Việt Nam dừng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc ở một số tỉnh, cần lưu ý những gì?

© Sputnik / Maria Plotnikova / Chuyển đến kho ảnhSeoul
Seoul  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2022
Đăng ký
Theo thông báo mới đây của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có 8 huyện/thành phố thuộc 4 tỉnh Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An và Thanh Hóa bị xếp vào diện tạm dừng tuyển chọn lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Nguyên nhân được đưa ra là do những địa phương này có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp và tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn ở mức cao.

Tạm dừng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc ở một số địa phương

Như Sputnik đã thông tin, nhờ vào nền tảng quan hệ chính trị - ngoại giao tốt đẹp giữa Hà Nội và Seoul, Hàn Quốc tạo điều kiện tiếp nhận và đẩy mạnh hợp tác lao động với Việt Nam từ rất sớm.
Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, Hàn Quốc đã bắt đầu hợp tác với Việt Nam tiếp nhận lao động đi làm việc theo chương trình lao động ở cấp Chính phủ, có tên gọi là EPS.
Theo thông tin từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đây là chương trình hợp tác công, phi lợi nhuận dành để hỗ trợ lao động. Các lao động tham gia chương trình chỉ phải trả khoản phí rất nhỏ, không đáng kể, hầu hết các chi phí đều được hỗ trợ. Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác, không phải mọi sự đều thuận lợi như lãnh đạo cấp cao hai nước mong muốn.
Chẳng hạn như vừa mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có thông báo về việc tạm dừng tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc với 8 quận, huyện của 4 tỉnh, bao gồm Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An và Thanh Hóa.
Động thái trên được thực hiện theo Bản ghi nhớ về Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) với Hàn Quốc và mục tiêu, lộ trình giảm lao động cư trú bất hợp pháp giai đoạn 2020-2022.
Cụ thể, sau khi làm việc, trao đổi và thống nhất với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo tạm dừng tuyển lao động đi làm việc tại Hàn Quốc năm 2022 đối với các địa phương sau:
Tại Hà Tĩnh, tạm dừng tuyển chọn lao động từ huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên;
Tại Hải Dương, tạm dừng tuyển chọn lao động từ TP. Chí Linh;
Tại Nghệ An, tạm dừng tuyển chọn lao động từ huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên và thị xã Cửa Lò;
Tại Thanh Hóa, tạm dừng tuyển chọn lao động từ huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa.
Nguyên nhân là vì, những địa phương này có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên, đồng thời có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 27% trở lên.
Về ngoại lệ, việc tạm dừng tuyển chọn lao động trên đây không áp dụng đối với người lao động đăng ký dự tuyển ngành ngư nghiệp, người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS về nước đúng thời hạn và người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã tự nguyện về nước trong thời gian Hàn Quốc áp dụng miễn xử phạt.
Liên quan đến vấn đề trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng thời hạn hợp đồng; tuyên truyền, vận động lao động đang cư trú bất hợp pháp trở về nước.
Việc tạm dừng tuyển chọn lao động tại các địa phương năm 2023 sẽ căn cứ vào tỷ lệ và số lượng lao động của các địa phương có tình trạng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tính đến cuối năm 2022.
Người lao động trong thời gian nghỉ giải lao ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2022
Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tinh vi lao động xuất khẩu nước ngoài

Tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp, không về nước

Thực tế, đây không phải lần đầu tiên nhà chức trách Việt Nam mạnh tay trong vấn đề này.
Trước đó, hồi năm 2021, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc ở 10 quận/huyện thuộc 5 tỉnh gồm: Thanh Hóa (Đông Sơn, Hoằng Hoá, TP. Thanh Hoá), Nghệ An (Nghi Lộc, Thị xã Cửa Lò, Nam Đàn), Hà Tĩnh (Nghi Xuân, Kỳ Anh), Thái Bình (Tiền Hải), Quảng Bình (Bố Trạch).
Bộ Lao động Việt Nam nhấn mạnh rằng, những địa phương này bị tạm dừng đưa lao động sang Hàn Quốc năm 2021 do có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 28% trở lên và có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 53 người trở lên.

Chương trình EPS của Hàn Quốc

Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) nêu rõ, Ủy ban Chính sách nhân lực nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc cho biết, tổng chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài theo Chương trình EPS Hàn Quốc sẽ tiếp nhận trong năm 2022 được quyết định ở mức 59.000 người (tăng 7.000 chỉ tiêu so với năm 2021).
Hàn Quốc tuyển lao động nước ngoài được phân bổ theo ngành nghề như sản xuất chế tạo; nông nghiệp, chăn nuôi; ngư nghiệp; xây dựng; dịch vụ.
Đặc biệt, để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, Hàn Quốc cũng gia hạn thời gian cư trú 1 năm cho người lao động làm việc theo Chương trình EPS (visa E-9) có thời điểm kết thúc hợp đồng (hợp đồng 3 năm hoặc hợp đồng 4 năm 10 tháng) trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến 12/4/2022.
Chính phủ Hàn Quốc cũng quyết định tăng số lượng lao động được phép sử dụng tại doanh nghiệp. Theo đó, trường hợp doanh nghiệp ngành sản xuất chế tạo có dưới 50 lao động thì được tăng 20% số lao động nước ngoài được phép sử dụng; doanh nghiệp ngành ngư nghiệp được tăng thêm từ 2 - 4 người.
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng mở rộng phạm vi đối với người nước ngoài được tham gia lao động thời vụ tạm thời.
Chính quyền Seoul mở rộng các chế độ ưu tiên đối với lao động thời vụ trung thành như đảm bảo cơ hội tái nhập cảnh; tăng cường xử phạt và hạn chế việc tuyển dụng lao động nước ngoài đối với chủ sử dụng lao động có sử dụng lao động cư trú bất hợp pháp.

Những điều cần lưu ý khi đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc năm 2022

Được biết, điều kiện tuyển chọn đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc thường rất khắt khe.
Trước hết, lao động phải tốt nghiệp THCS có đủ sức khỏe, không có tiền án, tiền sự. Độ tuổi được khuyến khích là từ 18-39 tuổi.
Điều kiện quan trọng nữa để có thể xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đó là lao động phải chưa từng bỏ trốn khi đi làm việc tại Hàn Quốc, hoặc phải cư trú tại những huyện không có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao khi đi làm việc tại Hàn Quốc và gia đình không có người cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, lao động muốn được sang Hàn Quốc thì cần phải trải qua kỳ thi tiếng Hàn. Theo thực tế cho thấy, kỳ thi tiếng Hàn có tỉ lệ chọi cao, tính cạnh tranh rất lớn. Tiếp đó, lao động sau khi trúng tuyển thi tiếng Hàn, cần phải trải qua kỳ thi kiểm tra tay nghề với một số các nghề có yêu cầu như lĩnh vực nông nghiệp; kỹ thuật, sản xuất, y tế…
Theo quy định phía bộ lao động việc làm Hàn Quốc, tổng chi phí đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc EPS chỉ vào khoảng 1.154 USD tức khoảng 26 triệu đồng chứ không phải hàng trăm triệu đồng hay cả tỷ đồng như quảng cáo tại các trung tâm xúc tiến xuất khẩu lao động có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trong đó là lệ phí thi tiếng Hàn được công khai là 24 USD (khoảng hơn 550 nghìn đồng). Tổng chi phí hồ sơ, đơn từ xin xuất khẩu lao động rơi vào khoảng 630 USD (số này đã bao gồm chi phí tập huấn, chi phí hướng dẫn, hồ sơ, Visa và vé máy bay) khoảng hơn 14 triệu đồng. Bảo hiểm rủi ro và bảo hiểm thân thể: người lao động khi xuất cảnh qua Hàn Quốc cần mang theo ít nhất 500 USD tiền mặt (khoảng hơn 11 triệu đồng).
Đáng chú ý, lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc bắt buộc phải ký quỹ. Mức tiền là 100 triệu đồng (bắt buộc từ ngày 15/5/2020 khi đi theo diện EPS). Trong số đó có bao gồm 50 USD chi ra cho phí bảo hiểm rủi ro và 450 USD cho chi phí bồi thường nếu trường hợp người lao động kết thúc hợp đồng đúng hạn được đề ra trước đó. Số tiền được trả lại này sẽ dùng để mua vé máy bay trở về nước.
Về tiền lương lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc cũng được đánh giá là khá cao so với mặt bằng chung các nước. Theo đó, mức thu nhập ổn định rơi vào khoảng từ 1.000 – 1.500 USD/tháng. Tương đương với từ 20 triệu đến 30 triệu đồng, mức lương này sẽ phụ thuộc vào từng công việc khác nhau. Nếu làm thêm lao động làm trong ngành xây dựng, công xưởng hoặc nông nghiệp có thể kiếm được 40 triệu đồng/tháng.
Về quy trình đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, người dân quan tâm có thể đăng ký dự kỳ thi tiếng Hàn tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh thành phố trên cả nước.
Công nhân lao động làm việc tại Công ty TNHH In bao bì YOTO Việt Nam (Bắc Ninh). - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2022
Việt Nam ‘khởi sắc’ thị trường xuất khẩu lao động
Trước khi đăng ký phải theo học tiếng Hàn. Nếu đỗ kỳ thi tiếng Hàn thì làm hồ sơ, chờ doanh nghiệp phía Hàn lựa chọn. Nếu được lựa chọn lao động sẽ làm Visa và chờ xuất cảnh.
Khi đã được doanh nghiệp Hàn lựa chọn lao động đóng tiền ký quỹ, lo tiền bảo hiểm, chuẩn bị xuất cảnh. Cuối cùng sau khi hoàn thành hợp đồng, kết thúc quá trình đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc lao động về nước, nhận lại tiền ký quỹ và tiền bảo hiểm (đã nộp trước đó).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала