Sẽ chọn Bí thư Nguyễn Văn Nên làm “nhạc trưởng” vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì tổng kết thực hiện Nghị quyết 53 và Kết luận 27 về phát triển Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì tổng kết thực hiện Nghị quyết 53 và Kết luận 27 về phát triển Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.07.2022
Đăng ký
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong thời gian tới, sẽ cân nhắc chọn Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên hoặc một Phó thủ tướng để làm “nhạc trưởng”, chịu trách nhiệm điều phối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Trong khi đó, chỉ ra một thách thức lớn của Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã dành trọn 5 phút phát biểu để nói về sự tắc nghẽn trầm trọng của hệ thống giao thông khu vực này.

Phát triển dưới mức tiềm năng

Sáng 9/7, tại TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị tổng kết nghị quyết 53 và kết luận số 27 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Khu vực nói trên bao gồm 8 địa phương: TP.HCM, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang.
Tổng số dân đạt gần 22 triệu dân, chiếm 9,2% diện tích, đóng góp 35% GDP, 46,1% tổng thu ngân sách, 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hội nghị được triển khai theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đối với Việt Nam và khu vực.

"Việc Bộ Chính trị ban hành nghị quyết số 53 và kết luận số 27 thể hiện sự quan tâm đặc biệt, và là chủ trương có ý nghĩa chiến lược nhằm huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng để phát triển mạnh, đi đầu cả nước, là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực", - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam Bộ đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt là việc phát triển dưới mức tiềm năng, chưa phát huy tốt vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước.

"Tốc độ tăng trưởng chậm lại và chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước; vai trò đầu mối xuất nhập khẩu suy giảm; hiệu quả sử dụng vốn của vùng luôn thấp nhất và đều thấp hơn bình quân của cả nước; kinh tế vùng giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của cả nước…", - ông Mãi nói.

Theo ông, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến như, thể chế hiện hành chưa đủ khuyến khích chính quyền địa phương chủ động sáng tạo và tăng cường liên kết; quy hoạch vùng và từng địa phương đang tạo nên lực kéo thay vì lực đẩy cho phát triển của vùng; hệ thống giao thông và đô thị không theo kịp và đang cản trở sự phát triển nhanh, bền vững của vùng.

"Định hướng chiến lược thì nhiều tham vọng nhưng nguồn lực đầu tư hạn chế và chưa có cơ chế hiệu quả thu hút nguồn lực đầu tư xã hội. Sự phát triển chậm lại của TP.HCM trong nhiều lĩnh vực và các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển đã có tác động lớn đến vùng", - ông Phan Văn Mãi đánh giá.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 14 theo hình thức trực tuyến.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2021
Phát biểu của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn được đánh giá cao tại Hội nghị Mekong- Nhật Bản

Tình trạng giao thông ách tắc

Chia sẻ tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã dành toàn bộ 5 phút để nói về sự tắc nghẽn trầm trọng của hệ thống giao thông đường bộ, hàng không tại TP.HCM, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo tư lệnh ngành giao thông, thực trạng giao thông nội đô TP.HCM và giao thông liên vùng rất bất cập. Dù 2 vùng kinh tế có hệ thống cảng biển phát triển và có nhiều ưu thế, giao thông kết nối giữa các tỉnh và các cảng biển lại rất kém.
Đối với đường bộ, đường vành đai 2 có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giao thông liên vùng nhưng hiện chưa được kết nối đồng bộ. Đường vành đai 3 TP.HCM mới được Quốc hội thông qua, trong khi vành đai 4 chưa được chú trọng.
Về đường hàng không, sân bay Tân Sơn Nhất liên tục quá tải trong khi sân bay Long Thành vẫn đang thi công. Riêng mảng đường sắt thì kết nối lại lạc hậu.

"Nói tóm lại, hệ thống kết nối liên vùng bằng đường bộ rất bất cập", - Bộ trưởng Bộ GTVT thẳng thắn.

Ông Thể nhấn mạnh, thực trạng giao thông ở Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và TP.HCM đã rất cấp bách. Thời gian tới, phải quan tâm giải quyết, tập trung mọi nguồn lực để phát triển hệ thống giao thông tại khu vực này.

Nếu không làm được, đầu tàu sẽ chậm dần và trở thành gánh nặng cho cả nước, thay vì là động lực tăng trưởng”, - ông Thể cảnh báo.

Cần một nhạc trưởng vùng

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn nhiều dư địa phát triển nhưng chưa phát huy được.
Trong số các nguyên nhân gây ra điều này, có một phần là do liên kết, phối hợp giữa các địa phương, cơ quan, chưa chặt chẽ, hiệu quả, có cơ chế chỉ huy vùng nhưng chưa có "nhạc trưởng".

"Thiếu hụt nhạc trưởng phù hợp với thể chế chính trị, hoàn cảnh cụ thể là cái chưa được của ta", - Thủ tướng lưu ý.

Theo người đứng đầu Chính phủ, trước đây từng có 3 ban chỉ đạo điều hành khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ nhưng qua thực tế cho thấy, các ban này không làm thay được công việc của cấp uỷ, chính quyền.
Vì vậy, thời gian tới, sẽ cân nhắc chọn một Phó thủ tướng hoặc Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên làm "nhạc trưởng" điều phối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dựa trên đề xuất của các địa phương trong khu vực.
Về phần mình, ông Phan Văn Mãi cho rằng, vai trò của Hội đồng vùng chưa được phát huy đúng mức. Quy hoạch vùng và từng địa phương đang tạo nên "lực kéo", thay vì "lực đẩy" cho phát triển, bởi sự trùng lắp chức năng dẫn đến cạnh tranh, thiếu liên kết.
Từ đó, ông Phan Văn Mãi đề xuất hoàn thiện cơ chế liên kết, điều phối phát triển vùng và bộ máy giúp việc. Theo đó, cần có Ban chỉ đạo vùng ở địa phương gồm bí thư 8 tỉnh, thành và được phụ trách bởi một Ủy viên Bộ Chính trị.
Theo ông, có những nội dung mà Chính phủ không nên quyết định theo kiến nghị từng tỉnh mà cần được giải quyết theo sự thống nhất chung của vùng, ví dụ như: dự án giao thông trọng điểm; mở rộng sân bay, cảng biển; điều chỉnh chức năng các khu kinh tế, khu công nghiệp; xử lý rác; hỗ trợ xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch...
Tương tự, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho biết, các địa phương trong vùng thời gian qua chủ yếu vẫn "mạnh ai nấy làm", chỉ tập trung cho địa phương mình phát triển. Thực trạng đó khiến cho vùng không có tiếng nói chung trong quy hoạch, hỗ trợ nhau để cùng phát triển.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên phát biểu tại buổi họp mặt - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2021
Đại dịch COVID-19
Bí thư Nguyễn Văn Nên: Không để dịch COVID-19 bùng phát trở lại

"Cơ chế chỉ huy vùng thời gian qua được cho là 'câu lạc bộ rất vui vẻ', nhưng không hiệu quả", - ông Lợi đánh giá.

Ông Lợi cũng cho biết, Bình Dương từng nhiều lần đề xuất Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên làm chỉ huy vùng, nhưng TP.HCM "không thể là cấp trên của các địa phương khác", mà chỉ làm việc trên cơ sở đồng thuận nên khó hiệu quả. Vì thế, lần này ông đề xuất nên chọn một Phó Thủ tướng làm “nhạc trưởng” vùng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала