Ngày Phán Xét: Hoa Kỳ đang bên bờ vực khủng hoảng hạt nhân

CC0 / Pixabay / Vụ nổ hạt nhân trước tượng Nữ thần Tự do ở New York
Vụ nổ hạt nhân trước tượng Nữ thần Tự do ở New York - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2022
Đăng ký
Hơn một nghìn lệnh trừng phạt chống lại các công ty và cá nhân Nga, gói trừng phạt mới với 500 cá nhân của Nga đang được chuẩn bị. Cái giá của các lệnh trừng phạt Nga đối với Washington là lạm phát và giá xăng dầu tăng vọt.
Nhưng, Bộ Tài chính Mỹ mới nhận ra rằng, những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều đang ở phía trước: nếu Nga đáp trả các lệnh trừng phạt theo cách thức ngừng cung cấp uranium làm giàu, thì một số lò phản ứng hạt nhân sẽ phải đóng cửa. Và khi đó điện cho người Mỹ sẽ đắt như vàng.

Lạm phát và xăng dầu đắt như vàng

Lạm phát của Mỹ tiếp tục gia tăng vào tháng 5 với giá cả tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 12/1981. Giá xăng trung bình trên toàn quốc ở Mỹ đã nhảy vọt mức cao nhất từ trước đến nay là 5 USD/gallon. Giá thực phẩm cũng tăng chóng mặt. Dân chúng vô cùng bất bình. Theo dữ liệu của Viện Dân chủ Quốc gia về Vấn đề Quốc tế (National Democratic Institute, NDI), trước thềm cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ, hầu hết cử tri đều phản đối các biện pháp trừng phạt chống Nga. Và tỷ lệ ủng hộ của người dân Mỹ dành cho Joe Biden xuống còn 36% - mức thấp nhất trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Và Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt những vấn đề nghiêm trọng hơn. Trong bài phân tích trên The Hill, hai nhà nghiên cứu Paul Dabbar và Matt Bowen từ Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia cảnh báo rằng, nếu Nga quyết định dừng cung cấp uranium được làm giàu cho các công ty năng lượng của Mỹ, ngành công nghiệp hạt nhân sẽ gặp rắc rối lớn.

Hai tác giả chỉ ra: “Nhiều lò phản ứng hạt nhân sẽ bị ngừng hoạt động, mà năng lượng hạt nhân chiếm hơn 20% công suất phát điện của Mỹ. Kết quả là ở một số vùng của đất nước, giá điện sẽ còn cao hơn cả lạm phát hiện nay”.

Sự phụ thuộc vào Nga

Việc nhanh chóng thiết lập sản xuất uranium trong nước với khối lượng cần thiết là một nhiệm bất khả thi: ngành công nghiệp này đã suy thoái từ lâu, vì trong nhiều năm liền gần như hoàn toàn phụ thuộc vào Nga.
Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần phải khởi động lại cơ sở chuyển đổi. Tuy nhiên, cơ sở này sẽ không thể tự mình phát huy hết công suất.

Uranium vẫn cần được làm giàu, để thực hiện nhiệm vụ này các công ty tư nhân phải nghiên cứu chiến lược mở rộng sản xuất và các công nghệ để thay thế nguồn cung cấp của Nga, - hai tác giả của báo cáo chỉ ra.

Gần 30 năm trước, Matxcơva và Washington đã ký kết một thỏa thuận để Nga chế biến uranium được làm giàu cao có thể được sử dụng làm vũ khí hạt nhân thành uranium được làm giàu ở mức độ thấp cho các công ty điện lực của Hoa Kỳ. Nga đã xuất khẩu khoảng 15.000 tấn nhiên liệu hạt nhân sang Mỹ.
Uranium của Nga vừa rẻ vừa có chất lượng cao - các công ty điện lực của Mỹ đã đánh giá rất cao nhiên liệu này. Các nhà máy điện của Mỹ là các doanh nghiệp tư nhân, trên thực tế, nhà nước mua điện từ họ. Nhiên liệu hạt nhân được sản xuất tại Mỹ kém hơn nhiên liệu của Nga về mọi mặt. Do đó, Hoa Kỳ đã từ bỏ việc làm giàu uranium trong nước.
Năm 2010, Hoa Kỳ đã sản xuất khoảng hai nghìn tấn uranium cô đặc (hay uranium oxide), năm 2020 - chỉ có 90 tấn. Ngày nay ở Mỹ chỉ có một doanh nghiệp làm giàu uranium, đây là nhà máy Urenco USA ở New Mexico.
Theo New York Times, cuộc xung đột ở Ukraina đã bộc lộ sự phụ thuộc của ngành năng lượng hạt nhân Mỹ vào Nga và tạo ra những vấn đề mới cho ngành này.
Một số nước EU cũng phụ thuộc 100% vào nguồn cung của Nga.
Cuộc đàm phán của Tổng thống Liên bang Nga V.Putin với Tổng thống Belarus A.Lukashenko - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2022
Tổng thống Putin: Mỹ tích trữ 200 vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu
Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, 85% sản lượng uranium trên toàn thế giới được sản xuất tại 6 quốc gia: Nga, Kazakhstan, Canada, Australia, Namibia và Niger.
Tuy nhiên, nhiên liệu uranium không phải là một vấn đề duy nhất: nhiều lò phản ứng ở Mỹ và EU đều do Nga sản xuất. Vì vậy, phương Tây có nguy cơ mất các linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế.
Năm 2021, trên thế giới đã có 439 lò phản ứng hạt nhân được vận hành, 38 lò trong số đó ở Nga, 42 lò đã được xây dựng và 15 lò khác đang được xây dựng bằng công nghệ của Nga. Năm 2020, Matxcơva kiểm soát khoảng 40% thị trường uranium chuyển đổi toàn cầu và 46% tổng công suất làm giàu uranium, theo báo cáo của Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia.
Theo thỏa thuận ký với Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử quốc gia Nga vào năm 1992, Mỹ đã cố gắng hạn chế mua nhiên liệu uranium ở mức 20% tổng yêu cầu. Và sau khi sửa đổi thỏa thuận vào năm 2020, Mỹ đã lên kế hoạch giảm nhập khẩu xuống 15% vào năm 2028.
Tuy nhiên, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) của Bộ Năng lượng Mỹ, vào năm 2020, Mỹ nhận khoảng 16% uranium từ Nga và 30% uranium từ các đồng minh của Nga là Kazakhstan và Uzbekistan. Đồng thời, theo thỏa thuận được sửa đổi, Hoa Kỳ có thể mua 24% nhiên liệu hạt nhân từ Matxcơva vào năm tới.

Giải pháp phòng ngừa

Vào tháng 3, Tổng thống Biden đã cấm nhập khẩu dầu, khí tự nhiên hóa lỏng và than từ Nga. Nhưng, uranium không có trong danh sách này.
Các nhà lập pháp đang thúc giục Tổng thống áp đặt các hạn chế mới: Hoa Kỳ phải giảm sự phụ thuộc vào uranium nhập khẩu, thay vào đó nên đầu tư vào các nhà máy điện hạt nhân thế hệ tiếp theo.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa John Barrasso tuyên bố: “Mặc dù cấm nhập khẩu dầu, khí đốt và than đá của Nga là một bước quan trọng, nhưng nó không thể là bước cuối cùng”.

Ông nói thêm: “Việc cấm nhập khẩu uranium của Nga sẽ làm suy yếu thêm cỗ máy chiến tranh của Nga, giúp hồi sinh sản xuất uranium của Mỹ và tăng cường an ninh quốc gia của chúng ta”.
Vào tháng 3, thượng nghị sĩ John Barrasso đã giới thiệu dự luật cấm Hoa Kỳ nhập khẩu uranium của Nga.
Nhưng, không phải mọi thứ đều đơn giản như vậy. Ngay từ năm 2020, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã công bố kế hoạch đầu tư 3,2 tỷ USD vào các dự án lò phản ứng thế hệ tiếp theo tiên tiến sử dụng uranium làm giàu ở cấp độ cao hơn.
Quân nhân NATO gần khẩu lựu pháo M-777 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Cựu trợ lý Tổng thống Mỹ Reagan: Ukraina không đáng xảy ra chiến tranh hạt nhân
Tuy nhiên, các công ty địa phương không vội tài trợ các dự án sản xuất loại nhiên liệu này: mục tiêu hoàn thành việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiên tiến vẫn còn quá xa. Ngoài ra, các chuyên gia của Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu lưu ý rằng, các dự án như vậy đòi hỏi chi phí rất lớn. Và các nhà đầu tư nghi ngờ về tính khả thi của các dự án này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала