Mỹ hối thúc chuẩn bị đẩy lùi các cuộc tấn công hạt nhân

CC0 / Pixabay / Vụ nổ hạt nhân trước tượng Nữ thần Tự do ở New York
Vụ nổ hạt nhân trước tượng Nữ thần Tự do ở New York - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Mỹ cần hiện đại hóa chiến lược ngăn chặn để có thể đáp trả đồng thời các cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra từ cả Nga và Trung Quốc, Patty-Jane Geller, chuyên gia phân tích tại Heritage Foundation cho biết hôm thứ Tư.

“Nếu chúng ta có khả năng áp dụng chiến lược của mình chống lại một đối thủ có vũ khí hạt nhân, thì chúng ta cần thay đổi chiến lược đó để có thể làm điều này chống lại hai đối thủ cùng một lúc. Theo tôi, ở đây không nói về việc đẩy lùi cuộc tấn công hạt nhân của Nga và đánh trả. Chúng ta cần đẩy lùi cuộc tấn công, đáp trả Nga, đồng thời duy trì khả năng ngăn chặn Trung Quốc", - bà Geller phát biểu trong một cuộc thảo luận nhóm tại hội nghị chuyên đề thường niên lần thứ 13 về ngăn chặn chiến lược mới bắt đầu ở Nebraska.

Dẫn đoạn trích từ bài phát biểu của người đứng đầu Bộ Chỉ huy Chiến lược Hoa Kỳ, bà Geller nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ ngày nay "thật ra không thể đủ khả năng để ngăn chặn dù chỉ một đối thủ hạt nhân".
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2022
Ngoại trưởng Lavrov nói về nguy cơ thực sự xảy ra chiến tranh hạt nhân
Theo nhà phân tích của Heritage Foundation, nếu Washington không thực hiện bất kỳ biện pháp kiên quyết nào về ngăn chặn hạt nhân, thì việc nước này không hành động sẽ làm suy yếu sự ổn định quốc tế trong lĩnh vực này. Đồng thời, Geller thừa nhận rằng việc Mỹ tăng cường thêm vũ khí hạt nhân có thể gây ra phản ứng từ Moskva và Bắc Kinh, từ đó dẫn đến một cuộc "chạy đua vũ trang" mới.
“Đồng thời, tôi không nghĩ rằng chúng ta nên lo lắng quá nhiều về điều này. Lịch sử dạy chúng ta rằng có những lúc, khi chúng ta ngừng gia tăng và thậm chí giảm số lượng vũ khí hạt nhân của mình, thì đối thủ của chúng ta vẫn tiếp tục tích lũy chúng", - bà nói.

Nga không có kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân

Tổng thống Nga Vladimir Putin, vài ngày sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, đã đặt các lực lượng ngăn chặn chiến lược, bao gồm vũ khí hạt nhân, trong chế độ sẵn sàng chiến đấu đặc biệt. Về việc này, Điện Kremlin tuyên bố rằng Nga không có kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân. Hồi tháng 4, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã phát biểu về những rủi ro "rất đáng kể" của chiến tranh hạt nhân, tuy nhiên quan điểm của Nga về nguyên tắc là không được phép để xảy ra việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала