Chuyên gia Đức dự đoán thị trường khí đốt châu Âu sẽ sụp đổ

© Sputnik / Ekaterina Solovyova / Chuyển đến kho ảnhKho đường ống để xây dựng tuyến đường ống dẫn khí "Dòng chảy Bắc-2" tại cảng Sassnitz của Đức.
Kho đường ống để xây dựng tuyến  đường ống dẫn khí Dòng chảy Bắc-2 tại cảng Sassnitz của Đức. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.07.2022
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Michael Hüter, người đứng đầu Viện Kinh tế Đức, dự đoán thị trường khí đốt châu Âu sẽ sụp đổ nếu một số quốc gia của Liên minh châu Âu (EU) từ chối chia sẻ khí đốt với các nước láng giềng do khả năng ngừng nguồn cung cấp từ Nga, Welt am Sonntag cho biết.

“EU phải đảm bảo rằng ngay cả khi nguồn cung cấp từ Nga ngừng, khí đốt vẫn tiếp tục lưu chuyển giữa các quốc gia. Không nên để xảy ra tình trạng các quốc gia riêng lẻ ngừng cung cấp cho các quốc gia láng giềng. Đây là lợi ích của châu Âu và lợi ích của Đức - quốc gia trao đổi khí đốt với tất cả các nước láng giềng”, chuyên gia Michael Hüter nói.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2022
Các cuộc đàm phán hiệu quả về mức trần giá dầu của Nga bên lề G20
Ông Hüter cũng kêu gọi các chuỗi cung ứng của châu Âu không bị gián đoạn.

“Ngay sau khi bắt đầu đại dịch COVID-19, một số quốc gia EU đã đóng cửa biên giới, ảnh hưởng lớn đến việc vận chuyển hàng hóa và vật tư sang EU. Điều này sẽ không xảy ra một lần nữa nếu nguồn cung cấp khí đốt bị cắt" - ông giải thích.

Theo ông Hüter, nếu các nước trong Liên minh châu Âu "chỉ nghĩ đến mình", thì việc ngừng hoạt động của ngành công nghiệp khí đốt sẽ trở thành điều không thể tránh khỏi.
Tiền giấy đô la và nhân dân tệ trên bàn cờ - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2022
Chính quyền Trung Quốc nói về đàm phán với Hoa Kỳ về giá dầu của Nga

“Sự sụp đổ của thị trường khí đốt châu Âu có nguy cơ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các công ty và người tiêu dùng" - ông Hüter kết luận.

Các biện pháp trừng phạt chống Nga

Sau khi bắt đầu hoạt động đặc biệt của quân đội Nga nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Moskva.
Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga và kêu gọi từ bỏ năng lượng Nga. Tất cả những điều này đã trở thành vấn đề đối với Mỹ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала