Mỹ cho doanh nghiệp Việt Nam thêm thời gian

© Ảnh : VietforestNhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam
Nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2022
Đăng ký
Phía đại diện chính quyền Hoa Kỳ đồng ý gia hạn cung cấp thông tin điều tra tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.
Trước đó, phía Mỹ cáo buộc rằng các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đã nhập tủ hay bộ phận tủ gỗ từ Trung Quốc (là đối tượng bị áp dụng thuế phòng vệ thương mại), sau đó, lắp ráp hoàn thiện tại Việt Nam.

Thêm thời gian

Bộ Thương mại Hoa Kỳ gia hạn thời gian nộp bản bình luận và cung cấp thông tin phản biện điều tra xem xét phạm vi sản phẩm với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.
Cụ thể, theo Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo gia hạn thời gian nộp bản bình luận và cung cấp thông tin phản biện điều tra xem xét phạm vi sản phẩm với một số tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam thêm một tuần.
Như vậy, thời hạn để Bộ Thương mại Hoa Kỳ nhận bản bình luận sẽ được kéo dài đến 5:00 giờ chiều ngày 30/6/2022 (múi giờ miền Đông Hoa Kỳ - Eastern Time) tương đương với 4:00 giờ sáng ngày 1/7/2022 giờ Việt Nam, theo Cục Phòng vệ Thương mại.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2022
Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về việc 100 container hạt điều đã được trả cho doanh nghiệp Việt
Khuyến nghị ứng phó với vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, Hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm tủ gỗ tiếp tục rà soát các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ.

“Cần nghiên cứu, tìm hiểu quy định, trình tự thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ và thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của cơ quan điều tra Hoa Kỳ, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại trong suốt quá trình của vụ việc”, - Bộ Công Thương lưu ý.

Mỹ khởi xướng điều tra nhằm vào doanh nghiệp Việt Nam

Trước đó, như đã thông tin, ngày 24/5/2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra xem xét tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia vào Mỹ sử dụng các bộ phận nhập khẩu từ Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden xem xét liệu, tủ gỗ Việt Nam, Malaysia có thuộc phạm vi áp dụng của biện pháp phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ đang áp dụng với sản phẩm tương tự của Trung Quốc hay không.
Cụ thể, trong Lệnh áp thuế với Trung Quốc, DOC quy định tủ gỗ và các bộ phận thuộc phạm vi áp dụng của biện pháp nếu được gia công thêm ở nước thứ ba, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các công đoạn sau: bào, cắt, đục rãnh, đột lỗ, khoan, sơn, tạo màu, hoàn tất hoặc các công đoạn khác, vẫn nằm trong phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Thông thường, theo quy định của phía Hoa Kỳ, các bên có liên quan có thời hạn 30 ngày kể từ ngày khởi xướng để nộp bản bình luận và cung cấp thông tin phản biện tới cơ quan điều tra Mỹ.
Dự kiến, DOC sẽ đưa ra kết luận cuối cùng trong vòng 120 ngày kể từ ngày khởi xướng (có thể gia hạn thêm 180 ngày nếu có lý do hợp lý). Trong quá trình điều tra, DOC có thể yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin phục vụ cho việc xem xét.
Tòa nhà Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2022
Việt Nam có 400 doanh nghiệp do người khuyết tật làm chủ
Tiếp đó, ngày 7/6/2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo khởi xướng điều tra cả hai nội dung trong đơn đề nghị của nguyên đơn về xem xét phạm vi sản phẩm (scope ruling) và lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại (anti-circumvention) với sản phẩm tủ gỗ. Tuy nhiên, với thông báo mới nhất, có thể thấy, Mỹ vẫn đang cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam thêm thời gian để trao đổi cởi mở.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam VIFOREST gần đây cho biết, thị trường Mỹ hiện chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Sau khi Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với tủ bếp, tủ nhà tắm đối với Trung Quốc thì nhà mua hàng của Hoa Kỳ sang Việt Nam để đặt hàng, các nhà máy của Trung Quốc cũng chuyển dịch sang Việt Nam để đầu tư.
Do đó, Việt Nam đang là thị trường chủ lực trong việc cung cấp các sản phẩm tủ gỗ cho thị trường này.
Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng, cơ hội lớn thì thách thức càng cao. Giới cầm quyền Mỹ luôn rất gay gắt với hành vi gian lận thương mại và lẩn trốn thuế. Trước những diễn biến mới nhất, Hiệp hội Gỗ và Lam sản Việt Nam cùng các doanh nghiệp ngảnh gỗ đang tích cực lên phương án ứng phó với vụ kiện mới.

Nhiều thách thức

VIFOREST cũng nhận định, mặc dù đạt kim ngạch xuất khẩu khả quan, song hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam còn đối mặt nhiều thách thức.

“Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng thương mại, địa chính trị; giá cước vận tải ở mức cao; giá hàng hóa, nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu là đầu vào của sản xuất dự báo tiếp tục tăng, đặc biệt là vụ kiện tủ gỗ”, - cơ quan này lưu ý.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ, trước hết và về cơ bản cũng là một trong những quốc gia thường xuyên sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Tiền giấy đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2022
Top 20 doanh nghiệp BĐS "nợ nần chồng chất" tại Việt Nam
Tính đến hết tháng 6/2021, Mỹ đã điều tra tổng cộng 1.137 vụ việc và áp dụng 774 biện pháp phòng vệ thương mại. Mỹ đã điều tra 41 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Trong khi đó, Mỹ chính thức áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm tủ gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ tháng 2/2020 với mức thuế chống bán phá giá từ 4,37% đến 262,18%, mức thuế chống trợ cấp từ 13,33% đến 293,45%.
Tổng cục Hải quan và VIFOREST cho biết kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 5/2022 ước tính đạt 1,55 tỷ USD, tăng 7,9% so với tháng 5/2021.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала