Cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam cần phải đảm bảo những tiêu chí gì?

© Fotolia / OneChàng trai trẻ ở siêu thị.
Chàng trai trẻ ở siêu thị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ Công Thương đang đưa dự thảo thông tư bao gồm các quy định và tiêu chí để phân loại các loại hình địa điểm bán lẻ gồm siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng outlet, trung tâm outlet.
Đáng chú ý, với quy định về tiêu chí để là cửa hàng tiện lợi, cơ quan soạn thảo yêu cầu địa điểm kinh doanh phải đặt tại khu dân cư tập trung, khu thương mại dịch vụ, khu du lịch... và có diện tích tối thiểu 30m2. Diện tích tối đa để điểm kinh doanh được phân loại là cửa hàng tiện lợi phải dưới 200m2.
Quy định về hàng hóa, Bộ này cho rằng các mặt hàng chủ yếu của cửa hàng tiện lợi phải là thực phẩm ăn ngay và hàng bách hóa nhỏ lẻ; hàng tiêu dùng nhanh. Số lượng mặt hàng kinh doanh trong khoảng 3.000 tên hàng và có thể hoạt động tối đa 24 tiếng/ngày.
Hàng hóa thiết yếu tại siêu thị Vinmart đa dạng.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.08.2021
Nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, siêu thị gấp rút tăng nguồn cung
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định đối tượng phục vụ chủ yếu của cửa hàng tiện lợi là khách mua hàng trong phạm vi bán kính dưới 500 m và phải bán theo phương thức tự phục vụ, thanh toán tập trung tại quầy thu ngân.
Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu các cơ sở kinh doanh thương mại không đáp ứng đủ các tiêu chí quy định nêu trong dự thảo sẽ không được đặt tên là siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng outlet, trung tâm outlet. Đồng thời, các điểm kinh doanh cũng không được đặt tên, ghi biển hiệu bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài như Supermarket, Hypermarket, Big Mart, Big Store, Shopping Center, Trade Center, Plaza...
Cô gái đeo khẩu trang và găng tay đứng xếp hàng trong siêu thị Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Nếu lạm phát chỉ ở mức 2,44%, vậy tại sao người dân phải 'chật vật' thế?
Với các hạ tầng thương mại đạt tiêu chuẩn, biển hiệu phải ghi bằng tiếng Việt là siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng outlet, trung tâm outlet trước tên thương mại hoặc tên riêng.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, các loại hình kinh doanh này có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt, tuy nhiên phần tên riêng trong tên không được sử dụng cụm từ "công ty", "doanh nghiệp".
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, thông tư này sẽ thay thế Quyết định 1371 ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Thương mại về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала