Chưa có văn bản nào công nhận giới tính thứ ba tại Việt Nam

© AP Photo / Anja NiedringhausLogo của Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva
Logo của Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Nga sẽ kêu gọi rời khỏi WHO nếu tổ chức này công nhận giới tính thứ ba. Trong khi tại Việt Nam, pháp luật hiện vẫn chưa có một văn bản nào ghi cụ thể là “công nhận giới tính khác” ngoài hai giới tính là nam và nữ.

Phản ứng của xã hội

Mới đây, một số phương tiện truyền thông dẫn nguồn từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa tin, Tổ chức này đã ban hành sổ tay hướng dẫn mới, trong đó nêu rõ giới tính của một người không giới hạn nam và nữ.
Tại Việt Nam, xét về góc độ pháp lý Luật sư Phan Kế Hiền, Giám đốc công ty Luật Bảo Tín, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội chia sẻ với Sputnik:
“Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản nào ghi cụ thể là “công nhận giới tính khác” ngoài hai giới tính là nam và nữ. Nhưng pháp luật Việt Nam cũng không hề có quy định là “không công nhận giới tính khác”.
© Ảnh : LS. Phan Kế HiềnLuật sư Phan Kế Hiền, Giám đốc công ty Luật Bảo Tín, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
Luật sư Phan Kế Hiền, Giám đốc công ty Luật Bảo Tín, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2022
Luật sư Phan Kế Hiền, Giám đốc công ty Luật Bảo Tín, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
Như vậy, có thể nói về việc công nhận một người có thể có giới tính khác giới tính nam và nữ, hiện pháp luật Việt Nam không được quy định một cách cụ thể.
LS. Hiền nói thêm, nhà nước chưa có quy định rõ, ngoài hai giới tính hiện nay (giới tính nam và giới tính nữ) được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như trong các văn bản hành chính nhà nước, các biểu mẫu thì có công nhận giới tính thứ ba nào khác không.
Nhưng căn cứ theo các quy định của Hiến pháp và các quy định khác của pháp luật thì pháp luật Việt Nam hiện nay gần như không hạn chế quyền của những người có giới tính khác giới tính nam và nữ.
© Depositphotos.com / Karenr Một dấu hiệu biểu thị một người phụ nữ, một người đàn ông và một người chuyển giới
Một dấu hiệu biểu thị một người phụ nữ, một người đàn ông và một người chuyển giới - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2022
Một dấu hiệu biểu thị một người phụ nữ, một người đàn ông và một người chuyển giới
Trong khi đó, nói với Sputnik đại diện Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường iSEE cho biết đến nay vẫn chưa có khảo sát và nhận định xã hội Việt Nam về vấn đề này, bởi theo thông tin của Viện này, WHO đang trong giai đoạn thảo luận và hoàn thiện hướng dẫn mới, thực tế chưa đưa ra văn bản chính thức.
Và trước câu hỏi, việc dần chấp nhận và công nhận giới tính thứ ba có thể ảnh hưởng như thế nào đến luật pháp của Việt Nam, LS Phan Kế Hiền cũng phân tích thêm với Sputnik:
“Việc công nhận giới tính thứ 3 sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới các quy định của pháp luật, sự phù hợp giữa pháp luật trong nước với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, nhất là liên quan đến pháp luật về hôn nhân và gia đình, hộ tịch”.
Ví dụ, liên quan đến việc công nhận hôn nhân đồng giới được quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có thể phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định mới của pháp luật. Theo đó cũng kéo theo một loạt các quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng, nuôi con nuôi, các quy định của pháp luật về hộ tịch, các biểu mẫu hành chính…
Tuy nhiên, các quy định của pháp luật cần thay đổi khi công nhận giới tính thứ ba hầu hết chỉ mang tính chất kỹ thuật, bởi các quy định của pháp luật hiện nay có thể được vận dụng để áp dụng cho trường hợp này mà không có gì quá khó khăn. Việc này, cần sự nghiên cứu cụ thể để có thể sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành hoặc ban hành mới sao cho phù hợp.
Tòa nhà trụ sở của Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2022
Ở Nga kêu gọi rời khỏi WHO nếu tổ chức này công nhận giới tính thứ ba

Nguyên nhân do đâu?

Nói về nguyên nhân, LS Hiền cũng nhận định, có thể trước đây do tập quán, lối sống, văn hóa, tôn giáo, nhất là quan niệm trong hôn nhân… khi cái “cũ” “va” phải những “điều mới mẻ” nên cũng không tránh khỏi việc khó chấp nhận một thực tế đã và đang tồn tại từ lâu.
Bên cạnh đó, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường nhấn mạnh rằng, không thể phủ nhận trong thực tế vẫn còn tồn tại những định kiến và kỳ thị với người có giới tính thứ ba trên nhiều khía cạnh. Bởi vậy, đại diện Viện iSEE bày tỏ khi nói về triển vọng chấp nhận giới tính thứ ba cũng cần đi vào cụ thể từng vấn đề.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала