Indonesia trước ngưỡng mua tên lửa Ấn-Nga BrahMos

© AFP 2023 / RaveendranTên lửa BrahMos
Tên lửa BrahMos  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2022
Đăng ký
Nếu thương vụ này diễn ra thành công, New Delhi sẽ củng cố vị thế là đối tác thứ hai trong khu vực sau Nga trên bình diện mua sắm tên lửa siêu thanh, như The Diplomat nhận xét.
Theo truyền thông Ấn Độ thông báo, Indonesia có thể sớm trở thành quốc gia Đông Nam Á thứ hai đặt mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, sản phẩm liên doanh của Ấn Độ và Nga. Ngày 19 tháng 7, báo điện tử Ấn Độ FinancialExpress.com đưa tin Indonesia đang trong giai đoạn đàm phán kết luận việc đặt mua phiên bản vũ khí ven biển chống hạm thuộc hệ thống BrahMos.
«Các cuộc thương lượng với Indonesia đang ở giai đoạn tiến triển để xuất khẩu tên lửa hành trình siêu thanh Ấn-Nga BrahMos. Giao kèo lẽ ra đã được ký kết sớm hơn, nhưng do các vấn đề nội bộ của đất nước này, thỏa thuận dự kiến ​​sẽ hoàn tất vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau», - báo dẫn nguồn tin riêng cho biết.

Khả năng của tên lửa đã được ghi nhận ở Đông Nam Á

Là sản phẩm của liên doanh Ấn-Nga BrahMos Aerospace thành lập ở Ấn Độ vào năm 1998, BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh nhanh nhất thế giới. Tên lửa này có thể được phóng từ tàu ngầm, tàu nổi, máy bay hoặc từ các nền tảng trên đất liền và bay với tốc độ nhanh gần gấp ba lần tốc độ âm thanh, khiến nó gần như không thể thành mục tiêu với bất kỳ phương tiện chống tên lửa.
Những thế mạnh này đã khiến tên lửa BrahMos trở nên rất hấp dẫn đối với các nước Đông Nam Á đang cố gắng bảo vệ các chủ thể trên biển rộng lớn và phân tán, đặc biệt là trước đà xâm nhập của Trung Quốc, - tờ The Diplomat nhận xét. Tháng 1 năm nay, Philippines đã chính thức ký hợp đồng trị giá 374 triệu USD để mua hệ thống vũ khí BrahMos, nhằm tăng cường khả năng của hải quân nước này trong việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.06.2022
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ thăm Việt Nam, tên lửa BrahMos có “về tay” Hà Nội?
Trong khi quân đội Philippines chọn phương án tên lửa chống hạm đặt tại căn cứ trên bờ, thì theo các thông báo, Indonesia dường như hy vọng bố trí tên lửa này trên các tàu chiến của mình. Theo dữ liệu của FinancialExpress.com, nhóm chuyên gia của tập đoàn BrahMos đã đến thăm nhà máy đóng tàu của Indonesia để nghiên cứu khả năng lắp đặt tên lửa.

Ấn Độ tăng cường quan hệ với Indonesia

Nếu thương vụ được thực hiện theo đúng lộ trình mà giới truyền thông Ấn Độ loan báo, thì đây sẽ là biện pháp cấp xung lực kích thích dành cho chính sách hướng Đông của New Delhi, củng cố làm sâu sắc hơn các liên hệ kinh tế và chiến lược với Đông Nam Á. Mặt khác, việc lần thứ hai bán BrahMos cho khu vực này sẽ củng cố vị thế của Ấn Độ với tư cách là cầu thủ lớn thứ hai trong khu vực sau Nga về phương diện tên lửa siêu thanh.
Indonesia đã xác nhận mối quan tâm của họ trong việc mua lại hệ thống Ấn-Nga kể từ ít nhất là năm 2018. Thương vụ này cũng sẽ củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa New Delhi và Jakarta, dựa trên sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải và quốc phòng. Đều là những mỏ neo chính của vùng biển châu Á, hai nước chia sẻ mối quan ngại trước sức mạnh ngày càng lớn và sự bành trướng hung hăng của Trung Quốc, cũng như đều cam kết duy trì chính sách đối ngoại độc lập.
BrahMos - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2022
“Ấn Độ sẵn sàng chuyển giao tên lửa BrahMos cho Việt Nam”
Không khó để nhận thấy ưu thế lợi ích đối với Indonesia từ việc mua sắm hệ thống vũ khí tiên tiến và hùng mạnh này. Mặc dù từ ​​năm 2011 hải quân nước này đã vận hành tên lửa hành trình chống hạm siêu âm «Yakhont» do Nga sản xuất, nhưng việc sở hữu hệ thống BrahMos hiện đại hơn sẽ tăng cường đáng kể năng lực của họ.
Thêm nữa, động thái mua sắm này có thể khiến cả các nước Đông Nam Á khác cũng noi gương Indonesia, sẽ là thêm một dấu hiệu cho thấy làn sóng mua vũ khí đang dậy do sự thúc đẩy từ đà bành trướng của Trung Quốc trên vùng biển khu vực này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала