Việt Nam tăng đột biến các vụ công nhân đình công

© Ảnh : Gia NgưHàng nghìn công nhân Công ty TNHH Vienergy tại Ninh Bình đình công ngày 11.2
Hàng nghìn công nhân Công ty TNHH Vienergy tại Ninh Bình đình công ngày 11.2  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2022
Đăng ký
Báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, số vụ công nhân đình công, ngừng việc tập thể trên địa bàn cả nước “tiếp tục có xu hướng gia tăng”.
Nguyên nhân chủ yếu khiến công nhân liên tục gia tăng các vụ “ngừng việc tập thể”, theo nhà chức trách, là do lương thấp, người lao động khó khăn về thu nhập trong khi giá cả các mặt hàng thiết yếu lại tăng cao theo giá xăng dầu.

Tăng mạnh số vụ “ngừng việc tập thể”

Báo cáo mới công bố của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, ở Việt Nam xảy ra 107 vụ ngừng việc tập thể (đình công), tăng 19 vụ so với cùng kỳ năm 2021.
“Trong đó có một số cuộc đình công kéo dài”, theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Nguyên nhân chủ yếu, theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là do người lao động trải qua thời gian khó khăn, giảm sút tích lũy, thu nhập.
Trong khi đó, các mặt hàng thiết yếu tăng cao, trong khi năm 2020, 2021 chưa điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng. Thậm chí, một số cuộc ngừng việc tập thể do chậm chi trả chế độ hỗ trợ COVID-19 theo quy định của Chính phủ.
Cũng theo báo cáo, trước tình hình này, từ đầu năm đến nay, các tổ chức công đoàn tiếp tục phát huy vai trò đại diện người lao động trong Hội đồng tiền lương Quốc gia, tích cực đàm phán, thương lượng tăng lương tối thiểu vùng, tham gia trình Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP.
Nghị định 38 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, tăng bình quân 6% từ ngày 1/7/2022.

“Tuy nhiên, vẫn còn có doanh nghiệp mặc dù sản xuất kinh doanh tăng trường nhưng vẫn lợi dụng tình hình dịch bệnh không tăng lương hoặc cắt giảm các phúc lợi đã thỏa thuận, dẫn đến những bức xúc”, báo cáo thừa nhận.

Ổn định tình hình quan hệ lao động

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, công đoàn các cấp đã tích cực tham gia ổn định tình hình quan hệ lao động, các kiến nghị chính đáng của người lao động được doanh nghiệp cam kết thực hiện.
Nhà máy may - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Nóng vụ hàng nghìn công nhân Công ty Pouchen Việt Nam đình công do thưởng Tết giảm
Ngoài ra, trước phản ánh của các cấp công đoàn về việc một số doanh nghiệp dự kiến sẽ không tiếp tục thực hiện quy định mức lương thấp nhất tại doanh nghiệp cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ LĐ-TB&XH đã kịp thời có văn bản số 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo về việc giữ lại tiền lương cho lao động đã qua đào tạo.
“Các cấp công đoàn chú trọng thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, tập trung tuyên truyền tới người lao động, người sử dụng lao động đồng hành, chia sẻ khó khăn”, Tổng Liên đoàn Lao động nêu rõ.
Ngoài ra còn phối hợp với chính quyền, chuyên môn, người sử dụng lao động thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức; hội nghị người lao động; đối thoại tại nơi làm việc; thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể...

Không để xảy ra điểm nóng về an ninh do đình công

Đồng thời, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã có văn bản đề nghị Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, công đoàn các cấp chủ động tham gia với người sử dụng lao động trong quá trình xây dựng thang, bảng lương của doanh nghiệp theo quy định mới về tăng lương tối thiểu vùng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng chỉ ra một số điểm hạn chế về hoạt động công đoàn trong 6 tháng đầu năm 2022.
Điển hình như, công tác nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động có lúc, có nơi còn chậm.
Công tác tuyên truyền, vận động người lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước và doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn còn gặp nhiều khó khăn.
Kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển tăng thêm đoàn viên còn thấp, tình trạng giảm đoàn viên còn diễn ra ở một số địa phương hay việc thực hiện nhiệm vụ đại diện bảo vệ người lao động ở một số đơn vị chưa kịp thời, số cuộc ngừng việc tập thể tăng so với cùng kỳ năm trước, một số cuộc ngừng việc kéo dài.
Qua đó, Tổng Liên đoàn Lao động lưu ý các cấp công đoàn cần tiếp tục chú trọng thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, tập trung tuyên truyền tới người lao động, người sử dụng lao động đồng hành, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
Hai công nhân đang làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2022
Việt Nam kích hoạt gói vay 20.000 tỷ giúp người lao động xoá tín dụng đen
Đồng thời, theo dõi, bám sát tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất.

“Khi có tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công tự phát, cần chủ động phối hợp với UBND và các cơ quan chức năng trên địa bàn kịp thời giải quyết, đảm bảo quyền lợi của tập thể người lao động, không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự”, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh.

Thay đổi về mức lương tối thiểu

Như Sputnik đã thông tin, theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7 tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng).
Cụ thể, về mức lương tối thiểu tháng, vùng I tăng từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng, vùng II tăng từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng, vùng III tăng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng và vùng IV tăng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.
Về lương tối thiểu giờ, vùng I: 22.500 đồng/giờ, vùng II: 20.000 đồng/giờ, vùng III: 17.500 đồng/giờ, vùng IV: 15.600 đồng/giờ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала