TP.HCM: Người dân đang tiếp tục bị đầu độc như thế nào?

© Ảnh : N.TRÍThanh tra Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM lấy mẫu thực phẩm tại chợ Bình Tây để kiểm nghiệm chất lượng
Thanh tra Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM lấy mẫu thực phẩm tại chợ Bình Tây để kiểm nghiệm chất lượng - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.07.2022
Đăng ký
Bản quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho biết, gần 50% số mẫu rau quả, trái cây ở các chợ đầu mối xét nghiệm đều có dư lượng hóa chất, thậm chí là cả những mẫu trong chuỗi thực phẩm dán mác “An toàn”.
Thủy hải sản nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, adimi hay chứa các hoạt chất kháng sinh không đảm bảo an toàn.
Người dân Sài Gòn, hay quy rộng ra là trên khắp đất nước, đều lo cho sức khỏe của chính mình vì họ đang tiếp tục bị đầu độc từng ngày bằng những chất độc vô hình mà chỉ khi cơ quan chức năng vào cuộc, dư luận mới ồ ra vỡ lẽ.

Những con số “gây sốc”

Theo báo cáo tổng kết 6 năm thí điểm thành lập, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho biết đã lấy 2140 mẫu các sản phẩm tham gia “Chuỗi thực phẩm an toàn” gửi kiểm tra.
Kết quả kiểm tra công bố “gây sốc” cho người dân. Theo báo Pháp luật TP.HCM dẫn số liệu từ Ban Quản lý an toàn thực phẩm cho thấy, đã ghi nhận có 7 mẫu sản phẩm phát hiện tồn dư trong mức giới hạn, và 14/2140 mẫu tồn dư hóa chất có tên trong danh mục cấm sử dụng.
Đặc biệt, gần 50% số mẫu rau quả, trái cây ở các chợ đầu mối xét nghiệm có dư lượng hóa chất. Hơn 40% mẫu hải sản phát hiện kim loại nặng, trong đó có nhiều mẫu vượt giới hạn cho phép, đặc biệt có sản phẩm phát hiện dư lượng của 7 hoạt chất độc hại.
Nhân viên y tế trong ngày đầu tiên sau khi chính phủ áp đặt hai tuần cách ly ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2022
Đại dịch COVID-19
Lãnh đạo TP.HCM "vừa buồn, vừa hổ thẹn" trước các bác sĩ và nhân viên y tế
Trong đó, đối với mặt hàng rau củ quả, về thuốc trị bệnh được cơ quan chức năng phát hiện hoạt chất carbendazim (trị nấm) trên cải bó xôi, cà chua, cải ngọt, cải thìa, cải xanh, mồng tơi, rau dền, húng cây…
Dư lượng thuốc trừ sâu được phát hiện gồm các hoạt chất permethrine trên cải bó xôi, cải ngọt, cải thảo, cải thìa, rau muống, hoạt chất cypermethrine trên cải dún, cải ngọt, cải xanh củ cải trắng, húng cây, rau muống hạt và hoạt chất imidacloprid trên cải ngọt, cà chua.
Đối mới mặt hàng thủy hải sản, Ban Quản lý An toàn thực phẩm phát hiện các hoạt chất Chloramphenicol và Ciprofloxacin và Enrofloxacin.

“Các sản phẩm thủy sản phát hiện hoạt chất kháng sinh không bảo đảm an toàn tập trung ở khâu nuôi trồng”, - báo cáo nhấn mạnh.

Theo Ban Quản lý, Enrofloxacin, Ciprofloxacin là những thuốc thú y được cho phép dùng trong chăn nuôi, người nuôi trồng thủy sản, sử dụng những kháng sinh trên để phòng trừ bệnh cho thủy sản nuôi nhưng lại gây hại cho người dùng.
Đối với chợ đầu mối, báo cáo của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố cho thấy, qua quá trình kiểm tra sản phẩm rau, quả, trái cây tại 3 chợ đầu mối ở TP.HCM, đã phát hiện tỷ lệ sản phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật “khá cao”.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2022
Sau vụ Thủ Thiêm, TP.HCM có thể cho đấu giá thêm đất dọc vành đai 3
Cụ thể, kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm rau quả phát hiện cùng lúc tồn dư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của nhiều hoạt chất (16 mẫu), trong đó có sản phẩm phát hiện đến 7 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật. Tiếp đó, nhà chức trách phát hiện 271/570 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 198 mẫu nằm trong mức giới hạn cho phép và 58 mẫu tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nằm ngoài danh mục được phép sử dụng, 20 mẫu vượt mức giới hạn cho phép.
Các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được phát hiện chủ yếu gồm thuốc trừ bệnh (Hoạt chất Carbendazim (58 mẫu), Difenoconazole (37 mẫu), Tebuconazole (25 mẫu), Propiconazole (16 mẫu) và thuốc trừ sâu (Hoạt chất Permethrine (78 mẫu), Cypermethrine (65 mẫu), Chlorpyrifos (63 mẫu), Imidacloprid (37 mẫu) được nêu trong báo cáo của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố.

Không thể để người dân tiếp tục bị đầu độc

Nhận định về kết quả kiểm tra của Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin với Tuổi Trẻ rằng, những hoạt chất được phát hiện như carbendazim (trị nấm), hoạt chất permethrine (thuốc trừ sâu), hoạt chất cypermethrine, hoạt chất imidacloprid, hoạt chất chloramphenicol, ciprofloxacin và enrofloxacin đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người dân khi sử dụng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh phân tích, chẳng hạn, hoạt chất ciprofloxacin có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau dạ dày, xét nghiệm chức năng gan bất thường, triệu chứng vàng da, vàng mắt.

“Tuy nhiên, tình trạng nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật, cũng như mức độ độc hại còn tùy theo loại hóa chất và liều lượng dùng ít hay nhiều và thời gian cách ly dài hay ngắn”, - chuyên gia lưu ý.

Phó Chủ tịch Liên chi hội dinh dưỡng và thực phẩm TP.HCM Phạm Thế Đồng, cũng nhấn mạnh rằng, hoạt chất carbendazim (trị nấm), permethrine (thuốc trừ sâu) được sử dụng nhiều trong trồng trọt và bảo quản các loại hạt.
Một người bán hàng rong đi ngang qua khu chung cư chật hẹp nhà ống ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
TP.HCM tạo điều kiện để người lao động thu nhập thấp vẫn mua được nhà

“Đặc biệt, thuốc trừ sâu thường bám dính lâu trên lá, thân nên khó bị rửa trôi. Người sử dụng rau, củ, quả nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt tỉ lệ cho phép có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư”, - ông Đồng lưu ý.

Với kháng sinh như ciprofloxacin, enrofloxacin... các chất này chủ yếu giúp phòng trị bệnh vật nuôi, tăng năng suất. Từ lâu nhiều quốc gia đã cấm tuyệt đối trong chăn nuôi, vì ăn thực phẩm có kháng sinh khiến cơ thể lờn thuốc, phát sinh chủng vi khuẩn mới, gây bệnh mới.
Riêng với nhóm kim loại nặng trong hải sản thường do môi trường nước, đất và phổ biến nhất là chì, thủy ngân, adimi, theo ông Đồng, đây là những chất độc, nếu tích tụ lâu dài trong cơ thể gây rối loạn chuyển hóa, thay thế chất khoáng cơ thể cần, suy giảm chức năng gan, thận.

Kiểm tra thường xuyên và công khai toàn bộ

Theo TS. Lê Văn Giang, nguyên Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), những thông tin thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm cần tiến hành định kỳ, thường xuyên và công khai để cảnh báo người dân nâng cao nhận thức về vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay.
TS. Giang thẳng thắn chỉ ra rằng, nếu chỉ kiểm tra theo xác suất như hiện nay thì kết quả mà Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM công bố cũng chỉ là tương đối chứ chưa phản ánh đúng thực tế tình trạng an toàn thực phẩm.
Trong khi đó, chuyên gia nông nghiệp PGS.TS Vũ Trọng Khải, thành phố Hồ Chí Minh cần tăng cường khâu liên kết, kiểm tra từ gốc. Theo đó, TP,HCM nên đẩy mạnh kết hợp với các tỉnh có nguồn cung thực phẩm lớn như Đồng Nai, Lâm Đồng, Tiền Giang... để triển khai các chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn, hữu cơ với quy mô lớn hơn thông qua ký kết với doanh nghiệp, hợp tác xã và đưa thẳng hàng hóa đến nơi tiêu thụ, thay vì vào chợ. Đồng thời, cần xem lại quy trình hoạt động tại chợ đầu mối để cải thiện chất lượng hàng hóa. PGS.TS Vũ Trọng Khải, không hẳn là cái "chợ" theo nghĩa đen, mà chợ đầu mối có thể xem xét mở thêm kênh trung chuyển hàng chất lượng, có thương hiệu.
Kỷ luật - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2022
Thành uỷ TP.HCM khai trừ khỏi Đảng hàng loạt cán bộ

“Ở đó hàng hóa được mua bán thông qua các chứng nhận, thậm chí được tổ chức đấu giá để cải thiện chất lượng, giá trị”, - chuyên gia khuyến nghị.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, người dân nên lưu ý những triệu chứng khi ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật như: buồn nôn, nôn nhiều ra thức ăn. Sẽ tiêu chảy dữ dội: gặp khi ngộ độc phospho hữu cơ, nereistoxin và tiêu chảy ra máu tươi gặp trong ngộ độc pereistoxin
Chuyên gia y tế cũng lưu ý có thể xuất hiện các biểu hiện về thần kinh như lơ mơ, hôn mê, co giật, liệt cơ, thậm chí là tụt huyết áp, suy hô hấp thường gặp trong các ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật nặng.
Do đó, BS. Nguyên cho rằng để hạn chế tình trạng ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật, người dân cần không lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt, thu hái đúng thời gian cách ly sau phun thuốc (bình quân 20 - 25 ngày trở lên).
Chụp từ phim Thành phố tội ác 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2022
Tả sai về Công an và TP.HCM, Thành phố tội ác 2 của Ma Dong Seok bị cấm chiếu ở Việt Nam
Đồng thời, người sản xuất nông nghiệp lưu ý chỉ sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật trong danh mục, có hiệu quả cao đối với sinh vật gây hại nhưng ít độc đối với người và động vật.
Một chuyên gia nông nghiệp cũng nhấn mạnh rằng, dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nỗ lực loại bỏ các chất độc hại như carbendazim, paraquat, 2,4D, tuy nhiên, tình trạng nhập lậu còn phổ biến, quản lý kinh doanh phụ gia chưa triệt để. Vị này khuyến nghị, ngoài ý thức người sản xuất, thương lái, việc quản lý trong kinh doanh, nhập khẩu thuốc vẫn còn nhiều lỏng lẻo, chưa quyết liệt.

“Không thể bắt người tiêu dùng phải "thông minh" mãi được, đây là trách nhiệm của cơ quan đầu ngành, phải nhanh chóng loại bỏ nhiều hơn nữa các chất độc được phép sử dụng trong sản xuất”, - chuyên gia thẳng thắn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала