Nếu lạm phát chỉ ở mức 2,44%, vậy tại sao người dân phải 'chật vật' thế?

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaCô gái đeo khẩu trang và găng tay đứng xếp hàng trong siêu thị Hà Nội.
Cô gái đeo khẩu trang và găng tay đứng xếp hàng trong siêu thị Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố tại họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số CPI 6 tháng đầu năm chỉ tăng 2,44%, riêng trong tháng 6 CPI chỉ tăng 0,69% so với cùng kỳ.
Về các nguyên nhân làm tăng lạm phát trong 6 tháng đầu năm nay, theo Tổng cục Thống kê, là do giá xăng dầu được điều chỉnh 16 lần, làm cho giá xăng A95 tăng 11.960 đồng/lít, xăng E5 tăng 11.540 đồng/lít, dầu diesel tăng 13.900 đồng/lít, so với hồi đầu năm.
Bình quân 6 tháng giá xăng dầu trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,8%.
Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm nay giá gas tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng thêm 0,3%.
Tổng cục Thống kê cũng nhận định dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống gia đình bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, đẩy CPI chung tăng thêm 0,3%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Mặc lạm phát, GDP quý II của Việt Nam tăng 7,72%, cao nhất 10 năm qua
Bên cạnh đó, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,9% do ximăng, sắt thép, cát... tăng theo giá nguyên vật liệu đầu vào, cũng tác động làm CPI chung tăng thêm 0,1%.
Ngoài ra, giá thực phẩm 6 tháng giảm khoảng 0,4%; giá dịch vụ giáo dục giảm 3,5% do một số tỉnh, thành phố thực hiện giảm, miễn học phí; giá bưu chính viễn thông giảm 0,5% - là 3 nguyên nhân kéo giảm CPI chung
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu lạm phát của Việt Nam chỉ dừng ở con số 2,44% trong khi người dân ai ai cũng đang phải “thắt lưng buộc bụng”.
Chia sẻ với Báo Lao Động, anh Nguyễn Mạnh Cường (34 tuổi - Chủ quán cơm phở, Hà Nội) thừa nhận, suốt 10 năm kinh doanh chưa khi nào anh cảm thấy áp lực như thời điểm hiện tại. Mỗi lần đi chợ mua nguyên liệu về chế biến anh đều phải tính toán, chi li từng chút một.
Người tiêu dùng nhộn nhịp săn hàng trong Chương trình Khuyến mại tập trung  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2022
Bài toán bình ổn giá cả trong bối cảnh lạm phát leo thang
“Đợt này xăng tăng nên giá các loại rau và thịt đều tăng. Không chỉ vậy mà gần như tất cả các loại nguyên liệu cần mua để chế biến đều đắt hơn so với thời điểm trước đây”, anh Cường nói.
Tâm sự với VTC, chị Đàm Thanh Ngọc (36 tuổi, ở Hạ Hòa, Phú Thọ), công nhân tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, cho rằng bản thân phải rất đắn đo tính toán chi tiêu cho bữa ăn tối thế nào cho hợp lý, tiết kiệm.
“Bó rau cải xanh trước chỉ có 6.000 đồng thì nay 16.000 đồng, các loại rau khác cũng đắt hơn. Chưa kể giá nhiều nguyên liệu như dầu ăn, bột mỳ, sữa... leo thang chóng mặt. Thực phẩm thì cũng lấy lý do giá xăng tăng để tăng theo. Giá cả leo thang thế này thì ăn gì, mua gì cho rẻ là cả vấn đề phải tính toán”, chị Ngọc than.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала