hiệp ước bổ sung 2019…”, - ông Hun Sen nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2022
Hun Sen bác bỏ cáo buộc dẫn lính Việt Nam về giết người Campuchia

“Tôi xin khẳng định với nhân dân Campuchia trong và ngoài nước, thông qua báo chí truyền thông và trước mặt ngài Thủ tướng Việt Nam tôi không có quyền cho Việt Nam đất, dù chỉ 1 milimet, và tôi cũng không muốn đất Việt Nam dù chỉ 1 milimet... Việt Nam không có nhu cầu lấy đất của ta, ta cũng không có nhu cầu lấy đất Việt Nam”, - Thủ tướng Hun Sen khẳng định.

Đặc biệt, Hun Sen cũng đáp trả cáo buộc của một số người rằng ông có tội khi dẫn quân đội Việt Nam vào Campuchia.

“Muốn biết việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia đúng hay sai thì hãy hỏi Tòa án hỗn hợp Liên Hiệp Quốc và Campuchia. Bản án của tòa án này đối với bè lũ Pol Pot là sự công nhận của Liên Hiệp Quốc rằng hành động của Việt Nam là đúng đắn, nếu hành động của Việt Nam không đúng, cần gì phải xét xử bọn Khmer Đỏ”, - Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh.

Theo ông Hun Sen, nhờ Việt Nam giúp đỡ cứu tính mạng người dân Campuchia, dù chúng ta phải chịu sự bất công trong một thời gian dài khi nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia bị Liên Hiệp Quốc áp đặt trừng phạt, Việt Nam cũng bị "trừng phạt" với cáo buộc xâm lược Campuchia.
Tuy nhiên, giờ đây Việt Nam đã được nhận lại công lý cùng với Đảng Nhân dân Campuchia. Thành công của việc xét xử Khmer Đỏ đã mang lại công bằng cho lực lượng kháng chiến của Campuchia với sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam.

55 năm cho một tình bạn tốt đẹp

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia và chào mừng Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã trao đổi thư mừng.
Tàu BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2022
Bộ Ngoại giao: Đạt được thoả thuận biên giới Campuchia - Việt Nam là nguyện vọng chính đáng
Về phía Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư mừng đến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư đến Quốc vương Norodom Sihamoni; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư đến Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi thư đến Chủ tịch Thượng viện Samdech Say Chhum và Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin.
​Gửi đến các nhà lãnh đạo hàng đầu đất nước anh em trong thư chúc mừng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Việt Nam bày tỏ vui mừng nhận thấy, cùng với những thành tựu mà hai nước đạt được, dù trải qua nhiều thử thách và thăng trầm của lịch sử, nhân dân Việt Nam và Campuchia đã luôn đoàn kết, kề vai sát cánh, dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi nước ngày nay, là tài sản vô giá mà lãnh đạo và nhân dân hai bên cần tiếp tục giữ gìn và vun đắp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 45 năm “Con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” của Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2022
Thủ tướng Hun Sen nói sự thật Việt Nam có xâm lược Campuchia hay không?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đồng thời bày tỏ tin tưởng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của Cộng đồng ASEAN cũng như ở khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, cũng nhân dịp này, lãnh đạo cấp cao Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu to lớn, toàn diện mà Vương quốc Campuchia đạt được trong những thập kỷ qua, đặc biệt trong kiểm soát dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thời gian gần đây. Việt Nam cũng tin tưởng rằng với truyền thống kiên cường, cần cù và sáng tạo, nhân dân Campuchia láng giềng anh em sẽ tiếp tục giành được những thành tựu mới to lớn hơn nữa, xây dựng thành công đất nước Campuchia hòa bình, ổn định, độc lập tự chủ và phát triển thịnh vượng, có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
Trong khi đó, về phía Campuchia, Quốc vương Norodom Sihamoni cũng đã gửi thư mừng tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen gửi thư tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Thượng viện Samdech Say Chhum và Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin gửi thư tới Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
​Các nhà lãnh đạo Campuchia khẳng định quan hệ hữu nghị gắn bó giữa Campuchia và Việt Nam vốn có lịch sử lâu đời trước khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đã không ngừng được thắt chặt trên tinh thần láng giềng tốt đẹp, đoàn kết, tin cậy, hiểu biết lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi. Các lãnh đạo Campuchia cho rằng, nhân dân hai nước đã cùng trải qua nhiều khó khăn, gian khổ trong sự nghiệp giải phóng, giành độc lập dân tộc, thống nhất và phát triển đất nước.
Cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp biên giới Việt Nam-Campuchia, Campuchia-Việt Nam
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2022
Việt Nam – Campuchia: Sử dụng cột mốc biên giới cũ như những “chứng tích lịch sử”
Phía Campuchia cũng tin tưởng quan hệ Campuchia - Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, ngày càng sâu sắc và toàn diện trên các lĩnh vực, cả trên bình diện song phương và tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong ASEAN.

​Sự kiện lịch sử quan hệ Việt Nam - Campuchia

Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của quan hệ giữa Hà Nội và Phnom Penh, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Việt Nam-Campuchia trong thế kỷ XX được định hình và phát triển xuất phát từ yêu cầu và mục tiêu chung của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của hai nước.
Tình đoàn kết chiến đấu giữa hai nước trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân-đế quốc, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Campuchia khởi xướng, tạo nên sức mạnh chung to lớn cho quân và dân hai nước thực hiện mục tiêu giành độc lập, tự do.
Ngày 23/6/1967, trong bức điện gửi Quốc trưởng Campuchia Norodom Sihanouk, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ:

“Việc đặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước chúng ta là biểu hiện rực rỡ của mối tình hữu nghị thân thiết và đoàn kết chiến đấu. Đó là một sự kiện lịch sử trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia, một nhân tố tích cực trong việc giữ gìn hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á”.

Cũng chỉ sau đó một ngày, ngày 24/6/1967, Việt Nam và Campuchia đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong lịch sử chung của hai dân tộc. Đặc biệt, sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Campuchia đã sát cánh bên nhau, giành nhiều thắng lợi trên cả mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao, cùng giành chiến thắng lịch sử vào mùa xuân năm 1975. Tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa hai dân tộc càng được thể hiện rõ nét và sâu sắc hơn khi hai nước kề vai sát cánh, chung tay lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot tàn bạo, giúp hồi sinh đất nước Campuchia.
Sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1993 của Campuchia, quan hệ giữa hai nước chuyển sang một giai đoạn mới, phù hợp với tình hình của mỗi nước và bối cảnh quốc tế. Lãnh đạo hai nước tiếp tục khẳng định quyết tâm củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai dân tộc. Trong chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005, hai bên đã nhất trí tăng cường và phát triển quan hệ hai nước theo tin thần “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
© AFP 2023Các lực lượng vũ trang cách mạng của Kampuchea tiến vào giải phóng thủ đô Phnôm Pênh, tháng 1 năm 1979
Các lực lượng vũ trang cách mạng của Kampuchea tiến vào giải phóng thủ đô Phnôm Pênh, tháng 1 năm 1979 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2022
Các lực lượng vũ trang cách mạng của Kampuchea tiến vào giải phóng thủ đô Phnôm Pênh, tháng 1 năm 1979
Với định hướng đó, quan hệ hai nước đã không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới. Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, có thể nói, 55 năm qua là một giai đoạn phát triển quan trọng quan hệ Việt Nam-Campuchia, được đánh dấu bởi những sự kiện lịch sử không thể quên khi hai nước cùng đoàn kết hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập từ chế độ thực dân, sát cánh bên nhau lật đổ chế độ diệt chủng tàn bạo của Pol Pot, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi nước.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao cho rằng, việc hai nước kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao là dịp để chúng ta ôn lại chặng đường đã qua, để các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hai nước, nhận thức sâu sắc hơn và có trách nhiệm hơn trong việc gìn giữ và không ngừng vun đắp cho những giá trị tốt đẹp của quan hệ hữu nghị truyền thống và đoàn kết giữa hai dân tộc.

Việt Nam luôn rất trong sáng trong quan hệ với Campuchia

Chia sẻ về các thành tựu trong 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Việt Nam và Campuchia cùng với Lào kề vai sát cánh trong đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc mà đỉnh cao là thắng lợi lịch sử của ba nước mùa xuân 1975. Đáp lại lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và xuất phát từ truyền thống đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc.

“Sau khi chặn đứng hành động gây hấn của bè lũ Pol Pot ở biên giới Tây Nam, Việt Nam đã đưa quân tình nguyện sang giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia, làm nên Chiến thắng ngày 7/1/1979, giải phóng đất nước và nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, rồi sau đó cử nhiều chuyên gia sang giúp bạn hồi sinh, tái thiết đất nước Chùa Tháp-thực hiện nghĩa vụ quốc tế vẻ vang, trong sáng, hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế”, - Bộ trưởng nói.

Biên giới Campuchia và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.06.2022
Việt Nam: Giải cứu công dân bị giam ở Campuchia, cảnh báo lừa đảo ‘đổi đời ở sòng bạc’
Ngày nay, Việt Nam và Campuchia đều đã có hòa bình, độc lập; quan hệ hai nước bước sang giai đoạn hợp tác toàn diện, cùng có lợi, ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn. Quan hệ chính trị giữa hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp. Hai bên duy trì tiếp xúc, trao đổi cấp cao và các cơ chế hợp tác song phương trên tất cả các kênh, kể cả khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong 2 năm qua. Chính phủ và nhân dân hai nước phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau kịp thời và hiệu quả trong công tác phòng chống dịch. Quan hệ hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước càng chặt chẽ và thực chất. Trong khi đó, hợp tác trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng tiếp tục được tăng cường.

“Hai bên kiên định nguyên tắc không cho phép bất kỳ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước này gây phương hại cho an ninh và lợi ích của nước kia”, - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Trên cơ sở các Hiệp ước, Hiệp định và thỏa thuận của Lãnh đạo Cấp cao hai nước, các cơ quan chức năng, chính quyền và nhân dân địa phương biên giới hai bên nỗ lực xây dựng đường biên giới chung hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Năm 2019, hai bên đã ký hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc khoảng 84% và hiện hai bên đang tiếp tục đàm phán giải quyết 16% còn lại.
Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư gần đây phát triển tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kim ngạch thương mại song phương năm 2021 đạt 9,54 tỷ USD, tăng 79,1% so với năm 2020; trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt 5,44 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2021. Đến nay, Việt Nam có 188 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Campuchia với tổng vốn đăng ký đạt 2,8 tỷ USD, duy trì vị trí đứng đầu ASEAN và trong tốp 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia.
© AP PhotoNhà cầm quyền Campuchia Norodom Sihanouk chào Thủ tướng Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng tại sân bay Hà Nội, năm 1973
Nhà cầm quyền Campuchia Norodom Sihanouk chào Thủ tướng Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng tại sân bay Hà Nội, năm 1973 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2022
Nhà cầm quyền Campuchia Norodom Sihanouk chào Thủ tướng Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng tại sân bay Hà Nội, năm 1973
Lãnh đạo hai nước cũng cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho kiều dân hai nước sinh sống trên lãnh thổ của nhau, phù hợp với luật pháp mỗi nước và tinh thần quan hệ láng giềng hữu nghị. Các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia được phía Bạn đánh giá cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của sở tại.
Bộ trưởng Sơn nhấn mạnh, sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các hoạt động giao lưu, du lịch giữa hai nước bắt đầu khởi sắc trở lại, nhất là khi hai nước đã mở cửa hoàn toàn và nối lại các chuyến bay thẳng. Du khách Việt Nam tới Campuchia trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 46.000 lượt khách, đứng đầu trong số các nước có khách du lịch tới Campuchia. Các lĩnh vực hợp tác khác như giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - thể thao... tiếp tục được quan tâm thúc đẩy.
Đáng chú ý, mỗi năm, Việt Nam cấp hàng trăm suất học bổng dài hạn cho sinh viên Campuchia sang học tại Việt Nam; số lượng sinh viên Việt Nam sang học tập tại Campuchia ngày càng nhiều.
Việt Nam thường xuyên tổ chức các đoàn bác sĩ tình nguyện sang khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân Campuchia; các bệnh nhân Campuchia khi sang khám và điều trị bệnh tại Việt Nam được hưởng mức lệ phí khám chữa bệnh như người Việt. Hai nước cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, nhất là ở các địa phương giáp biên giới.
Trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế, hai nước cũng đã phối hợp tốt tại các diễn đàn quốc tế, khu vực và tiểu vùng, nhất là trong năm 2022 khi Campuchia đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, cùng nhau đóng góp tích cực vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của Cộng đồng ASEAN cũng như ở khu vực và trên thế giới.

Triển vọng quan hệ Việt Nam – Campuchia

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, nhìn lại 55 năm qua, dù trải qua nhiều thử thách và thăng trầm của lịch sử, nhưng tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia đã không ngừng được củng cố và phát triển, trở thành biểu tượng thiêng liêng, tài sản chung vô giá của hai nước mà lãnh đạo và nhân dân hai nước cần nỗ lực gìn giữ và phát huy.
Ngày nay, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều chuyển biến phức tạp khó lường, hai nước càng phải tăng cường hơn nữa đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau để xứng đáng với những đóng góp, hy sinh của các thế hệ đi trước và đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.
© AP Photo / Francis StarnerCác binh sĩ Campuchia chào tạm biệt quân đội Việt Nam trên xe buýt khi họ rời Phnom Penh, Campuchia, 1982
Các binh sĩ Campuchia chào tạm biệt quân đội Việt Nam trên xe buýt khi họ rời Phnom Penh, Campuchia, 1982 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2022
Các binh sĩ Campuchia chào tạm biệt quân đội Việt Nam trên xe buýt khi họ rời Phnom Penh, Campuchia, 1982
Trên nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp và cùng chia sẻ quyết tâm duy trì môi trường hoà bình, ổn định để phát triển; thêm vào đó là những điều kiện thuận lợi về truyền thống, kinh nghiệm hợp tác và sự gần gũi về địa lý để đẩy mạnh hơn nữa kết nối kinh tế, thúc đẩy giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương, tôi tin tưởng rằng quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp và mang lại nhiều kết quả thiết thực theo đúng phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, đây cũng là mong muốn và quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước. Như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia vào tháng 7/2017:

“Cho dù tình hình thế giới và khu vực có những đổi thay, song trước sau như một, Việt Nam luôn coi trọng và sẽ làm hết sức mình cùng với Campuchia giữ gìn, vun đắp mối quan hệ Việt Nam – Campuchia mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.

Sáng nay, 24/6, phát biểu tại lễ kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ Vương quốc Campuchia là một trong những chính phủ đầu tiên trên thế giới công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách trung lập, tích cực ủng hộ kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Những năm tháng sau đó, cả hai nước tiếp tục kề vai sát cánh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành cho nhau sự ủng hộ vô cùng quý báu và cùng giành thắng lợi lịch sử vào mùa xuân năm 1975.
Trao tặng gạo cho người Campuchia gốc Việt sáng 24-4 - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2022
Là ‘cường quốc’ lương thực, vì sao Việt Nam mua nhiều gạo từ Campuchia?
Theo đồng chí Lê Minh Khái, khi đất nước Campuchia rơi vào thảm họa diệt chủng Pol Pot, trước "tội ác trời không dung, đất không tha" của thế lực này, lúc đó dù Việt Nam vẫn còn chưa kịp khắc phục hậu quả của chiến tranh nhưng để đáp lại niềm tin, lời kêu gọi của Campuchia, Việt Nam đã sát cánh cùng với Mặt trận yêu nước để đưa Campuchia thoát khỏi chế độ diệt vong, mang lại hòa bình cho đất nước chùa tháp.

“Hai bên luôn khẳng định không cho phép bất kỳ thế lực thù địch nào sử dụng lãnh thổ của mình để gây phương hại cho an ninh nước kia. Biên giới hai bên đang tích cực việc phân giới, cắm mốc trên đất liền”, - ông Khái nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, hiện nay Việt Nam duy trì vị trí đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia. Hợp tác trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng ngày càng thực chất, hiệu quả, là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала