Căn cứ hải quân Campuchia nguy hiểm như thế nào đối với Việt Nam?

© AFP 2023 / Tang Chhin SothyQuân đội Campuchia tại căn cứ hải quân Ream.
Quân đội Campuchia tại căn cứ hải quân Ream. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2022
Đăng ký
Tuần qua, báo chí Nga và nước ngoài giới thiệu bức tranh đa dạng về cuộc sống của Việt Nam.
Chính sách đối ngoại và chính sách trong nước, tình hình kinh tế và ngành du lịch - đây là những chủ đề chính trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”.

Quan hệ với Campuchia và Ấn Độ

Tờ Asia Times dành một bài dài cho sự hiện diện của Trung Quốc tại căn cứ hải quân Ream ở Campuchia. Hoa Kỳ đặc biệt lo ngại về điều này. Phnom Penh từ chối lời đề nghị sửa chữa căn cứ hải quân Ream của Washington, và một số cơ sở đã được xây dựng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ chỉ vài năm trước đây đang bị phá bỏ để nhường chỗ cho các cơ sở do Bắc Kinh tài trợ. Campuchia đã hủy cuộc tập trận chung với Mỹ vào năm 2017 và hiện nay tổ chức các cuộc tập trận chung với Trung Quốc.
Bộ đội Việt Nam trở về Việt Nam sau khi rời Campuchia, 1989 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2022
Hun Sen "chịu ơn" Việt Nam nhưng Hà Nội không cần đất của Campuchia
Washington Post đưa tin rằng, Trung Quốc sẽ có quyền sử dụng riêng một phần căn cứ, điều này có thể cho phép Bắc Kinh đóng quân vĩnh viễn và bố trí thiết bị tình báo ở đó. Các chuyên gia cho rằng, Campuchia và Trung Quốc vẫn nhớ rõ phản ứng của Việt Nam, do đó họ sẽ không cố gắng kích động Hà Nội áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn. Điều đáng lo ngại nhất là việc Trung Quốc mở rộng khả năng "tình báo, giám sát và do thám" trên đảo Phú Quốc của Việt Nam và trên căn cứ hải quân Sattahip - căn cứ lớn nhất của Hải quân hoàng gia Thái Lan cách đó chưa đầy 500 km, mà các tàu chiến Mỹ thường ghé cảng này. Các tàu chiến Trung Quốc đóng tại Căn cứ Hải quân Ream ở Campuchia có nghĩa là Việt Nam sẽ bị đe dọa từ phía nam và phía tây, điều đó đánh dấu một điểm không thể quay lại trong quan hệ Campuchia-Việt Nam và Trung-Việt, một chuyên gia được phỏng vấn cho biết. Tuy nhiên, chính quyền Hà Nội phản ứng kiềm chế trước sự hiện diện giả định của Trung Quốc ở Ream. Mặc dù một số chuyên gia cho rằng, những hành động như vậy của Bắc Kinh có thể thúc đẩy Việt Nam gia nhập Bộ tứ QUAD, cũng như khiến Hà Nội cho phép các cường quốc nước ngoài tiếp cận nhiều hơn với các cơ sở quân sự của họ, chẳng hạn như Cam Ranh.
“Bất kỳ động thái chống Trung Quốc nào của ĐCSVN sẽ nhận được sự ủng hộ của công chúng nếu có mối đe dọa thực sự từ Trung Quốc”, tờ báo viết.
Nhưng, vẫn chưa rõ liệu việc triển khai đội quân Trung Quốc ở Ream có thể được coi là một động thái như vậy hay không. ORF Online viết về mối quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng tăng của Việt Nam với Ấn Độ, Việt Nam coi Ấn Độ là một đối tác trong việc đa dạng hóa nguồn thiết bị quân sự.
Cờ Trung Quốc và Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2022
Mỹ đang thua Trung Quốc trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng quân sự ở Đông Nam Á

Việt Nam bảo vệ nhân quyền

Tờ Times of Malta đưa tin về việc Việt Nam tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 với tư cách ứng viên duy nhất của các nước Đông Nam Á, và cho biết về những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền, kể cả trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và ổn định đời sống trong thời kỳ đại dịch, các nỗ lực an sinh xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo. Việt Nam là một trong những quốc gia có chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất thế giới. Bloomberg đưa tin về bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, còn tờ Politico viết về những nghi ngờ của Hoa Kỳ và EU về việc giúp Việt Nam loại bỏ nhiệt điện than do những lo ngại về nhân quyền. Trang web VERA FILES bác bỏ cáo buộc của tân Tổng thống Philippines F. Marcos Jr. chống lại Việt Nam, dường như Việt Nam thông qua quyết định cấm xuất khẩu gạo.

Việt Nam tạo ra bước đột phá

Những thông tin về nền kinh tế Việt Nam khơi gợi sự ngưỡng mộ và tự hào về đất nước này. Bloomberg viết rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ vượt kế hoạch, bởi vì tăng trưởng GDP quý II/2022 đạt 7,72%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ nhờ quyết định của chính phủ cung cấp gói hỗ trợ 15 tỷ USD nhằm kích thích, phục hồi nền kinh tế và chính sách tiền tệ nới lỏng, điều đó đã giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của đất nước. Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến thay thế hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thương mại bị gián đoạn do Trung Quốc khóa cửa, chiến tranh ở Ukraina và mối quan hệ căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20%, tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 16,3%, xuất khẩu cà phê tăng 13,3%, xuất khẩu gạo tăng 72%, sản lượng tăng 9,7% và năng suất tăng 9,4%. Prensa Latina cho biết, trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng 40% so với nửa đầu năm 2021.
Container vận tải đang được xếp lên tàu tại Cảng Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Việt Nam đang đi ngược xu thế của thế giới
Reuters đưa tin, Việt Nam có kế hoạch cắt giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với xăng từ 20% xuống còn 12% để giảm bớt áp lực lạm phát. Tờ The Star viết rằng, do giá nhiên liệu tăng cao mỗi tháng, hãng hàng không Vietnam Airlines bị lỗ hàng trăm tỷ đồng, doanh thu tăng không đủ bù giá nhiên liệu tăng cao. Lượng hành khách thông qua các cảng hàng không Việt Nam dự kiến ​​đạt 70-80 triệu khách trong năm nay, trong đó, khách quốc tế đạt 8-10 triệu.
Borgen Magazine cho biết, nền kinh tế kỹ thuật số ở Việt Nam đã mở ra cơ hội cho đất nước phục hồi sau đại dịch COVID-19 và thúc đẩy giao lưu toàn cầu, đồng thời nói về sự phát triển của các công nghệ kỹ thuật số trong các bộ, cơ quan và tổ chức, trong nền nông nghiệp thông minh, ngân hàng điện tử (e-banking) và thương mại điện tử. Prensa Latina cho biết, theo các chuyên gia Nhật Bản, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để mở rộng các ứng dụng từ các công nghệ vệ tinh mới ra khu vực ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương. Tờ The Star đưa tin, gạo ST25 (ST là Sóc Trăng) - loại gạo thơm của Việt Nam - đạt giải "Ngon nhất thế giới" năm 2019, đã thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

Khám phá trọn vẹn Việt Nam

Tất nhiên, các ấn phẩm nước ngoài không thể thiếu những câu chuyện mới nhất về ngành du lịch Việt Nam. Hepo in Tsguy mang đến cái nhìn chuyên sâu về khu nghỉ dưỡng Regent Phú Quốc sang trọng và đồng thời rất ấm cúng, nơi tất cả các biệt thự và phòng suite đều được trang bị hồ bơi vô cực. Travel News nhấn mạnh sự kiện “Khám phá lại Việt Nam” do tập đoàn Thiên Minh phối hợp với Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines tổ chức, quy tụ hơn 80 công ty du lịch và công ty lữ hành trên khắp nước Úc. Đây là sự kiện mới nhất trong chuỗi hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức tại một số quốc gia như Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong 6 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 602.000 lượt người, tăng gần 7 lần so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2022 tăng 94,4% so với cùng kỳ năm trước do hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là sự bùng nổ của du lịch nội địa trong quý II năm nay. Tờ Khmer Times đưa tin rằng, hoạt động du lịch lặn biển sẽ bị cấm trong thời gian phục hồi rạn san hô ở Hòn Mun, quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều. Bản tin Vladivostok trên trang VL.RU cho biết, Thai AirAsia đang thảo luận về việc triển khai các chuyến bay thuê bao đến các thành phố ở miền Đông nước Nga, và VietJet Air đang yêu cầu cấp phép khai thác các chuyến bay thẳng giữa Việt Nam và các thành phố Novosibirsk, Vladivostok và Krasnoyarsk của Nga.
Trưởng đoàn Yakutia Aisen Nikolaev và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Vladivostok Nguyễn Đăng Hiền tại buổi làm việc - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2022
Thống đốc Yakutia và Tổng lãnh sự Việt Nam thảo luận về các dự án phát triển du lịch và công nghiệp
Khép lại mục điểm báo, chúng tôi muốn đề cập đến một cuộc phỏng vấn thú vị về quan hệ Nga-Việt. Tiến sĩ Chính trị Yevgeny Vlasov - đại diện trường phái Việt Nam học Viễn Đông, Phó Hiệu trưởng phụ trách Quan hệ Quốc tế của Trường Đại học Liên bang Viễn Đông, người vừa được bầu làm Chủ tịch chi nhánh Primorsky của tổ chức xã hội Hội Hữu nghị Nga-Việt, trả lời phỏng vấn của phóng viên Sakhalin Media.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала