Khủng hoảng khí đốt dẫn đến kỷ nguyên đối đầu mới giữa các cường quốc

© Sputnik / Sergey Guneevlô khí đốt tự nhiên hóa lỏng
lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2022
Đăng ký
Khí đốt tự nhiên hiện đã trở thành mặt hàng phổ biến nhất thế giới và là tác động chính gây ra lạm phát toàn cầu. Như các tác giả của một bài báo đăng trên Bloomberg, một kỷ nguyên đối đầu gay gắt mới giữa các cường quốc đang đến gần, khi nguồn nhiên liệu xanh hiện không đủ cho tất cả mọi người giờ đây sẽ xác định vị thế địa chính trị.
Như các tác giả bài viết lưu ý, cuộc khủng hoảng khí đốt đã đẩy xung đột Ukraina lên một cấp độ mới, sau khi một phần đáng kể nguồn cung cấp bị bãi bỏ. Nga cắt giảm nguồn khí đốt cung cấp theo đường ống cho châu Âu, châu Âu cũng tuyên bố ý định chấm dứt mua hàng từ Moskva tuy không phải ngay lập tức. Cuộc chiến để lấp đầy khoảng trống đang trở thành trò loạn đả trên toàn thế giới khi các quốc gia đổ xô giành giật những lô hàng khí tự nhiên hóa lỏng khan hiếm trước khi mùa đông tràn về Bắc bán cầu.

Nước Đức trước nguy cơ suy thoái

Đức đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu khí đốt có nguy cơ dẫn đến suy thoái tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Trung tâm kinh tế châu Âu đang phải đối mặt với một viễn cảnh chưa từng có khi cả khối doanh nghiệp và người tiêu dùng đều có thể phải đối mặt với cảnh mất điện. “Dòng chảy phương Bắc”- đường ống dẫn khí đốt chính của Nga tới Đức- sẽ tạm đóng trong10 ngày kể từ 11/7 để bảo trì, tuy nhiên mối lo ngại rằng Moskva sẽ không khởi động lại đường ống nữa ngày càng lớn. Các nhà lãnh đạo G7 đang tìm cách để có thể kiềm chế nguồn thu nhập từ khí đốt của Nga, cũng như tập trung hỗ trợ các dự án đầu tư mới vào LNG. Tuy nhiên các nước nghèo hơn trước đây xây dựng hệ thống năng lượng của họ trên cơ sở được cung cấp khí đốt giá rẻ lại không thể cho phép mình làm như vậy.
Yamal LNG - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2022
Nhập khẩu LNG hàng tháng của EU từ Mỹ lần đầu vượt quá lượng cung khí đốt từ Nga
“Tình cảnh này giống như những năm 1970, chỉ có khác bây giờ là khí tự nhiên. Thế giới hiện nay đang nhìn vào khí đốt giống như cách họ từng nhìn vào dầu mỏ hồi ấy, vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế hiện đại đã trở nên rõ ràng, cũng như nhu cầu tìm được nguồn cung cấp đáng tin cậy và đa dạng”, - ông Kevin Book, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Washington ClearView Energy Partners LLC cho biết.

Những hậu quả tai hại

Theo các tác giả bài báo, đối tượng phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất chính là một số nền kinh tế mới nổi đang phải cạnh tranh ngày một thường xuyên hơn với các nước giàu có như Đức về nguồn cung LNG trên thị trường toàn cầu.
Ở Pakistan, quốc gia đã xây dựng hệ thống năng lượng trên cơ sở nguồn cung LNG giá rẻ, việc cắt điện định kỳ khiến lần lượt toàn bộ từng khu vực chìm trong bóng tối mùa hè nóng nực. Các trung tâm mua sắm và nhà máy xí nghiệp ở những thành phố lớn buộc phải đóng cửa, các quan chức chính phủ phải cắt giảm giờ làm việc.
Địa điểm sản xuất của «Arctic LNG-2» - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2022
Một số công ty Trung Quốc có thể tạm ngừng tham gia «Arctic LNG-2»
Thái Lan đã hạn chế nhập khẩu LNG do giá cả tăng cao, dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu trên quy mô toàn quốc. Myanmar, quốc gia chưa khắc phục được tình trạng bất ổn chính trị, đã ngừng mọi giao dịch mua LNG từ cuối năm ngoái, khi giá cả mới bắt đầu tăng. Ấn Độ và Trung Quốc cũng cắt giảm nhập khẩu mặt hàng này.

“Nếu như trước đây các thị trường khí tự nhiên phần nhiều phân tán theo khu vực, thì giờ đây thế giới chúng ta xuất hiện một thị trường giao ngay toàn cầu, sẵn sàng kết nối khả năng cung cấp cho toàn thế giới mặt hàng nhiên liệu đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với nhiều nền kinh tế. Trong những tháng gần đây xu hướng đó thể hiện đặc biệt rõ ràng”, - bài viết trích dẫn ý kiến của ông James Whistler, Giám đốc điều hành công ty môi giới Vanir Global Markets có trụ sở tại Singapore nêu rõ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала