Cựu Tổng lãnh sự Việt Nam ở Mỹ rời Novaland, cựu CEO Microsoft VN Vũ Minh Trí về AVG

© Ảnh : TGGiám đốc điều hành AVG Vũ Minh Trí
Giám đốc điều hành AVG Vũ Minh Trí - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2022
Đăng ký
Sau thời ông Nguyễn Bắc Son, Mai Duy Long, ông Vũ Minh Trí, cựu lãnh đạo Sony Ericsson, Yahoo!, Qualcomm, Microsoft tại Việt Nam, CEO Asim Group, là Tổng giám đốc mới của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).
Trong khi đó, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, Mỹ Lê Quốc Hùng rời Novaland.

Cựu CEO Microsoft Việt Nam làm Tổng Giám đốc AVG

Biến động nhân sự ở những doanh nghiệp lớn của Việt Nam gây chú ý tuần qua, nhất là về độ “bí mật” của nhiều thương vụ nhằm tránh những ảnh hưởng không đáng có.
Thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho biết, Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) vừa có tân Tổng Giám đốc.
Theo đó, ông Vũ Minh Trí (sinh năm 1973) sẽ là người thay thế ông Mai Duy Long (sinh năm 1973, người giữ cương vị Tổng Giám đốc AVG gần 2 năm qua).
Đồng thời, ông Vũ Minh Trí cũng là người đại đại diện theo pháp luật của AVG thay thế cho ông Mai Duy Long.
Công ty Samsung ở Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2022
Samsung giảm sản lượng ảnh hưởng xuất khẩu của Việt Nam
Theo nhiều cơ quan truyền thông của Việt Nam, động thái này trùng hợp với thời gian một số cơ quan báo chí đăng tải thông tin AVG đã được chuyển nhượng sang đối tác mới.
Tuy nhiên, thương vụ mua bán này dường như vẫn nằm "trong vòng bí mật", khi AVG vẫn chưa đưa ra thông tin chính thức.
Theo ICT News tiết lộ, một ngân hàng lớn của Việt Nam và một công ty công nghệ đã tham gia vào thương vụ, với mục tiêu để hoàn thiện hệ sinh thái số của ngân hàng trên và cung cấp cho khách hàng loạt dịch vụ số tiện ích.

Lý lịch “khủng”

Ông Vũ Minh Trí không hề là cái tên xa lạ trong giới công nghệ Việt Nam.
Tân lãnh đạo AVG xuất thân từ một kỹ sư ngành Hóa dầu và lần đầu ngồi ghế CEO vào năm 2006 tại Sony Ericsson Việt Nam.
Tiếp đó, cũng trong giai đoạn đầu sự nghiệp làm CEO, ngoài Sony Ericsson, ông Trí chủ yếu là đại diện cho các công ty công nghệ toàn cầu tại Việt Nam, như Yahoo!, Qualcomm và Microsoft, trước khi đầu quân cho 2 doanh nghiệp Việt là Nguyễn Hoàng và sau đó là VNG.
Tháng 10/2021, sau khi rời VNG, ông Vũ Minh Trí gia nhập Công ty CP Viễn thông Asim (Asim Telecom) đơn vị thương hiệu mạng Local - với vai trò Tổng Giám đốc.
Ngoài ra, ông Trí còn đang đứng tên cho Công ty CP Asim Group (Công ty mẹ sở hữu Asim Telecom), Công ty CP Go Cloud, Công ty CP Giải pháp Tài chính Innofin.
Được biết, khi còn là CEO VNG Cloud, ông Vũ Minh Trí từng có tuyên bố đáng chú ý về đề án Chuyển đổi số Quốc gia và cho rằng, sẽ có 84% các tổ chức tham gia vào chuyển đổi số thất bại.
Nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2022
Mỹ cho doanh nghiệp Việt Nam thêm thời gian
Riêng về phần AVG, như đã biết, Truyền hình AVG là thương hiệu dịch vụ truyền hình trả tiền do Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) cung cấp từ ngày 10 tháng 10 năm 2010 đến trước ngày 26 tháng 4 năm 2016 (tức ngày 25 tháng 4 năm 2016) và từ ngày 22 tháng 8 năm 2019 đến nay. Tên thương hiệu ban đầu của dịch vụ là Truyền hình An Viên (AVG).
Đến tháng 1/2016, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) đã chi 8.889,6 tỷ đồng để mua lại 344,66 triệu cổ phần, tương đương 95% vốn điều lệ của AVG; đồng thời đổi tên dịch vụ thành Truyền hình MobiTV.
Tuy nhiên, đến năm 2018, giao dịch này đã bị hủy bỏ, MobiFone được hoàn trả tiền trong khi cổ đông AVG nhận lại cổ phần.
Đây cũng chính là thương vụ dưới tay của ông Phạm Nhật Vũ (em trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng) khiến hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn loạt lãnh đạo của MobiFone bị khởi tố hình sự như Lê Nam Trà, Cao Duy Hải.
Theo cáo trạng của TAND TP.Hà Nội thương vụ mua 95% cổ phần của AVG từ hành vi của các bị cáo là nguyên lãnh đạo Mobifone gây thiệt hại hơn 6.500 tỷ đồng.

Cựu Tổng Lãnh sự Việt Nam ở San Francisco từ nhiệm tại Novaland

Ông Lê Quốc Hùng, thành viên độc lập Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán NVL) được cho là đã có đơn từ nhiệm vị trí trong HĐQT Novaland kể từ ngày 24/6.
Đơn từ nhiệm của ông Hùng sẽ được thông qua tại đợt lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản từ ngày 18 - 28/7 tới đây.
Nguyên nhân từ nhiệm, theo truyền thông, ông Lê Quốc Hùng rời Novaland vì lý do cá nhân.
Ông Lê Quốc Hùng xuất thân từ một Thạc sĩ Ngoại giao và ngành Quan hệ quốc tế.
Trên thương trường, trong giai đoạn từ tháng 9/2014 - 12/2015, ông Hùng chỉ là cố vấn của Novaland và chính thức tham gia ban lãnh đạo Novaland từ tháng 6/2020.
Lê Thị Thu Thủy - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2022
Vingroup hợp tác chiến lược cùng Intel nâng cao các giải pháp công nghệ
Trước khi vào HĐQT Novaland, ông Hùng từng là Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM, Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM và Thành ủy viên khóa VIII Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2005 - 2010.
Đặc biệt, ông Lê Quốc Hùng còn từng là Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco (Mỹ) và là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Pháp TP.HCM.
Theo thông báo từ doanh nghiệp, ngoài nội dung miễn nhiệm ông Hùng, công ty cũng sẽ lấy ý kiến về việc thay đổi số lượng, cơ cấu HĐQT và bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021 - 2026, đồng thời điều chỉnh một số dung về chia cổ tức trong nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала