An ninh, hạt nhân, vấn đề Ukraina: Đâu là mục đích chuyến thăm của Ngoại trưởng Nga?

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhBộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2022
Đăng ký
Chuyến thăm Việt Nam của ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từ ngày 5-6/7 diễn ra trong bối cảnh hai nước đánh dấu 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Dự kiến, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ có cuộc hội đàm với người đồng cấp Việt Nam Bùi Thanh Sơn. Đâu là các lĩnh vực ưu tiên? Mời độc giả theo dõi bài viết của Sputnik.

An ninh và năng lượng

Có thể thấy, nét nổi bật nhất trong quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga là sự tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau không ngừng được tăng cường và củng cố thông qua các lĩnh vực hợp tác truyền thống như an ninh, quân sự.
Việt Nam nhập khẩu từ Nga khí tài, phương tiện quân sự cho quân đội; nhập khẩu thiết bị, vũ khí cho ngành an ninh. Nga cũng hợp tác với Việt Nam trao đổi kinh nghiệm giữa FSO, SOBR với các trường huấn luyện cảnh sát đặc nhiệm, bảo vệ yếu nhân v.v.
Trong khuôn khổ chuyến thăm lần này của Ngoại trưởng Nga Lavrov, ông N.T.A, chuyên gia quan sát các vấn đề quốc tế, chia sẻ quan điểm với Sputnik:

“Trước mắt, hai bên có thể bàn về hợp tác phát triển các mối quan hệ sẵn có, hoàn thành các hợp đồng khí tài & bàn giao huấn luyện xe tăng T-90, máy bay huấn luyện Yak-130”.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2022
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chính thức thăm Việt Nam
Cũng theo chuyên gia trên, năng lượng hạt nhân cũng là một trong các chủ đề mà hai bên đưa ra tại hội đàm.

“Mặc dù dự án điện hạt nhân của Việt Nam đã tạm ngừng. Tuy nhiên trong suốt 10 năm qua, dự án xây dựng lò phản ứng nghiên cứu công suất cao (15-20 MW) và trung tâm nghiên cứu hạt nhân xoay quanh lò phản ứng này (quy mô 400 nhân lực) vẫn đang được tiến hành, dù tiến độ có chậm. Cuộc hội đàm này cũng là một cơ hội tốt để đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến dự án”, ông N.T.A. phân tích.

Trong năm 2021-2022, cũng có nhiều ý kiến tái khởi động dự án điện hạt nhân trong chính trường Việt Nam. Về vấn đề này, chuyên gia trên cho biết thêm:
“Dù đây mới chỉ là những ý kiến ban đầu, nhưng nếu dự án này được thông qua một lần nữa, chắc chắn Nga sẽ là đối tác được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, vẫn sẽ còn nhiều vấn đề để bàn thảo”.
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thăm Khánh Hòa - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2022
Hạm đội Thái Bình Dương Liên bang Nga thăm Khánh Hòa

Hợp tác vận tải, ngân hàng và dầu khí

Dưới tác động của lệnh cấm vận và trừng phạt, các hãng vận tải phương Tây đã rút khỏi thị trường Nga. Trong khi đó, Việt Nam lại là đầu mối giao thương vận tải biển quan trọng với năng lực đóng tàu vận tải đáng kể (10 công ty, hơn 1000 tàu, 48 tàu chở container). Chuyên gia N.T.A. chỉ ra:

“Việt Nam có các cảng biển có khả năng tiếp nhận tàu vận tải đến 200.000 tấn hoặc tàu chở dầu 320.000 tấn. Với năng lực vận tải hàng hóa năm 2021 khoảng 700 triệu tấn, việc hỗ trợ của Việt Nam sẽ có tác động đáng kể đến thị trường vận tải biển của Nga nếu khai thác sử dụng hợp lý”.

Tương tự với ngành ngân hàng, vị chuyên gia trên cho rằng, Việt Nam có thể đảm bảo vai trò trung gian hỗ trợ thanh toán đa kênh, giúp tránh cấm vận cho các ngân hàng Nga.
Ngoài ra, ông N.T.A nhấn mạnh rằng, hợp tác khai thác và chế hóa dầu khí giữa Nga và Việt Nam cũng có truyền thống từ lâu. Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển để trở thành điểm trung chuyển đưa sản phẩm dầu khí Nga ra thị trường thế giới.
Đà Nẵng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2022
Đứng thứ 24 trong các nước đầu tư vào Việt Nam, cơ hội nào cho DN Nga đầu tư tại Đà Nẵng?

Xuất nhập khẩu nông sản

Trong cuộc gặp và làm việc với Thứ trưởng Nông nghiệp Nga Sergei Levin vào tháng 4/2022 nhằm thảo luận về tình hình hợp tác nông nghiệp Việt-Nga, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng nông nghiệp hai nước sang các thị trường của nhau trong năm 2021 tăng đáng kể so năm 2020.
Việt Nam tiếp tục là nước cung cấp hàng đầu cho Nga nhiều sản phẩm như cà phê, thủy sản, hạt điều, hạt tiêu, chè… Ngược lại, Nga là nhà cung cấp thịt lợn hàng đầu cho Việt Nam năm 2021. Nhận định về tiềm năng hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, chuyên gia N.T.A cho biết:
“Hiện có một số doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại Nga như TH True Milk chăn nuôi bò lấy sữa, Xí nghiệp dược phẩm TW3 chăn nuôi hươu Manas lấy nhung… Tuy nhiên, quy mô chưa thực sự xứng tầm. Thêm nữa, các hoạt động như trồng hành, nuôi lợn của người Việt tại Nga phát triển rất mạnh, nhưng vẫn là quy mô cá nhân, nhỏ lẻ và hoàn toàn có cơ hội để phát triển mạnh”.
Trên thực tế, các mặt hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam đã vào thị trường châu Âu và Mỹ, nhưng vẫn rất khó vào Nga do những rào cản chất lượng của Rosselkhodnadzor và Rospotrebnadzor.
“Việc này cũng cần thiết thảo luận để phía Nga đưa ra những quy trình xét duyệt đơn giản hơn giúp hàng nông sản, thủy hải sản Việt Nam dễ dàng đạt đủ tiêu chuẩn để vào thị trường”, ông N.T.A đề xuất.
Khai trương hành lang vận tải quốc tế Việt-Nga-Việt - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2022
Hệ thống đường sắt Nga đóng góp cho phát triển kinh tế Việt Nam

Vấn đề Ukraina sẽ được đề cập tại hội đàm?

Khi được hỏi về vấn đề này, nhà quan sát các vấn đề quốc tế N.T.A cho rằng, hiện Mỹ và phương Tây đang ráo riết lôi kéo đồng minh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương với việc thành lập khối quân sự AUKUS và khôi phục nhóm QUAD. Ông phân tích:

“Những tổ chức này tuy về mặt ngắn hạn dùng để kiềm chế Trung Quốc, nhưng rõ ràng về dài hạn cũng ảnh hưởng đến Nga. Trong khi Mỹ và đồng minh Nhật, Hàn dùng nhiều con bài lôi kéo Việt Nam tham gia. Do đó, Việt Nam cũng cần những đảm bảo an ninh hơn nữa của Nga để có thể giữ vững thế trung lập”.

Công dân Việt Nam tại Ukraina từ Ba Lan về nước trong chuyến bay cứu trợ 10/3/2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2022
Đại sứ Việt Nam tại Ukraina muốn tháo gỡ vướng mắc về thủ tục giấy tờ cho bà con người Việt
Cũng theo phân tích của vị chuyên gia này, hiện quan hệ ngoại giao Việt Nam và Ukraina ở mức trung dung. Hơn nữa, tồn tại hai luồng dư luận về vấn đề này. Ông N.T.A cho biết thêm:
“Ukraina cùng với các nước phương Tây rõ ràng vẫn gây sức ép lớn để Việt Nam đứng về phía họ. Về điều này, Nga cũng cần thể hiện rõ lập trường, hành xử như tư cách một nước bạn bè hơn là gây áp lực đơn thuần, dễ gây phản cảm trong dư luận – như cách Ukraina làm hiện nay”.
Vị chuyên gia trên cũng đề xuất, ngoài tác động ở cấp chính phủ, Nga cũng cần quan tâm hơn đến các xu hướng dư luận trên mạng xã hội ở Việt Nam để có thể có những động thái hợp lý và kịp thời.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала