Việt Nam không cần lời nhắc của Vương Nghị và sự thẳng thắn của ông Phạm Bình Minh

© Ảnh : Báo Thế giới và Việt NamỦy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2022
Đăng ký
Gặp Ngoại trưởng Vương Nghị, chính khách Trung Quốc mà Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh không hề xa lạ, nhà lãnh đạo Việt Nam cho thấy sự thâm thúy và khôn khéo trong phát biểu cũng như cách tiếp cận từng vấn đề có lợi cho Hà Nội.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhắc nhiều đến “luồng xanh” cho hàng hóa Việt sang Trung Quốc, nhưng thực tế, quan hệ Việt – Trung cũng cần một “luồng xanh” và không có chỗ cho những bất đồng, nghi kỵ lẫn nhau.
Đối với các vấn đề còn tranh chấp, nhất là ở Biển Đông, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, Hà Nội và Bắc Kinh cần nỗ lực kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp tình hình hay mở rộng tranh chấp.

Phiên họp lần thứ 14 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc

Theo thông tin từ Chính phủ, Bộ Ngoại giao, ngày 13/7, tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã gặp và cùng Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 14 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.
Kể từ Phiên họp lần thứ 13 (9/2021), chính quyền hai bên đã phối hợp duy trì tổng thể quan hệ ổn định, hợp tác tiếp tục đạt nhiều tiến triển tích cực từ giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp giữa hai bên, đến hợp tác phòng chống dịch Covid-19, hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư và các lĩnh vực chuyên ngành song phương tiếp tục phát triển tích cực.
Hiện tại, Việt Nam vẫn giữ vững vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong số các nước ASEAN và là đối tác lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới xét theo tiêu chí quốc gia. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.07.2022
Mục đích chuyến thăm Trung Quốc của ông Phạm Bình Minh
Đại diện hai Chính phủ cũng lưu ý, một số khó khăn, vướng mắc được hai bên trao đổi tại Phiên họp lần thứ 13 đã được tháo gỡ. Tuy nhiên, hai bên cũng thẳng thắn nhìn nhận một số vấn đề tồn tại trong hợp tác như mất cân bằng thương mại có chiều hướng tăng, tình trạng ùn tắc hàng hóa ở khu vực cửa khẩu biên giới có lúc vẫn tái diễn, tiến độ mở cửa thị trường Trung Quốc cho nông sản Việt Nam và một số dự án hợp tác kinh tế, viện trợ không hoàn lại tại Việt Nam cần đẩy nhanh hơn, giao lưu, đi lại giữa nhân dân hai nước còn gặp trở ngại do dịch bệnh (Trung Quốc vẫn chưa khôi phục đường bay với Việt Nam – PV).
Tại Phiên họp lần thứ 14 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, về phương hướng hợp tác thời gian tới, hai bên nhất trí thúc đẩy tổ chức các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp, triển khai hiệu quả hợp tác giữa hai Đảng, phát huy vai trò quan trọng của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc trong việc điều phối tổng thể các lĩnh vực hợp tác, thúc đẩy tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nảy sinh.
Hai bên cũng duy trì hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng như ngoại giao, quốc phòng, an ninh, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất giữa hai nước tiếp tục phát triển ổn định, cân bằng, bền vững, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

“Luồng xanh”

Trao đổi thẳng thắn với Ngoại trưởng Vương Nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đề nghị Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, nhất là đối với hoa quả mùa vụ, nông thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Phía Việt Nam đề nghị thiết lập “luồng xanh” rút ngắn thời gian kiểm dịch và thông quan; tiếp tục mở cửa thị trường đối với các loại hoa quả của Việt Nam, tạo thuận lợi để Việt Nam mở Văn phòng Xúc tiến thương mại tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, nâng cao hiệu qua tuyến vận tải đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam-Trung Quốc kết nối với tuyến đường sắt Trung Quốc-châu Âu và một số nước.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2022
Phó Thủ tướng Việt Nam sang thăm Trung Quốc trong bối cảnh đặc biệt
Ông Phạm Bình Minh cũng đề nghị với Ngoại trưởng Vương Nghị mở rộng đầu tư chất lượng cao của Trung Quốc vào các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam, thúc đẩy các hình thức hợp tác mới như thương mại điện tử xuyên biên giới, tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tài chính, giao thông, nông nghiệp, môi trường, khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, du lịch, thể thao, giao lưu nhân dân.

Trung Quốc hợp tác với Việt Nam đảm bảo chuỗi cung ứng

Phát biểu đồng tình với các đề xuất hợp tác của Việt Nam do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề xuất, Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định, Trung Quốc coi trọng quan tâm của Việt Nam về mở rộng xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang Trung Quốc và bảo đảm thông quan thông suốt tại các cửa khẩu biên giới.
© Ảnh : Báo Thế giới và Việt NamToàn cảnh Phiên họp lần thứ 14 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc
Toàn cảnh Phiên họp lần thứ 14 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2022
Toàn cảnh Phiên họp lần thứ 14 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc
Ông Vương Nghị cho rằng, Bắc Kinh sẵn sàng mở, nâng cấp các cặp cửa khẩu theo nhu cầu của hai nước. Theo Ngoại trưởng Vương, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng thị trường, hợp tác với Việt Nam duy trì ổn định chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, đi sâu hợp tác về Hành lang liên vận đường bộ, đường biển mới và trao đổi về hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế số, thương mại điện tử, năng lượng sạch, giảm phát thải, kết nối cơ sở hạ tầng.
Đại diện chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình cũng sẵn sàng khôi phục các chuyến bay thương mại giữa hai nước và tiếp nhận lưu học sinh Việt Nam quay trở lại Trung Quốc học tập.

Việt Nam và Trung Quốc không mở rộng tranh chấp

Đối với các vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên nhất trí phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền, giải quyết thỏa đáng các vụ việc phát sinh theo 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc. Đối với tranh chấp ở Biển Đông, hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung cấp cao về việc duy trì hòa bình, ổn định trên biển, trong đó có Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc.
Theo ông Vương Nghị, hai bên cần thúc đẩy hiệu quả các cơ chế đàm phán đạt tiến triển thực chất, đẩy nhanh đàm phán Hiệp định mới về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ, sớm ký kết Thỏa thuận hợp tác về tìm kiếm cứu nạn trên biển và Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.
Trao đổi thẳng thắn với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nêu rõ, Hà Nội và Bắc Kinh cần nỗ lực kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp. Phó Thủ tướng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
May trang phục xuất khẩu ở Công ty Cổ phần thương mại May Việt Thành, Khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Vượt Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Lào
Phiên họp diễn ra thuận lợi. Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố hai bên ký kết các văn bản hợp tác gồm có Hiệp định Hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc tài khóa 2020, Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, Thỏa thuận hợp tác về Dự án Nghiên cứu so sánh môi trường địa chất và tai biến địa chất biển khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang.
Trước cuộc họp với Ngoại trưởng Vương Nghị, ngày 12//7, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cũng đã tiếp ông Lưu Ninh, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Phía Việt Nam đề nghị chính quyền Quảng Tây tạo thuận lợi thông quan các mặt hàng nông sản, hoa quả mùa vụ của Việt Nam, phối hợp giảm thiểu tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới.

Không thể là “quân cờ”

Mới hôm 11/7, Ngoại trưởng Vương Nghị lên tiếng nhắc các nước ASEAN (trong đó hẳn nhiên có Việt Nam) đừng để bị rơi vào tình huống bị các cường quốc lợi dụng làm “quân cờ” hay “tốt thí” trong bối cảnh Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương đối mặt nguy cơ tái định hình trật tự vì nhiễu loạn nhân tố chính trị hay cạnh tranh tầm ảnh hưởng.
Trong các tuyên bố chính thức, Việt Nam luôn khẳng định Hà Nội nhất quán lập trường kiên trì theo đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam coi trọng quan hệ với Bắc Kinh nhưng cũng cần mở rộng hợp tác hài hòa lợi ích với tất cả các nước.
Cờ quốc gia Trung Quốc và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2022
Trung Quốc đừng xem thường Việt Nam
Có thể thấy ngay ở cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Vương Nghị, Việt Nam luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và người dân lên hàng đầu.
Việt Nam không cần Trung Quốc nhắc tránh thành “quân cờ thí”. Hà Nội chủ trương là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế nhưng lợi ích cho đất nước, nhân dân trước hết phải được đảm bảo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала