- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Đặc nhiệm tinh nhuệ của Anh dạy lính Ukraina tra tấn và giết tù binh

© AP Photo / Massoud HossainiLính Anh ở Kabul, Afghanistan
Lính Anh ở Kabul, Afghanistan - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2022
Đăng ký
Lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ của Anh được biết đến với tên viết tắt SAS (Special Air Service) đã giết những người bị giam giữ và những người đàn ông không mang vũ khí ở Afghanistan.
Vào tuần này, chương trình tài liệu Panorama về các vấn đề thời sự được phát sóng trên Đài truyền hình BBC đã chứng minh điều này một cách không thể chối cãi bằng các tài liệu và lời khai. Nhà phân tích của Sputnik Vladimir Kornilov điểm lại tình huống này trong bài báo của ông.
Ở bất kỳ quốc gia bình thường nào, những tiết lộ về tội ác chiến tranh như vậy sẽ gây ra làn sóng phản đối, và những tội phạm chiến tranh sẽ bị trừng phạt một cách thích đáng. Nhưng ở Anh thì ngược lại, mọi người bắt đẩu công kích các tác giả của cuộc điều tra, nói rằng họ "khiến quân đội gặp rủi ro". Thật buồn cười khi trong bối cảnh này người Anh tiếp tục nói về "đạo đức trong chính trị thế giới".

Giết người trái pháp luật

Cỗ máy giết người bừa bãi. Các nhà báo BBC đã tiết lộ hàng trăm trang báo cáo quân sự điều tra hoạt động của chỉ một trong các đơn vị SAS hiện diện ở Afghanistan từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011. Trong sáu tháng, đơn vị này đã giết hàng trăm người Afghanistan, những người được tuyên bố là khủng bố. Các tác giả của bộ phim tài liệu cung cấp các bằng chứng cho thấy rằng, ít nhất 54 người trong số họ đã bị giết trái pháp luật. Ở đây nói về các vụ sát hại máu lạnh những người bị giam giữ và những người đàn ông không mang vũ khí trong các cuộc đột kích ban đêm của SAS vào những ngôi nhà yên bình của người Afghanistan. Hơn nữa, mọi người đều nhận thức rõ rằng, những con số này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, và còn có nhiều vụ giết người nữa.
Trong hầu như tất cả các báo cáo về các cuộc đột kích ban đêm, các sĩ quan SAS báo cáo rằng, "những kẻ bị tình nghi là khủng bố Taliban*" đã cố gắng lấy lựu đạn hoặc súng trường Kalashnikov. Đồng thời, theo các tác giả của cuộc điều tra, "số người thiệt mạng nhiều hơn số lượng vũ khí bị tịch thu tại hiện trường". Các nhà báo đã đến thăm một số nơi này và phát hiện ra rằng, xét theo những lỗ đạn còn sót lại, lính đặc nhiệm Anh đã bắn chết những người nằm xuống, tức là họ đã thực hiện những vụ hành quyết máu lạnh, đặc biệt là trong số các nạn nhân có những thanh thiếu niên 15-16 tuổi.
Ngoài các bằng chứng này còn có những lời khai ẩn danh từ chính các nhân viên SAS. Một trong số họ nói với Daily Mail rằng, "sự thật sẽ khiến tất cả mọi người bị sốc".
Một người khác thẳng thắn thừa nhận: "Giết người trái pháp luật là một phần công việc của chúng tôi. Vâng, chiến thuật này thật khủng khiếp".
Cách tiếp cận này của lực lượng đặc nhiệm Anh đến "công việc" đẫm máu của họ giải thích rất nhiều điều không chỉ về các tội ác chiến tranh của các quốc gia phương Tây ở Afghanistan.

Vai trò của SAS trong các sự kiện ở Ukraina

Về mặt này, chúng tôi nên nhắc nhở về vai trò của SAS trong các sự kiện ở Ukraina. Chính các nhân viên SAS đã huấn luyện quân đội Ukraina sau năm 2014. Chính họ đã chuẩn bị các hành động phá hoại ở Nga, điều mà báo chí Anh đã viết vào năm 2019 - tức là rất lâu trước khi Nga mở chiến dịch đặc biệt. Vào tháng 4 năm nay, tờ The Times dẫn nguồn từ quân đội Ukraina thừa nhận rằng, các sĩ quan SAS đang hoạt động trên lãnh thổ Ukraina với tư cách chuyên gia huấn luyện quân sự.
Một người lính Nga trên cánh đồng lúa mì ở quận Melitopol, vùng Zaporozhye. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Lính đánh thuê kỳ cựu tin rằng ở Afghanistan dễ hơn ở Ukraina
Có chú ý đến những kinh nghiệm mà các chuyên gia quân sự này đã thu lượm được ở Afghanistan, chúng ta chắc hẳn hình dung được họ đã dạy những gì cho các đồng nghiệp Ukraina. Và bây giờ chúng ta hãy nhớ lại những cảnh khủng khiếp, trong đó các chiến binh của Lực lượng vũ trang Ukraina và các nhóm dân tộc chủ nghĩa tra tấn và bắn chết các tù binh. Mọi thứ đúng theo hướng dẫn của chuyên gia người Anh! Rốt cuộc, người ta thường nói “cứu cánh biện minh cho phương tiện”, bao gồm cả việc giết người không gớm tay.
Hơn nữa, ít ai ngờ rằng, các chuyên gia Đặc nhiệm Không quân Anh không chỉ huấn luyện các binh sĩ ở Ukraina. Cách đây không lâu, một số tờ báo của Vương quốc Anh rất tự hào đưa tin rằng, "các cựu sĩ quan SAS" đang tham gia vào các hoạt động phá hoại chống lại quân đội Nga. Chúng tôi không biết họ “trước đây” như thế nào, nhưng, rất có thể trong số các “cựu sĩ quan” có những tên tội phạm chiến tranh cách đây vài năm đã tham gia vào các vụ hành quyết dân thường vô tội ở Afghanistan.
Vì thế, dễ hiểu tại sao Bộ Quốc phòng Anh rất tức giận với bộ phim tài liệu này. Họ đã cố gắng ngăn chặn việc chiếu bộ phim này và tấn công các tác giả của cuộc điều tra truyền hình về hành vi tàn bạo của SAS. Các tác giả của bộ phim bị cáo buộc "đặt những nhân viên dũng cảm của Lực lượng vũ trang vào tình thế nguy hiểm - cả trên chiến trường và về danh tiếng". Các quan chức Bộ Quốc phòng thậm chí không nhận thấy rằng, khi bác bỏ những cáo buộc chống lại lực lượng đặc nhiệm Anh, họ xác nhận sự thật về sự hiện diện của SAS trên chiến trường.

Câu hỏi đặt ra là: SAS đang chiến đấu ở đâu, nếu không phải ở Ukraina?

Tuy nhiên, sau khi bộ phim phát hành và xuất hiện thêm lời thú tội của các cựu lính đặc nhiệm, Bộ Quốc phòng Anh đã yêu cầu các tác giả của chương trình tài liệu Panorama cung cấp bằng chứng về tội ác chiến tranh của các quân nhân của họ. Nhưng, không ai nghi ngờ về số phận tương lai của những tài liệu như vậy.
Về vấn đề này, tờ The Guardian đã viết rất đúng trong mục xã luận của mình: "Bất kỳ thủ tướng tử tế nào cũng sẽ mở cuộc điều tra độc lập về những cáo buộc rằng binh lính Anh, đặc biệt là binh lính thuộc các đơn vị tinh nhuệ, đã phạm tội ác chiến tranh. Nhưng, nước Anh có Boris Johnson".
Vậy chúng ta có thể nói về sự tử tế nào ở đây?
Tuy nhiên, ở đây nói không chỉ về Boris Johnson. Năm ngoái, Quốc hội Anh đã thông qua đạo luật miễn trừ trách nhiệm cho quân đội đối với những tội ác gây ra trong các hoạt động chiến đấu ở nước ngoài.
Tờ The Guardian buộc phải thừa nhận: "Ngay cả Công đảng Anh đã làm chưa đủ để chống lại đạo luật này. <...> Vương quốc Anh miễn cưỡng truy tố quân nhân của chính mình. Điều này cho thấy rằng, chính phủ Anh quá xem thường tính mạng của người nước ngoài".
Những lời này cũng nên được lan truyền ở Ukraina. Cuối cùng Ukraina nên hiểu rằng, thành ngữ "cuộc chiến với Nga đến người Ukraina cuối cùng" không chỉ là một hình thức của diễn thuyết. Khi chính quyền London che chở cho những tên tội phạm chiến tranh của mình, họ đưa ra sự tha thứ cho bất kỳ hành động tàn bạo nào trong tương lai. Bao gồm cả cho lính đặc nhiệm SAS, những người mà theo báo chí Anh, đang hoạt động ở Ukraina.
Điều đáng ngạc nhiên là, khi mô tả chính sách đối ngoại của Vương quốc Anh, các quan chức London ngày càng thường xuyên sử dụng từ "đạo đức". Bộ trưởng Ngoại giao Liz Truss liên tục sử dụng từ “đạo đức” khi nói về các mục tiêu trong chính sách của London ở Ukraina. Đặc biệt là bây giờ bà Truss tham gia cuộc đua để thay thế ông Boris Johnson cho chiếc ghế thủ tướng và là một trong những ứng cử viên được yêu thích nhất. Nói chung, Liz Truss đang cố gắng thể hiện mình như một "người chiến đấu cho linh hồn của Đảng Tory". Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ nghe rất nhiều về "các nguyên tắc đạo đức trong cuộc đấu tranh vì Nước Anh Toàn cầu".
Quân nhân Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Lính đánh thuê Mỹ nói về việc đặc nhiệm Anh tham gia các trận chiến ở Ukraina
Các nhà tư tưởng học của dự án này do Boris Johnson và Liz Truss đề xuất, biện minh cho chiến lược này bằng các nguyên tắc đạo đức:
"Nước Anh toàn cầu phải biến thành một lực lượng đạo đức: các quốc gia khác phải biết lập trường của Anh trong các vấn đề quốc tế và sẽ buộc phải làm theo tấm gương của Anh - cả vì nước Anh muốn như vậy cũng như vì ý chí tự do của họ".
Và nếu họ không muốn, thì các chiến binh SAS luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tiếp theo - để tăng thêm niềm tin của những người không biết tôn trọng lẽ phải. Và các tội lỗi của họ sẽ được tha thứ. Bởi vì tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật là công việc của họ.
* Tổ chức đang chịu lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc vì các hoạt động khủng bố.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала