Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Đối thoại Biển ở Hà Nội nói gì về khả năng Trung Quốc rút khỏi UNCLOS?

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpĐối thoại Biển lần thứ 8: Kỷ niệm 40 năm Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982
Đối thoại Biển lần thứ 8: Kỷ niệm 40 năm Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Đăng ký
Tại Đối thoại Biển ở Hà Nội, Giáo sư người Nhật Bản Kentaro Nishimoto đã phân tích khả năng Trung Quốc rút khỏi UNCLOS để thể hiện quan điểm về Biển Đông và những hệ lụy từ quyết định của Bắc Kinh.
Việt Nam đã bỏ phiếu tán thành UNCLOS ngày 30/4/1982 và là quốc gia thứ 63 phê chuẩn Công ước quốc tế về Luật Biển.

UNCLOS là gì?

Như Sputnik đã đề cập, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), cũng gọi là Công ước Luật biển là một hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về luật biển Liên Hợp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 với các chỉnh sửa đã được thực hiện trong Hiệp ước Thi hành năm 1994. UNCLOS luôn được coi là “hiến pháp của đại dương”.
UNCLOS có hiệu lực kể từ ngày 16/11/1994, đã được 168 nước và tổ chức quốc tế phê chuẩn và 14 quốc gia khác ký nhưng chưa phê chuẩn.
Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia đầu tiên ký kết và phê chuẩn UNCLOS. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Biển quốc gia vào ngày 21/6/2012, gọi là Luật Biển Việt Nam. Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpĐối thoại Biển lần thứ 8: Kỷ niệm 40 năm Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982
Đối thoại Biển lần thứ 8: Kỷ niệm 40 năm Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Đối thoại Biển lần thứ 8: Kỷ niệm 40 năm Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982
Luật Biển Việt Nam ra đời là quy trình nội luật hóa Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) mà Việt Nam đã ký kết và chính thức phê chuẩn. Đồng thời, nó cũng thể hiện trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam trong việc triển khai, tổ chức, thực hiện UNCLOS 1982 với tư cách quốc gia thành viên.

Đối thoại Biển tại Hà Nội

Ngày 29/6 Đối thoại Biển lần thứ 8 với chủ đề Kỷ niệm 40 năm UNCLOS: Thúc đẩy hợp tác biển ở Đông Nam Á do Học viện Ngoại giao (DAV), Đại sứ quán Úc tại Việt Nam và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) đồng tổ chức tại Hà Nội.
Đối thoại biển tại Việt Nam ghi nhận sự tham gia của hơn 150 đại biểu trực tiếp và hơn 100 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến; trong đó có 15 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, đại diện từ Liên Hợp Quốc, đại diện của trên 20 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có 3 Đại sứ và gần 50 đại biểu, cùng hơn 20 hãng thông tấn, truyền hình đã đăng ký tham gia đưa tin về Đối thoại.
Đối thoại Biển lần thứ 8 diễn ra ngày 29/6/2022 tập trung vào Luật biển Quốc tế và các khía cạnh và khả năng hợp tác tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm 4 phiên với các chủ đề gồm UNCLOS và khu vực Đông Nam Á: Các chủ đề chưa được nghiên cứu đầy đủ; Giảm thiểu khí thải từ các hoạt động vận tải; Nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia ở các vùng biển nửa kín: Khía cạnh pháp lý, thực tiễn quốc gia, và tương lai phía trước; Bảo tồn và sử dụng bền vững các khu vực đa dạng sinh học ngoài quyền tài phán quốc gia.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ và các nước ASEAN tại New Delhi, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2022
Việt Nam muốn Ấn Độ chú ý hơn đến hòa bình ở Biển Đông?
Phát biểu chào mừng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu cho hay, việc thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) cách đây 40 năm (1982) là một dấu mốc lịch sử trong quá trình phát triển của luật biển quốc tế.

“Lần đầu tiên, một khung pháp lý toàn diện, một bản “hiến pháp” của các đại dương được thiết lập”, - ông Hiệu nhắc lại.

Kể từ đó, UNCLOS đã chứng minh được giá trị phổ quát và được kết tinh thành luật tập quán quốc tế. Cho đến nay, Công ước tiếp tục đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển luật biển quốc tế, và trong thúc đẩy hòa bình, an ninh, hợp tác giữa các quốc gia và sự phát triển bền vững của các đại dương và biển cả.
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu khẳng định trong 40 năm qua, trật tự pháp lý được thiết lập theo UNCLOS đã góp phần lớn trong duy trì hòa bình và ổn định quốc tế. Việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế theo đó cũng được đẩy mạnh.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho hay, trước những thách thức trên biển ngày càng nhiều, cộng đồng quốc tế cần duy trì thượng tôn pháp luật và tuân thủ một cách thiện chí các nghĩa vụ pháp lý theo Công ước, đặc biệt là trong việc đưa ra các yêu sách và tiến hành các hoạt động trên biển.

“Các quốc gia cần thúc đẩy hợp tác ở cấp độ quốc tế và khu vực để bảo tồn và sử dụng bền vững các biển và đại dương, đồng thời đảm bảo quyền tự do hàng hải và các hoạt động hàng hải hợp pháp”, - đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.

Thứ trưởng nhắc lại, năm 2021, Việt Nam vinh dự là một trong 12 nước sáng lập Nhóm bạn bè của UNCLOS tại Liên Hợp Quốc và cam kết tuân thủ và thúc đẩy UNCLOS, Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpĐối thoại Biển lần thứ 8: Kỷ niệm 40 năm Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982
Đối thoại Biển lần thứ 8: Kỷ niệm 40 năm Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Đối thoại Biển lần thứ 8: Kỷ niệm 40 năm Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nêu lại kỳ vọng rằng Nhóm sẽ góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết về Công ước, chia sẻ các thông lệ tốt trong việc áp dụng Công ước để phân định biển, giải quyết hòa bình các tranh chấp và quản lý đại dương, qua đó hỗ trợ việc thực hiện Công ước và đáp ứng lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Đối với khu vực, Bộ Ngoại giao Việt Nam Hiệu nêu bật việc áp dụng các giá trị phổ quát UNCLOS để thúc đẩy hợp tác trên cơ sở tôn trọng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các quốc gia ven biển cũng như các quốc gia không có biển, giữa các quốc gia là thành viên cũng như chưa phải là thành viên của UNCLOS nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy quản lý bền vững Biển Đông.
Theo Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu, để đạt được mục tiêu này, các quốc gia cần nỗ lực tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS, nâng cao lòng tin.

“Các bên cần tự kiềm chế, không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình hoặc leo thang căng thẳng ở Biển Đông, đồng thời, tuân thủ Công ước trong việc xác định các yêu sách trên biển và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”, - Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam lưu ý.

Công nhân sấy khô cá gần thị trấn Mã Công trên quần đảo Bành Hồ - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2022
Biển Đông
Mỹ bắt tay với Việt Nam dẹp loạn tàu cá Trung Quốc ‘vét sạch’ Biển Đông

UNCLOS cần được áp dụng một cách toàn diện

Tham gia trình bày quan điểm tại Đối thoại Biển lần thứ 8, cựu Thẩm phán Tòa án Luật biển Quốc tế Rüdiger Wolfrum, người Đức đã nhấn mạnh vai trò cơ bản của Công ước đối với sự phát triển của luật biển quốc tế và thúc đẩy hòa bình, an ninh, hợp tác giữa các quốc gia, và sự phát triển bền vững của biển và đại dương.
Trong bài phát biểu của mình, cựu Thẩm phán Đức đã phân tích đóng góp của các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế được thiết lập theo Công ước trong việc tạo ra những cơ chế bình đẳng, khách quan, giúp các quốc gia lớn và nhỏ trên thế giới giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

“UNCLOS cần được áp dụng một cách toàn diện, không nên tách rời mà cần gắn liền giữa cơ chế giải quyết tranh chấp với tất cả quy định pháp lý của UNCLOS và luật pháp quốc tế”, - cựu Thẩm phán Wolfrum đề nghị.

Chuyên gia người Đức cho rằng, phán quyết của các tòa án quốc tế không chỉ thuần tuý ràng buộc với các bên tham gia tranh chấp mà còn là cơ sở cho hợp tác chung, có tác động tới khu vực và cộng đồng quốc tế.
Hơn 40 năm kể từ khi UNCLOS ra đời, thế giới đang đứng trước những thách thức mới như vấn đề mực nước biển dâng, đánh bắt quá mức, do đó, cựu Thẩm phán đánh giá UNCLOS đã là một cơ chế tiên tiến so với các cơ chế truyền thống, song Công ước sẽ tiếp tục được cải thiện để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới trong thời gian tới.

Khả năng Trung Quốc rút khỏi UNCLOS

Phát biểu tại Đối thoại Biển ở Hà Nội, Giáo sư Kentaro Nishimoto, chuyên gia từ Trường Luật của Đại học Tohoku bày tỏ quan điểm về khả năng Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS.
Tàu Hải quân Philippines BRP Gregorio del Pilar trên Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Biển Đông
Philippines lên án Đài Loan diễn tập bắn súng ở Biển Đông
“Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sắp sửa làm thế (rút khỏi UNCLOS)”, ông Nishimoto nói và đánh giá việc Trung Quốc rời khỏi UNCLOS chỉ mang tính lý thuyết vì trên thực tế khả năng này là không cao.
Tuy nhiên, theo nếu Bắc Kinh rút khỏi UNCLOS, thì theo ông Kentaro Nishimoto, đây sẽ là một động thái gây bất ổn, ảnh hưởng đến hòa bình khu vực bởi vì thực tế, quyết định này được hiểu là bước đi thể hiện Trung Quốc sẵn sàng bước ra khỏi các khung pháp lý chung của quốc tế.
Chuyên gia Nhật Bản nhấn mạnh rằng, ngoài việc để thể hiện thái độ bất mãn, không hài lòng của Bắc Kinh, việc rút khỏi UNCLOS sẽ không giúp củng cố bất kỳ điều gì mà Trung Quốc đang muốn thúc đẩy, thậm chí khiến Trung Quốc và Mỹ “hệt như nhau”.
Trước đó, hồi năm 2016, từng có thông tin Trung Quốc sẽ rút khỏi UNCLOS để thể hiện thái độ không hài lòng và né tránh sự ràng buộc pháp lý của phán quyết về Biển Đông sau vụ thua kiện Philippines. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra.
Mặc dù không rút thẳng khỏi UNCLOS, nhưng Trung Quốc chỉ coi phán quyết của tòa quốc tế là “tờ giấy lộn” và tìm cách phớt lờ phán quyết và hạ thấp tính chính danh của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII UNCLOS để giải quyết vấn đề do Philippines đệ trình lên hồi 2016.
Liên quan đến việc dù Mỹ không tham gia UNCLOS nhưng thường tiến hành các hoạt động dưới danh nghĩa “duy trì tự do hàng hải, hàng không” ở Biển Đông cũng như nhiều vùng biển khác, thách thức trực tiếp các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh, hay như trường hợp Campuchia, chuyên gia cho rằng, các quốc gia cũng không nên bày tỏ quan ngại về việc một quốc gia chưa trở thành thành viên đầy đủ của UNCLOS hay chưa phê chuẩn các điều khoản liên quan về ranh giới trên biển.
© AFP 2023Tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông.
Tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông.
Campuchia vẫn chưa phê chuẩn UNCLOS trong khi 9 quốc gia còn lại của ASEAN kể cả Lào (đất nước không có biển) cũng đã phê chuẩn từ rất sớm.

“Việc một quốc gia chưa là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 không ảnh hưởng đến việc nước đó bày tỏ quan điểm về một vấn”, - ông Nishimoto cho hay.

Trung Quốc nhiều lần lên tiếng “đá Mỹ” ra khỏi các vấn đề của khu vực với lập luận rằng, Washington không phải là thành viên phê chuẩn UNCLOS nên không có quyền lên tiếng về vấn đề Biển Đông. Do đó, nếu Trung Quốc rút khỏi UNCLOS thì vị thế của Washington và Bắc Kinh là như nhau – đều không liên quan đến UNCLOS. Do đó, chuyên gia cho rằng, khả năng Trung Quốc dứt áo rời UNCLOS là có nhưng rất thấp.

“Hành động đó (việc rút khỏi UNCLOS) không củng cố được vị thế pháp lý của Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp trên biển”, - chuyên gia đánh giá.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала