Ông Phạm Nhật Vượng đứng sau công ty năng lượng VN đầu tư hơn 173 triệu USD ra nước ngoài?

CC BY-SA 4.0 / Hải Nam / Pham Nhat Vuong (cropped photo)Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2022
Đăng ký
Một công ty năng lượng của Việt Nam được báo cáo đầu tư hơn 173 triệu USD ra nước ngoài sang Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan trong 6 tháng đầu năm 2022 này.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, 6 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài gần 22 tỷ USD.

VinES của ông Phạm Nhật Vượng đầu tư 173 triệu USD ra nước ngoài

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong nửa đầu năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký đầu tư ra nước ngoài 57 dự án mới, với tổng vốn đăng ký trên 300 triệu USD, tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 6 tháng đầu năm nay, có 57 dự án của doanh nghiệp Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt 300,88 triệu USD, tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ 2021.
Đáng chú ý, trong số này, có 5 dự án lớn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, là dự án của Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng VinES của Vingroup, đầu tư sang Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, với tổng vốn đầu tư mỗi dự án hơn 34,68 triệu USD.
Theo tính toán của nhà chức trách, chỉ 5 dự án này đã có tổng vốn đăng ký trên 173 triệu USD.

Vốn từ Vingroup chiếm chủ yếu đầu tư Việt Nam ra nước ngoài

Cục Đầu tư nước ngoài cũng lưu ý, tuy vốn đầu tư tăng mạnh nhưng nếu tính chung, thì nửa đầu năm, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh chỉ đạt trên 345,8 triệu USD, bằng 63,2% với cùng kỳ.
Điều này được lý giải là vì năm nay, chỉ có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm trên 44,9 triệu USD, bằng 11,1% so với cùng kỳ.
Nhà chức trách cho biết, trong 6 tháng năm ngoái, vốn đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh tăng khá lớn, do có dự án của Vingroup tại Hoa Kỳ điều chỉnh tăng 300 triệu USD, dự án Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển cao su Đông Dương tại Campuchia tăng 76 triệu USD và 1 dự án của VinFast tại Đức tăng 32 triệu USD. Theo đó, có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 44,9 triệu USD, giảm 88,9% so với cùng kỳ.
Đợt này, riêng các doanh nghiệp có vốn nhà nước của Việt Nam có 2 lượt dự án điều chỉnh vốn, với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 10,75 triệu USD, chiếm tỷ lệ nhỏ (3,1%) tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 12 ngành. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 9 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư gần 207,2 triệu USD, chiếm 59,9% tổng vốn đầu tư.
Tiếp đó, ngành hoạt động tài chính - ngân hàng, bảo hiểm đứng thứ hai với 4 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư gần 35,34 triệu USD, chiếm 10,2%. Xếp kế tiếp là các ngành khai khoáng, bán buôn, bán lẻ, thông tin và truyền thông.
Xét về địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư Việt Nam đã rót vốn vào 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trong 6 tháng đầu năm 2022. Đứng đầu là Lào với 3 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 65,92 triệu USD, chiếm 19,1% tổng vốn đầu tư.
Xếp thứ hai là Singapore với tổng vốn đầu tư trên 41,1 triệu USD, chiếm gần 11,9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan (các dự án của Vingroup).
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2022
Việt Nam: Tin tức về tỷ phú Phạm Nhật Vượng và biến động cổ phiếu Vingroup
Tính lũy kế tính đến ngày 20/6/2022, Việt Nam đã có 1.569 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư Việt Nam trên 21,56 tỷ USD. Trong đó, có 139 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,6 tỷ USD, chiếm 53,8% tổng vốn đầu tư cả nước.
Thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho thấy, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32,3%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,8%).
Theo đó, các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,8%); Campuchia (13,6%); Venezuela (8,5%).

Ông Phạm Nhật Vượng nắm bao nhiêu cổ phần VinES?

Khi mới thành lập hồi tháng 8/2021, CTCP Giải pháp Năng lượng VINES (VinES) có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng, trong đó, tập đoàn Vingroup nắm 51% vốn tương đương với 510 tỷ đồng.
Đồng thời, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup (nắm 48,5% vốn) và vợ ông Vượng là bà Phạm Thu Hương (nắm 0,5% vốn), theo công bố chính thức khi thành lập VinES.
Tiếp đó, ngày 12/12/2021, tại Hà Tĩnh, Vingroup đã chính thức khởi công Nhà máy Sản xuất Pin VinES tại khu kinh tế Vũng Áng với quy mô giai đoạn 1 là 8ha và tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng.
Theo Vingroup, nhà máy Sản xuất Pin VinES sẽ cung cấp pin Lithium dành cho các dòng xe ô tô điện và bus điện của VinFast.
Theo thông tin khi khởi công dự án, trong giai đoạn 1, nhà máy sẽ được triển khai xây dựng với quy mô 8ha và tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng. Toàn bộ hạ tầng của nhà máy gồm các phân xưởng đúc linh kiện, hàn tổ hợp và đóng gói (pack pin) sẽ được xây dựng nhằm đảm bảo đạt công suất 100.000 pack pin/năm.
Giai đoạn 2 nhà máy sẽ được mở rộng để sản xuất các tế bào pin và nâng cao công suất tới 1 triệu Pack pin/năm.
Ông Phạm Nhật Vượng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2022
Tô Vĩ Hoàn và 9 người tung tin tỷ phú Phạm Nhật Vượng của Vingroup bị cấm xuất cảnh là ai?

“Với mức độ tự động cao trên 80%, đây sẽ là nhà máy sản xuất pin đầu tiên và hiện đại nhất Việt Nam, sử dụng các công nghệ tiên tiến hàng đầu theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu”, - Vingroup nhấn mạnh.

Lãnh đạo Vingroup cũng đánh giá đây là hoạt động quan trọng trong chiến lược tự chủ sản xuất pin của VinFast, đảm bảo nguồn cung đa dạng, đạt chuẩn quốc tế cho từng dòng ô tô điện của hãng xe Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала